Hà Nội
23°C / 22-25°C

Để trẻ em Việt Nam được hưởng các quyền cơ bản

Thứ sáu, 11:12 15/11/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Từ chỗ chỉ có 27 thành viên trong Ban Vận động thành lập Hội, chưa có cán bộ chuyên trách, kinh phí, trụ sở hoạt động, đến nay Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã hình thành được cơ quan từ Trung ương tới địa phương với 600 Chi hội, thu hút 19.000 hội viên tự nguyện hoạt động phấn đấu cho mục đích làm cho trẻ em được hưởng các quyền cơ bản.

Để trẻ em Việt Nam được hưởng các quyền cơ bản 1

TS Trần Thị Thanh Thanh thay mặt Hội trao quà Trung thu cho trẻ em vùng sâu, vùng xa. Ảnh: TL

 
Trước thềm Đại hội nhiệm kì II (2013-2018) dự kiến tổ chức vào ngày 17/11, Báo GĐ&XH trân trọng giới thiệu bài viết của TS Trần Thị Thanh Thanh, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em về thành quả sau 5 năm hoạt động và những phương hướng trong thời gian tới để Hội thực sự trở thành tổ chức chuyên nghiệp bảo vệ quyền trẻ em.
 
Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước hiện có 70 Hội (có phạm vi hoạt động trên cả nước) liên quan đến chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa, thể thao, phúc lợi xã hội, bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, chỉ có Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (BVQTE) là hoạt động với mục đích BVQTE.
 
19.000 hội viên tự nguyện

Ra đời vào tháng 4/2008, hoạt động của Hội BVQTE không chỉ hỗ trợ, giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ nhằm chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em thiệt thòi, trẻ em cần bảo vệ đặc biệt mà còn tham gia quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Thông qua các hoạt động như tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng và thực hiện chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em; tham gia tư vấn, phản biện, đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng luật pháp, chính sách, chương trình, kế hoạch liên quan đến quyền trẻ em của nhà nước; tham gia giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách liên quan đến quyền trẻ em và tham gia ngăn chặn các hành vi xâm hại, vi phạm quyền trẻ em.

Từ chỗ chỉ có 27 thành viên trong Ban Vận động thành lập Hội, chưa có cán bộ chuyên trách, kinh phí, trụ sở hoạt động, đến nay đã hình thành được cơ quan Trung ương (bao gồm cơ quan thường trực phía Nam, với 8 cán bộ chuyên trách được hưởng lương, 20 cán bộ bán chuyên trách, cộng tác viên làm tự nguyện không hưởng lương), phát triển cơ sở Hội ở 25 tỉnh, thành, 5 địa phương đã thành lập hội cấp tỉnh, 15 hội cấp huyện, với 600 chi hội thu hút được 19.000 hội viên tự nguyện hoạt động phấn đấu mục đích làm cho trẻ em được hưởng các quyền cơ bản. Tổ chức Hội còn có 5 trung tâm trực thuộc làm dịch vụ hỗ trợ chăm sóc, giáo dục, hòa nhập cộng đồng cho trẻ khuyết tật, tự kỷ, HIV/AIDS.

Hướng đến sự phát triển Hội trở thành tổ chức xã hội chuyên nghiệp về BVQTE, hoạt động có hiệu quả trên phạm vi cả nước, góp phần thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em là một trong những mục tiêu chính của Hội trong chiến lược phát triển tổ chức với tầm nhìn đến năm 2020. Với tầm nhìn đó Ban chấp hành Hội đã xây dựng các chương trình, kế hoạch ngắn hạn và các hoạt động cụ thể.
 
Thành quả nổi bật

Hoạt động nổi bật trong thời gian qua có thể kể đến là: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, thông qua nhiều hình thức như phát tờ rơi, đăng tin bài viết của phóng viên Câu lạc bộ Nhà báo quyền trẻ em, Câu lạc bộ Phóng viên nhỏ… lên trang tin điện tử của Hội (“treemviet.vn”), chương trình truyền hình “Quyền trẻ em”; tổ chức truyền thông hướng về trẻ em các vùng khó khăn, biển đảo, miền núi... nhân các sự kiện Tháng hành động vì trẻ em,Trung thu. Thúc đẩy khuyến khích sự tham gia của trẻ em, bao gồm trẻ chưa thành niên, thông qua các “Nhóm trẻ em nòng cốt” của các xã, phường, “Câu lạc bộ kết nối với trẻ em”. Hiện nay, đã thành lập 20 CLB Phóng viên nhỏ tại các trường và ở một số nhà thiếu nhi, hoạt động sôi nổi, đạt được nhiều kết quả.

Các hoạt động của Hội nhằm vận động chính sách, thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em và tham gia giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách liên quan quyền trẻ em, như: Tổ chức khảo sát, nghiên cứu, Hội thảo... làm cơ sở để tham gia đóng góp ý kiến hơn 10 văn bản pháp quy liên quan quyền trẻ em (Sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Luật Người khuyết tật, Luật Con nuôi, Bộ luật Lao động, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em sửa đổi (2004…); tham gia đề xuất chính sách đối với giáo dục mầm non, tư pháp với trẻ vị thành niên, chế độ nghỉ thai sản; nâng độ tuổi pháp lý của trẻ em lên dưới 18 tuổi... Đặc biệt, Hội tiến hành thí điểm “Mô hình Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền trẻ em” với sự tham gia của 15 luật sư, luật gia, hội thẩm nhân dân của 7 tỉnh (Lào Cai, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, TP HCM, Đồng Nai, Hòa Bình). Các thành viên đã tham gia hướng dẫn cách giải quyết cho gần 200 trường hợp có khó khăn, vướng mắc về pháp luật liên quan vấn đề nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, xác định cha, mẹ cho con...

Các tổ chức đã tín nhiệm đề xuất Hội giữ vai trò đầu mối của Mạng quyền trẻ em (gọi tắt CRnet, có hơn 30 thành viên), làm cầu nối liên kết giữa các tổ chức xã hội làm việc về trẻ em, với các cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em. Hiện nay Hội là thành viên của một số mạng lưới các tổ chức quốc tế và khu vực như: Thành viên Hội đồng phúc lợi xã hội quốc tế (ICSWW), đối tác chính thức thứ 78 của Tổ chức Giáo dục xã hội- tài chính cho trẻ em (Aflatoun), thành viên sáng lập của Liên minh quyền trẻ em châu Á (CRC ASEAN). Ở trong nước, Hội là đồng điều hành của Nhóm làm việc quyền trẻ em (CRWG); có quan hệ hợp tác với 16 tổ chức quốc tế, sứ quán tại Việt Nam, trong đó có đối tác tin cậy như UNICEF, Tổ chức Plan International, Liên minh Cứu trợ trẻ em, Tổ chức Lao động trẻ em quốc tế (ILO), Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Giáo dục xã hội - tài chính cho trẻ em (Aflatoun Hà Lan), Tổ chức hỗ trợ trẻ em của Italia (CIAI), Quỹ Hỗ trợ sáng kiến tư pháp (IFF)… và một số sứ quán: Na Uy, Thụy Điển, Pháp và một số tổ chức Việu kiều tại Na Uy, Mỹ…

Trong nhiệm kì qua, Hội đã vận động nguồn lực đạt 540% so với mục tiêu Đại hội đề ra (mục tiêu vận động 1 tỷ đồng/năm, kết quả vận động được 27 tỷ). Hàng vạn trẻ em đã được hưởng lợi từ các kết quả vận động này thông qua việc tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, học bổng... Những kết quả hoạt động trên tuy còn khiêm tốn nhưng có ý nghĩa lớn lao. Nó khẳng định sự đúng đắn trong việc hoạch định chiến lược phát triển tổ chức của Hội và quan điểm xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em theo tinh thần Chỉ thị  số 20 của Bộ Chính trị về về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”.
 
TS Trần Thị Thanh Thanh
legiangthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 35 phút trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 36 phút trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 4 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Top