Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề án ngoại ngữ quốc gia: Giáo viên chưa đạt chuẩn, làm sao dạy học sinh?

Thứ hai, 15:07 16/12/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, qua 3 năm triển khai Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, một số địa phương có kết quả tốt.

Đề án ngoại ngữ quốc gia: Giáo viên chưa đạt chuẩn, làm sao dạy học sinh? 1

Học ngoại ngữ ở thành phố rất dễ dàng nhưng ở nông thôn, miền núi thì rất khó khăn. Ảnh: N.Hạnh

Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn bởi không phải trường học nào cũng đủ điều kiện để triển khai đồng bộ, nhất là khi 90% số giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn.

Dạy tiếng Anh kèm tiếng… dân tộc

Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” (gọi tắt là Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020) được ban hành theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu tổng quát: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên… Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT sau gần 3 năm triển khai, Đề án đã thu được nhiều kết quả khả quan, thứ hạng về trình độ tiếng Anh của Việt Nam tăng từ bậc 39 lên 28 theo thang điểm quốc tế.

TS Vũ Thị Tú Anh - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Phó trưởng Ban quản lý Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 cho biết, TPHCM là một trong những địa phương có kết quả nổi bật khi thực hiện đề án. Đặc biệt, chương trình tiếng Anh tăng cường tại TPHCM còn đi trước cả Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 gần 10 năm khi được áp dụng từ lớp 1 đến lớp 12 theo hình thức bắt buộc hoặc tự chọn. Cùng với TPHCM, chương trình song ngữ của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng được đánh giá thuộc tốp xuất sắc trong cả nước. Học sinh được học 3 ngôn ngữ là Anh, Pháp, Nhật từ tiểu học. Với học sinh ở thành phố, phụ huynh chọn ngoại ngữ cho con từ lớp 1, còn với học sinh ở nông thôn thì học từ lớp 3.

Tuy nhiên, theo một số địa phương, Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 còn bộc lộ hạn chế. Đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam cho biết, về phía người học, nhất là đối với học sinh ở các vùng nông thôn, miền núi thì việc trang bị các thiết bị phụ trợ cho học ngoại ngữ như máy cassette, đĩa CD… tại các gia đình không khả thi. Sau khi học ở trường, các em không có điều kiện để thực hành những kiến thức mình đã được học. Thứ nữa, hiện vẫn chưa có phần mềm dạy tiếng Anh chuẩn theo mục tiêu của đề án nên đã tạo sức ép rất lớn cho đội ngũ giáo viên trong việc định hướng nội dung giảng dạy.

Theo mục tiêu của đề án, đến năm học 2018 - 2019 có 100% học sinh lớp 3 tham gia, nghĩa là các em được học tiếng Anh theo quy chuẩn mới nhất của Bộ GD&ĐT hiện nay. Tuy nhiên, thực tế việc dạy và học tiếng Anh ở những vùng sâu, vùng xa đang gặp khó khăn khiến nhiều người lo lắng về mục tiêu này. Ông Giàng A Sở, Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Chế Tạo (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái) cho biết, trường của ông đã dạy tiếng Anh cho cấp THCS từ năm 2012. Hiện cả 2 khối tiểu học và THCS chỉ có 1 giáo viên tiếng Anh. Trong khi đó, học sinh vùng sâu vùng xa còn chưa nói sõi tiếng Kinh nên rất khó tiếp cận tiếng Anh. “Đấy là chưa nói đến việc thiếu thiết bị dạy học ngoại ngữ trong nhà trường do thiếu kinh phí đầu tư. Thậm chí, sóng điện thoại ở đây chưa có, làm sao nói đến chuyện các gia đình có băng đĩa tiếng Anh cho học sinh luyện tập cho đạt chuẩn? Giáo viên dạy tiếng Anh ở trường là người địa phương nên cô giáo vừa phải dịch từ tiếng Anh sang tiếng địa phương và ngược lại thì học sinh mới hiểu”, ông Sở chia sẻ.

Có nên phổ cập bắt buộc?

Cùng chung khó khăn trên, ông Nông Đức Viễn, Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nậm Khắt (Yên Bái) cho biết, trường dạy tiếng Anh cho học sinh THCS cách đây 4 năm. Hiện, nhà trường có 257 học sinh nhưng chỉ có 1 giáo viên tiếng Anh. Trung bình, mỗi tuần giáo viên này dạy 3 tiết/lớp. Nếu biên chế thêm 1 giáo viên nữa thì thừa mà chỉ 1 giáo viên như hiện nay lại quá tải.

Theo Ban đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, khi bắt đầu triển khai đề án, kết quả khảo sát trình độ ngoại ngữ của giáo viên tiếng Anh các cấp trên 10 tỉnh, thành cho thấy, có đến 97% giáo viên bậc tiểu học, 93% giáo viên bậc THCS và 98% giáo viên bậc THPT chưa đạt chuẩn năng lực tiếng Anh. Chính vì thế, Ban đề án xác định công việc trọng tâm là tập trung cho công tác bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/9/2013, theo báo cáo của 42 tỉnh, thành, mặc dù có bồi dưỡng nhưng tỉ lệ giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn ngôn ngữ theo quy định vẫn rất cao.

Giáo viên chưa đạt chuẩn, làm sao dạy học sinh đạt chuẩn được? Đó là ý kiến của ông Văn Như Cương (Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh). “Với giáo viên cũ cần đào tạo lại. Còn với giáo viên mới, cần phải được kiểm tra chặt chẽ, nếu không sẽ có nhiều thế hệ học trò được đào tạo ra cũng không đạt chuẩn”, ông Văn Như Cương nói. Ngoài ra, cũng theo ông Văn Như Cương, không nên bắt buộc việc triển khai dạy ngoại ngữ trong trường học một cách phổ cập như hiện nay. Đối với các địa phương vùng sâu vùng xa, nếu bắt buộc phải nói tiếng Anh đúng chuẩn thì e rằng rất khó. Đấy là chưa nói đến việc thiết bị dạy học để giúp hoc sinh nghe, nói còn rất thiếu thốn.
 
Nguyên Hạnh
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng

Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng

Thời sự - 31 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ giảm mưa trời nắng, nhiệt độ trong ngày tăng nhanh. Trong khi Nam Bộ tiếp tục chuỗi ngày nắng nóng kéo dài.

Tin sáng 25/4: Từ 1/7/2024 nhiều lao động có thể được tăng lương 2 lần; 5 nhóm hành vi sẽ bị CSGT Hà Nội xử lý nghiêm dịp nghỉ lễ

Tin sáng 25/4: Từ 1/7/2024 nhiều lao động có thể được tăng lương 2 lần; 5 nhóm hành vi sẽ bị CSGT Hà Nội xử lý nghiêm dịp nghỉ lễ

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Ngoài việc được tăng lương tối thiểu vùng, nhiều lao động có thể được tăng lương thêm do điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo vùng kể từ 1/7; Trong dịp nghỉ lễ, CSGT sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm...

CSGT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm 5 nhóm hành vi vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

CSGT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm 5 nhóm hành vi vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Đời sống - 1 giờ trước

Trong dịp nghỉ lễ, CSGT sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm gồm nồng độ cồn, ma túy, chở hàng quá tải trọng, chạy quá tốc độ, vi phạm về làn đường, sử dụng giấy tờ giả.

Xe máy lao như tên bắn ở làn 120km/h cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xe máy lao như tên bắn ở làn 120km/h cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Thời sự - 1 giờ trước

Camera giám sát ghi lại hình ảnh xe máy phi như tên bắn ở làn 120km/h trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Hiện chưa xác định được người điều khiển phương tiện.

15 thí sinh bị đình chỉ sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN

15 thí sinh bị đình chỉ sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN

Giáo dục - 1 giờ trước

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của năm 2024 (tổ chức trong tháng 3 và 4), đã có 15 thí sinh bị đình chỉ thi vì vi phạm quy chế.

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 11 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 12 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Top