Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu sớm cảnh báo sớm bạn có thể bị ung thư vú

Thứ năm, 14:06 31/12/2015 | Sống khỏe

Dư thừa estrogen có thể góp phần làm suy giảm khả năng sinh sản, gây các bệnh phụ khoa cũng như gia tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư ung thư vú.

Estrogen là một nhóm các hormone, có trách nhiệm cho sự phát triển nữ tính như: phát triển của các mô vú và niêm mạc tử cung. Estrogen giúp cơ thể chuẩn bị cho sự rụng trứng. Tuy nhiên, một số estrogen cũng có liên quan tới tăng nguy cơ ung thư ở phụ nữ, chẳng hạn như ung thư vú.

Dư thừa estrogen, đặc biệt là những estrogen "xấu" lại là một tín hiệu không tốt. Stress; tiêu thụ nhiều caffeine; dùng estrogen tổng hợp trong thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormone; hấp thụ Xeno-estrogen từ sản phẩm làm sạch, chất dẻo và mỹ phẩm... là những nguyên nhân dẫn đến dư thừa estrogen trong cơ thể. 

Dư thừa estrogen có thể góp phần làm suy giảm khả năng sinh sản (dẫn đến vô sinh hoặc sẩy thai lặp đi lặp lại), gây các bệnh phụ khoa (như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung), cũng như gia tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư nhất định như u vú, ung thư vú.

Các triệu chứng phổ biến của sự dư thừa estrogen bao gồm:

- Tăng cân liên tục

- Thường xuyên lo âu

- Các triệu chứng tiền kinh nguyệt của đau vú, mụn trứng cá, khó chịu, mệt mỏi và sương mù não.

Một số dấu hiệu khác bao gồm:

- Giảm ham muốn tình dục

- Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bất thường

- Sưng phù (giữ nước)

- Nhức đầu (đặc biệt là đau đầu trước kì kinh nguyệt)

- Thay đổi tâm trạng (thường dễ bị kích thích và trầm cảm)

- Tay chân lạnh (một triệu chứng của rối loạn chức năng tuyến giáp)

- Rụng tóc

- Rối loạn chức năng tuyến giáp

- Sự trao đổi chất chậm chạp

- Mệt mỏi

- Khó ngủ/mất ngủ

Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng của sự dư thừa estrogen thì nên đi khám để được kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết.

Chị em có thể kiểm soát estrogen thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh nhằm tránh tích tục estrogen trong gan và các thụ thể tế bào. Phương pháp này cũng giúp cải thiện điều kiện sức khỏe, cân bằng nội tiết tố, giữ cân nặng khỏe mạnh...

Một số thực phẩm tốt cho việc cân bằng estrogen của bạn bao gồm:

Các loại rau xanh: Các loại rau như bắp cải chính, súp lơ, bông cải xanh, mầm brussel, cải xoăn, rau bina, rau xanh collard... rất giàu chất dinh dưỡng được gọi là indole-3-carbinol (I3C). I3C được chuyển đổi sang diindolymethane (DIM) trong cơ thể, có trách nhiệm giải phóng estrogen dư thừa trong gan. Bạn nên tiêu thụ tối thiểu là 3-4 phần ăn của các loại rau này mỗi tuần.

Cây hương thảo: Thêm loại rau gia vị này vào các loại thịt sẽ có tác dụng làm tăng sự hình thành của estrogen tốt (loại estrogen ít có khả năng gây ung thư). Cây hương thảo còn có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường trí nhớ, tốt cho tâm trạng, ổn định chức năng tuyến giáp, nâng cao khả năng giảm cân, sự trao đổi chất và tăng năng lượng...

Hạt lanh: Thêm 2-4 muỗng canh hạt lanh vào chế độ ăn hàng ngày sẽ thúc đẩy sự trao đổi chất estrogen lành mạnh. Loại hạt này có chứa lignans, giúp loại bỏ estrogen dư thừa khỏi cơ thể. Hạt lanh cũng chứa phytoestrogens có thể kiểm soát và giảm hoạt động của estrogen thừa, tăng cường hoạt động estrogen thiếu hụt - là một phương thuốc hiệu quả cho sức khoẻ phụ nữ. Hạt lanh cũng rất giàu chất béo lành mạnh omega-3 và chất xơ nên có tác dụng chữa viêm và táo bón.

Cá hồi và các loại cá béo khác: Cá hồi và các loại cá béo khác có chứa EPA, một acid béo omega-3, là một loại dầu chống viêm quan trọng. Nó đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị viêm, bệnh tim mạch và điều kiện sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu và ADHD. Nó cũng giúp tăng sự hình thành của estrogen "tốt" trong cơ thể. Thưởng thức 2-3 khẩu phần cá béo mỗi tuần, hoặc bổ sung với một loại dầu cá chất lượng sẽ rất tốt cho bạn.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 1 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Top