Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh thận

Thứ bảy, 09:01 14/09/2019 | Sống khỏe

Bệnh thận là hiện tượng suy giảm chức năng thận khi mà cơ thể bài tiết các chất cặn bã không được triệt để dẫn đến sự tồn đọng chất độc lâu ngày.

Bệnh thận không có biểu hiện rõ ràng nên khó có thể nhận biết. Điều quan trọng khi thận bị suy mà không được chữa trị sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thận có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Điều này rất nguy hiểm vì nó có khả năng gây tử vong. Vì vậy cần phát hiện sớm để có những biện pháp điều trị kịp thời.

Điều gì xảy ra nếu thận bị ảnh hưởng?

Vì thận điều chỉnh một số chức năng vô cùng quan trọng của cơ thể, nên khi thận bị bệnh có thể gây ra rất nhiều vấn đề nan giải. Sự giảm bài tiết và tích tụ các chất thải trong cơ thể dẫn đến buồn nôn và nôn; suy giảm sự hình thành tế bào máu (hồng cầu) dẫn đến mệt mỏi và suy nhược; nồng độ canxi và phốtpho bất thường gây ra các bệnh xương và canxi lắng đọng trong cơ thể; huyết áp tăng dẫn đến bệnh tim; tích tụ nước dẫn đến phù và khó thở.

Nếu thận bị ảnh hưởng lâu dài, mạn tính có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn và mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp và một số bệnh di truyền như thận đa nang.

 Dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh thận - Ảnh 1.

Một số bệnh nhân thận có thể bị đau ở lưng hay sườn nên khi có biểu hiện cần khám luôn.

Nguyên nhân do đâu?

Bệnh thận là bệnh cảnh lâm sàng của rất nhiều hình thái tổn thương thận, do nhiều nguyên nhân gây ra, có khi từ thận như viêm cầu thận, thận hư, thận đa nang... nhưng cũng có khi là biến chứng của bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm độc thận do thuốc...

Vấn đề đặt ra là bệnh thận thường diễn biến âm thầm nên có khi phát hiện được bệnh thì đã ở giai đoạn suy thận và cần phải tiến hành điều trị phức tạp hơn. Vậy dấu hiệu nào có thể nhận biết sớm bệnh thận?

Những dấu hiệu cơ năng sau đây bạn nên cảnh giác:

Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn (tiểu buốt tiểu dắt)... thường gặp trong viêm tiết niệu do sỏi.

Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là Erythropoietin, hormon tạo ra các hồng cầu trong máu mang ôxy tới các tế bào. Khi thận bị suy sẽ dẫn đến thiếu máu nên sự vận chuyển ôxy kém hơn, các cơ và não của bạn mệt đi nhanh chóng.

Phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay. Gặp trong bệnh thận hư, viêm cầu thận cấp, mạn...

Đau lưng: Một số bệnh nhân thận có thể bị đau ở lưng hay sườn, gặp trong bệnh sỏi thận gây giãn đài bể thận hoặc thận đa nang làm cho các nang ứ nước to lên và gây đau.

Ngứa: Khi thận suy, chức năng loại bỏ các chất thải ra khỏi máu kém, sự tích tụ của các chất thải trong máu có thể gây ngứa ở da.

Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu do thận lọc kém dẫn tới tăng urê trong máu (được gọi là chứng urê huyết) khiến hơi thở có mùi và người bệnh cảm giác sợ ăn thịt.

Hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ: Thiếu máu khiến bạn bị hoa mắt chóng mặt và não không được cung cấp đủ ôxy, có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.

Buồn nôn và nôn: Khi urê huyết tăng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

Thở nông: Đó là do phù các màng trong cơ thể, trong đó có phổi và chứng thiếu máu do sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy dẫn tới chứng thở nông.

Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, ngay cả khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Khi có một trong các biểu hiện trên bạn nên đến khám, làm các xét nghiệm cần thiết khác để sớm phát hiện bệnh và điều trị triệt để tránh biến chứng suy thận.

Làm gì để phòng ngừa biến chứng suy thận?

Theo dõi diễn biến của bệnh thận một cách kịp thời; có chế độ ăn uống hợp lý; không uống bia, rượu; không hút thuốc lá; ăn ít thịt, giảm mỡ và tăng cường rau quả; tránh lao động quá nặng nhọc; phòng tăng huyết áp, nếu bị tăng huyết áp phải điều trị và kiểm soát huyết áp; điều trị sỏi tiết niệu và hạn chế muối; đề phòng nhiễm khuẩn tiết niệu và điều trị kịp thời viêm nhiễm tiết niệu.

Để giúp duy trì thận ở trạng thái khỏe mạnh chúng ta cần uống đủ nước (1,5-2 lít/ngày); tập thể dục thể thao mỗi ngày; tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.

Nếu bị bệnh thận mạn tính vô cùng nguy hiểm, khi tiến tới bệnh thận giai đoạn cuối, thậm chí bạn phải áp dụng các phương pháp như thay thận hoặc chạy thận nhân tạo. Vì vậy hãy giữ cho quả thận luôn khỏe bằng một lối sống lành mạnh.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Sống khỏe - 25 phút trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều đạm gồm thịt, cá, hải sản, sữa, đồ chưa nấu chín hoặc còn tái như rau quả sống, sushi, nem chua... là nhóm thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây ngộ độc trong mùa nắng nóng.

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Chẩn đoán nhanh chóng phì đại tiền liệt tuyến giúp người bệnh được can thiệp điều trị kịp thời, đồng thời áp dụng các bài tập vận động thể chất, xoa bóp để phòng ngừa và ngăn sự tiến triển của bệnh.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 13 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 21 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cùng với việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học thì tập luyện thể dục thể thao có vai trò hết sức quan trọng trong phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tiết lập hạ, khởi đầu của mùa hạ năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 5/5 dương lịch và theo dự báo sẽ có nắng nóng bất thường xảy ra trong mùa hè. Vậy, mỗi người cần chú ý gì trong dưỡng sinh để dự phòng bệnh tật?

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Top