Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu oan sai trong vụ trọng án 23 năm trước ở Hà Nam (2): Mọi bất hạnh dồn lên đôi vai mẹ già, vợ yếu

Thứ tư, 09:37 24/08/2016 | Pháp luật

GiadinhNet - Gần 20 năm chồng xa nhà lên đường làm nghĩa vụ cho Tổ quốc, bà Đỗ Thị Xưởng tảo tần phụng dưỡng cha mẹ già, nuôi dạy các con thơ. Khi chồng xuất ngũ trở về quê nhà thì tai ương bất ngờ ập đến khiến gia đình thêm lần nữa biệt ly. Cuộc xa cách ấy tính tới nay cũng đã gần 1/3 thế kỉ.

Bố bị hại viết hàng nghìn lá đơn kêu oan cho bị cáo Bố bị hại viết hàng nghìn lá đơn kêu oan cho bị cáo

GiadinhNet - Hơn 23 năm trôi qua, phạm nhân Trần Văn Vót (SN 1949, trú tại xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà cũ) vẫn không ngừng gửi đơn đến các cơ quan chức năng kêu oan về tội “giết người”. Vậy hung thủ thực sự là ai? Nhóm PV Báo GĐ&XH đã về địa phương gặp gỡ các nhân chứng nhằm có cái nhìn toàn diện về vụ án này.

Mang tiếng là vợ chồng nhưng số năm mà bà Xưởng và ông Vót đoàn tụ chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Mang tiếng là vợ chồng nhưng số năm mà bà Xưởng và ông Vót đoàn tụ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Nỗi đau của người vợ hiền thục, tảo tần

Trong ngôi nhà nhỏ chốn quê nghèo, đôi mắt đỏ ngầu, bà Đỗ Thị Xưởng (SN 1956, vợ ông Trần Văn Vót) chia sẻ với chúng tôi về cuộc sống đầy biến cố của gia đình.

Cùng sinh ra và lớn lên tại làng Nhân Phúc (xã Phú Phúc) nên ngay từ nhỏ, bà Xưởng và ông Vót đã là đôi bạn thân thiết. Ở độ tuổi trăng rằm, bà Xưởng nổi tiếng khắp vùng bởi vẻ đẹp tinh khôi, tính cách hiền dịu, nết na. Còn ông Vót khôi ngô, sức vóc tráng kiệt. Đôi trai tài, gái sắc này đã sớm nảy sinh tình cảm. Tuy nhiên, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông Vót đã tạm gác lại chuyện tình cảm riêng tư để lên đường nhập ngũ. Ở quê nhà, bà Xưởng sắt son giữ trọn lời thề với người mình đã mang lòng thầm yêu trộm nhớ.

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ông Vót trở về quê nhà trong niềm hân hoan chào đón của người thân. Năm 1976, bà Xưởng và ông Vót nên duyên vợ chồng. Nhưng rồi, phút giây gia đình đoàn tụ cũng chẳng kéo dài được lâu. Năm 1978, trong khi bà Xưởng đang mang thai cô con gái đầu lòng, ông Vót lại tái ngũ, lên đường giữ gìn sự bình yên cho vùng biên cương Tổ quốc.

Trong giờ phút biệt ly, bà Xưởng gạt đi giọt nước mắt động viên chồng yên tâm công tác. Năm 1991, ông Vót phục viên. Với nhiều đóng góp to lớn, ông Vót đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì, Nhà nước Lào tặng Huân chương chống Mỹ. Là bệnh binh với thương tích 71%, người quân nhân này nhận được sự tín nhiệm rất cao từ quần chúng địa phương và được bầu làm Bí thư Chi bộ xóm 4 (xã Phú Phúc).

Trong thời gian ngắn ngủi làm Bí thư chi bộ, ông Vót đã đưa ra nhiều sáng kiến giúp cải thiện tình hình kinh tế và an ninh trật tự tại địa phương. Không nói thì ai cũng biết, đằng sau những việc làm ý nghĩa của người quân nhân xuất ngũ này là hình ảnh người vợ tảo tần, là hậu phương vững chắc. Để chồng lo việc công, bà Xưởng không quản ngại khó khăn vất vả, sớm hôm phụng dưỡng cha mẹ già và chăm sóc các con.

Cuộc đời vốn nhiều trắc trở, éo le không ai biết trước được điều gì sẽ xảy đến. Gia đình nhỏ của vợ chồng bà Xưởng cũng vậy. Hạnh phúc, sự đầm ấm trong gia đình nhỏ của vợ chồng con cái bà bỗng chốc sụp đổ bởi “vụ án giết người” xảy ra trong xã. Vụ án ấy đã biến bà Xưởng, một thiếu phụ 36 tuổi (thời điểm năm 1993) mất tất cả. Chồng bị vào vòng lao lý để lại trên vai bà gánh nặng gia đình.

Đó là vào ngày 27/5/1993, khi đó ông Vót đang ở nhà thì nhận được thông báo của chính quyền địa phương mời ra UBND xã Phú Phúc làm việc. Tại đây, người đàn ông này bị cơ quan chức năng bắt giữ vì cho rằng liên quan tới vụ nổ lựu đạn khiến một người chết, 21 người bị thương vào ngày 29/11/1992. Nhận được hung tin, người thân của ông Vót như chết lặng, rụng rời chân tay. Hành trình kiếm tìm công lý đầy gian nan của ông Vót và gia đình bắt đầu từ đây.

“Mẹ sẽ cố sống để chờ ngày con được minh oan”

Cụ Trần Thị Khoái (mẹ đẻ ông Vót) năm nay đã 90 tuổi chỉ mong có ngày được nhìn thấy con trai trở về. Ảnh: X.Thắng
Cụ Trần Thị Khoái (mẹ đẻ ông Vót) năm nay đã 90 tuổi chỉ mong có ngày được nhìn thấy con trai trở về. Ảnh: X.Thắng

Ngồi cạnh cô con dâu có số phận bất hạnh, cụ Trần Thị Khoái (90 tuổi, mẹ ông Vót) chia sẻ: “Gia đình tôi bao đời nay sống hiền lành, có trước, có sau nhưng sao con trai tôi lại phải gánh chịu nỗi oan ức thế này? Giờ đây, điều tôi mong muốn lớn nhất là con trai sớm được minh oan trở về để đoàn tụ cùng gia đình, bù đắp cho vợ con. Trong suốt nửa thế kỉ con trai xa nhà, con dâu tôi và đám nhỏ đã quá khổ cực, tủi nhục rồi”.

Vừa lấy tay quệt nước mắt chảy tràn trên khuôn mặt nhăn nheo vì thời gian, vì nỗi đau, người mẹ 90 tuổi này kể lại hành trình đi kêu oan cho con trai suốt hơn 20 năm qua trong những tiếng nấc nghẹn. Cụ Khoái kể rằng, đến nay cụ đã có hàng nghìn ngày đi kêu oan cho con. Những lần bà Xưởng bán được ít thóc, con gà, hai mẹ con cụ Khoái lại dìu dắt nhau lên Hà Nội tìm đến các cơ quan Trung ương kêu oan cho con, cho chồng. Nhiều lần do phải ở lại lâu, tiền hai mẹ con mang theo đã hết, bà Xưởng nhường phần bánh mỳ cuối cùng cho cụ Khoái và chịu cái đói về mình. Nhìn con dâu bước đi liêu xiêu trên vỉa hè Hà Nội, nhiều khi đang đi lại ngồi bệt xuống, cụ Khoái biết cơn đói đang hành hạ con. Khi ấy, nước mắt cụ lại trào dâng, rơi lã chã trên khuôn mặt. Không còn cách nào khác, hai mẹ con cụ Khoái dắt nhau vào các hàng ăn vỉa hè xin đồ ăn để qua cơn đói. “Người dân lao động ở Hà Nội tốt lắm. Nghe hoàn cảnh của mẹ con tôi, nhiều người cho mẹ con tôi ăn, có người tốt bụng còn cho tiền để về quê”, cụ Khoái kể.

Đến giờ, mẹ con cụ Khoái đã trải qua hàng trăm cung bậc cảm xúc, hy vọng rồi lại thất vọng. Cánh cửa ngày trở về cho con, cho chồng của hai người phụ nữ tội nghiệp này vẫn đóng trước mắt họ. Cụ Khoái bảo rằng, giờ sức cụ đã tàn, không còn đứng vững trên đôi chân được nữa, không đi kêu oan cho con được nhưng cụ tin rằng, con trai mình sẽ trở về và nỗi oan khuất sẽ được hóa giải. “Có như vậy thì tôi mới có thể nhắm mắt xuôi tay được”, cụ Khoái nói trong nước mắt.

Cách đây vài năm, cụ Trần Văn Vấn (bố đẻ ông Vót) trước lúc lâm chung đã vô cùng đau đớn vì không thể chờ tới ngày con trai mình được minh oan. Lúc đó cụ ông chỉ biết trăng trối lại với vợ, con dâu và các cháu hãy tiếp tục kiên trì, kêu oan cho ông Vót dù có khó khăn tới chừng nào.

Con thơ nheo nhóc vì cha

Anh Trần Thế Phương (SN 1980, con trai ông Vót) là người hiểu hơn ai hết sự thiếu thốn tình cảm của người cha. Thời điểm bị bắt, ông Vót vừa tròn 44 tuổi, bà Xưởng (36 tuổi), người con lớn nhất là chị Trần Thị Nhâm 15 tuổi, anh Phương 13 tuổi, chị Trần Thị Chi 9 tuổi. Tuổi thơ của chị em anh Phương sống trong đói nghèo. Từ khi ông Vót bị bắt, bà Xưởng đầu tắt mặt tối làm đủ nghề để kiếm miếng cơm phụng dưỡng cha mẹ già và nuôi dạy 3 đứa con nhỏ nheo nhóc đang ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”. Khó khăn, vất vả là vậy nhưng chưa có một giây phút nào bà Xưởng không nghĩ về người chồng.

Khoảng 10 ngày, nửa tháng, dù gia đình có khó khăn đến mấy, bà Xưởng cũng cố chắt bóp, vay mượn thêm tiền anh em họ hàng mua ít đồ ăn ngon, lóc cóc trên chiếc xe đạp cũ mèm vào trại giam thăm chồng. Trong trí nhớ của anh Phương vẫn không sao quên được, hình ảnh mẹ mình cố gắng chắt bóp tiền mua 1-2 lạng thịt, kho thật mặn để mang vào cho bố. Dù rất thèm, đói khát nhưng tuyệt nhiên cả chị em anh Phương không ai đòi mẹ để phần. Khi bà Xưởng vừa ra khỏi nhà, các con lúi húi trộn phần cơm độn ngô, sắn nguội ngắt vào cái nồi vừa nấu thịt ăn ngấu nghiến. Cũng vì kinh tế gia đình quá khó khăn nên chị Nhâm và anh Phương phải nghỉ học giữa chừng, duy chỉ có chị Trần Thị Chi được học hết cấp 3 rồi học tiếp lên cao đẳng. Giờ chị Chi là một cô giáo mầm non và là niềm hy vọng hiếm hoi của cả gia đình.

Trước khi chia tay, cụ Khoái lập cập bước theo nắm chặt tay chúng tôi như gửi gắm niềm hy vọng. Trong khóe mắt của cụ chứa chan bao nỗi niềm. Cụ bảo, mong muốn lớn nhất của mình là con trai được minh oan, trở về đoàn tụ cùng gia đình. Có như vậy, cụ có “nhắm mắt” cũng cảm thấy an lòng.

Có mặt trong buổi tiếp xúc với PV Báo GĐ&XH là rất đông bà con làng Nhân Phúc. Bà Huệ, một người dân địa phương nói: “Có lẽ, chẳng có nỗi đau nào bằng việc phải ngồi tù vì một chuyện mình chẳng gây ra. Trong suốt 23 năm qua, ông Vót không ngừng viết đơn kêu oan cho mình. Ngay cả anh Trần Ngọc Thanh, dù đã được ra tù vẫn kiên trì đi kiếm tìm cho mình 2 tiếng “trong sạch”. Khi nghe tin các cơ quan ban, ngành tư pháp Trung ương đang xem xét lại vụ án trên, người dân làng Nhân Phúc nói riêng và dư luận nói chung vô cùng phấn khởi. Mong rằng vụ án sẽ sớm được làm sáng tỏ”.

(Còn nữa)

T.Khang – X.Thắng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 56 phút trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 1 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 6 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Pháp luật - 6 giờ trước

Trong ngày cưới, chú rể Phùng Văn Chung (quê huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cùng nhóm mua ma túy về tổ chức sử dụng.

Gã đàn ông lang thang giết người vì bị đánh

Gã đàn ông lang thang giết người vì bị đánh

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị đánh, Giang đem lòng ấm ức và ra tay sát hại người này

Giả danh Trung tướng công an lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Giả danh Trung tướng công an lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Lê Văn Sự tự "khoe" với nhiều người rằng, bản thân có nguồn tiền lớn muốn chuyển từ nước ngoài về và cần tài khoản ngân hàng ở Việt Nam để nhận. Nếu giao dịch thành công chủ tài khoản hưởng 0,5% hoa hồng...

Top