Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đào tạo lái xe cho người khuyết tật: Vì sao lái tốt vẫn không được cấp bằng?

Thứ bảy, 09:00 17/06/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Mấu chốt của việc chậm trễ này do việc đào tạo cấp bằng lái xe cho người khuyết tật cần phải có kinh phí lớn để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị riêng tại các trung tâm sát hạch. Trong khi đó, việc kêu gọi đầu tư đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết quả.

Học thực hành tại một trung tâm đào tạo lái xe ở Hà Nội. Ảnh: N.T
Học thực hành tại một trung tâm đào tạo lái xe ở Hà Nội. Ảnh: N.T

Sức khỏe tốt, lái xe tốt không được cấp bằng

Theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, hiện nay việc người khuyết tật điều khiển xe máy được cải tiến thành ba bánh và lái ô tô không phải là hiện tượng cá biệt. Hầu hết họ không được cấp giấy phép lái xe và tất nhiên họ đang vi phạm pháp luật khi điều khiển phương tiện giao thông.

Vấn đề này từng gây tranh cãi trong giới chuyên gia, thậm chí các hội Hội Người khuyết tật các tỉnh còn gửi thư phản ánh tại sao nhiều người khuyết tật sức khỏe rất tốt, lái xe chưa hề gây tai nạn nhưng lại không đủ tiêu chuẩn để được cấp giấy phép lái xe (GPLX)?.

Anh Lê Văn Thanh (32 tuổi trú tại Hoài Đức – Hà Nội) tâm sự, anh bị khuyết tật bên chân trái nhưng thuộc diện nhẹ khi hai chân có kích thước không bằng nhau. Sau quá trình nỗ lực phấn đấu của bản thân, gia đình anh đã có một cơ sở kinh doanh buôn bán và mua được ô tô riêng để tiện đi lại. Thế nhưng, mỗi khi lái ô tô ra đường mà thấy bóng dáng CSGT là anh sợ, tìm cách né tránh vì không có bằng lái.

“Tai nạn giao thông thường do ý thức của người tham gia giao thông là chính. Việc nới quy định đào tạo, sát hạch và cấp GPLX cho người khuyết tật sẽ tạo điều kiện cho rất nhiều người khuyết tật như chúng tôi được tham gia vào các hoạt động bình thường của xã hội, có cơ hội để thay đổi cuộc sống theo hướng tốt hơn”, anh Thanh bày tỏ.

Trước vấn đề trên, Bộ Giao thông Vận tải đã soạn thảo Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch cấp GPLX cho người khuyết tật và có hiệu lực từ ngày 1/6/2017. Tại Khoản 2, Điều 43 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT nêu rõ: “Đào tạo để cấp GPLX hạng B1 số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo”.

Theo Thông tư này, người khuyết tật muốn được tham gia đào tạo, cấp bằng lái xe hạng B1 phải đáp ứng đủ các điều kiện về sức khỏe theo quy định tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT của Bộ GTVT và Bộ Y tế ban hành năm 2015.

Cụ thể, những người bị chứng: Rối loạn tâm thần (chữa khỏi chưa quá 6 tháng hoặc mạn tính), động kinh, rối loạn cảm giác sâu; suy tim, có chứng khó thở từ độ III trở lên; song thị, hoặc mù 3 màu (vàng, đỏ, xanh lá); liệt vận động từ 2 chi trở lên, hoặc mất một bàn tay (chân) trong khi có một chi khác không toàn vẹn hoặc giảm chức năng... sẽ không đủ điều kiện học, thi lấy GPLX.

Ông Lê Tuấn Đồng, Trưởng phòng Phục hồi chức năng - giám định, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh rằng, quy định người khuyết tật được đào tạo và tham gia sát hạch GPLX hạng B1 là để bảo đảm quyền lợi cho mọi công dân.

Bộ Y tế, Bộ GTVT cùng các đơn vị liên quan đã nghiên cứu, tham khảo Luật Người khuyết tật, Công ước quốc tế, cũng như các tiêu chuẩn sức khỏe lái xe của một số nước trên thế giới và trong khu vực... để có tiêu chuẩn rõ ràng, phù hợp.

Trước lo ngại về việc cơ sở khám chữa bệnh bỏ qua hoặc “nương nhẹ” với tình trạng bệnh lý để người học lái xe có thể “lọt” qua vòng kiểm tra sức khỏe, lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết cơ sở y tế cấp chứng nhận về sức khỏe cho người học lái xe phải chịu trách nhiệm về vấn đề này trong quá trình thăm khám.

Việc người khám sức khỏe trước khi đào tạo lái xe phải qua nhiều vòng như vậy nhằm bảo đảm đủ điều kiện về sức khỏe. Trước đây, tờ khám sức khỏe chỉ có 1 trang A4 nhưng nay là 4 trang, trong đó người học lái xe phải tự khai báo tiền sử bệnh của gia đình và bản thân. Thời gian hiệu lực của giấy khám sức khỏe (có ảnh rõ nét) chỉ có giá trị trong vòng 6 tháng.

Khó khăn về kinh phí đầu tư

Theo khảo sát của PV, hiện một số Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe đang gặp lúng túng với quy định mới này. Lý do được đưa ra do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về giáo trình đào tạo, về loại xe đào tạo cho người khuyết tật.

Trong khi đó, mỗi người khuyết tật lại khác nhau, nên các Trung tâm không biết đầu tư xe như thế nào cho phù hợp. Ví dụ đối với người bị khuyết chân phải, trong khi chân ga của ô tô đặt ở bên phải thì đòi hỏi phương tiện phải được lắp bộ chuyển đổi chân ga từ phải.

Chiều 16/6, Đại diện Trung tâm Sát hạch và Đào tạo lái xe Trường Cao đẳng GTVT trung ương III xác nhận, đơn vị này chưa triển khai việc đào tạo và sát hạch bằng lái xe cho người khuyết tật. Theo đó, đến thời điểm này, trường vẫn chưa biết quy định về phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị được thiết kế theo tiêu chuẩn nào để phù hợp với người khuyết tật nên đang chờ hướng dẫn từ Bộ GTVT.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội về vấn đề trên, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, không chỉ các cơ sở đào tạo lái xe ở Hà Nội mới có những phản hồi như trên mà hầu hết các địa phương đều nêu khó khăn trong đào tạo, sát hạch lái xe cho người khuyết tật.

Nhiều Trung tâm gặp khó khăn trong việc đầu tư phương tiện, con người để đào tạo, sát hạch lái xe cho người khuyết tật.

Do vậy, Tổng cục đường bộ Việt Nam đang phối hợp với Sở GTVT Hà Nội kêu gọi tài trợ từ các nhà hảo tâm, các tổ chức phi chính phủ đầu tư phương tiện, con người đủ để thực hiện cấp GPLX cho người khuyết tật thí điểm tại 1-2 cơ sở. Cũng theo chia sẻ của bà Hiền, hiện nay việc kêu gọi đầu tư vẫn chưa có kết quả.

Không đào tạo đại trà

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: “Tới đây, Sở sẽ triển khai đào tạo tập trung tại một số trung tâm trong địa bàn Hà Nội để tránh việc đầu tư đại trà gây lãng phí về trang thiết bị, đội ngũ giáo viên (trong khi nhu cầu của người khuyết tật không lớn)”.

Ông Viện cũng lưu ý, ngoài những quy định về sức khỏe, người khuyết tật đăng ký đào tạo cấp bằng lái xe vẫn phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Thông tư của Bộ GTVT: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam; đủ tuổi, có trình độ văn hóa theo quy định…

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ ở Hà Nội mang vàng đi bán, định chuyển 300 triệu cho kẻ lừa đảo

Người phụ nữ ở Hà Nội mang vàng đi bán, định chuyển 300 triệu cho kẻ lừa đảo

Pháp luật - 28 phút trước

Xác minh theo tin báo của người dân, cơ quan công an phát hiện bà V.T.N. đang bán vàng, định chuyển 300 triệu cho kẻ lừa đảo.

Danh sách hơn 20 trường đã công bố điểm chuẩn đại học bằng xét học bạ THPT 2024

Danh sách hơn 20 trường đã công bố điểm chuẩn đại học bằng xét học bạ THPT 2024

Giáo dục - 30 phút trước

GĐXH - Dưới đây là chi tiết hơn 20 trường đã công bố điểm chuẩn đại học bằng phương thức xét tuyển học bạ THPT năm 2024 mới nhất.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 12/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 12/5/2024

Xã hội - 46 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS Chủ nhật ngày 12/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tổ trưởng tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở tại một huyện có thể nhận mức hỗ trợ gần 5,5 triệu đồng/tháng

Tổ trưởng tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở tại một huyện có thể nhận mức hỗ trợ gần 5,5 triệu đồng/tháng

Pháp luật - 48 phút trước

GĐXH - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến mức hỗ trợ hằng tháng cho thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn từ 3,6 - 4,2 triệu đồng/tháng. Riêng tại huyện Côn Đảo, lực lượng này được hưởng hỗ trợ thêm gần 1,3 triệu đồng/người/tháng.

Người nghi đánh bé gái 8 tuổi dã man là giáo viên mầm non

Người nghi đánh bé gái 8 tuổi dã man là giáo viên mầm non

Pháp luật - 1 giờ trước

Người được cho là đánh đập dã man bé gái 8 tuổi là giáo viên mầm non đang làm việc tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Vụ nữ bác sĩ nội trú thương tích nặng do tấm kính rơi tại quán The Coffee House: Trách nhiệm bồi thường sẽ được giải quyết thế nào?

Vụ nữ bác sĩ nội trú thương tích nặng do tấm kính rơi tại quán The Coffee House: Trách nhiệm bồi thường sẽ được giải quyết thế nào?

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, do tủy ngực bị đụng dập nặng nên bệnh nhân mất cảm giác và khả năng vận động 2 chân, đại tiểu tiện không tự chủ. Khả năng phục hồi là rất khó nhưng cuộc phẫu thuật lần 2 nhằm giúp nữ bác sĩ sau này có thể ngồi và đi xe lăn.

Cảnh say sóng 'dở khóc dở cười' của du khách: Không bước đi nổi, phải ngồi lên xe để người khác... kéo

Cảnh say sóng 'dở khóc dở cười' của du khách: Không bước đi nổi, phải ngồi lên xe để người khác... kéo

Đời sống - 2 giờ trước

Có những chuyến đi du lịch "nhớ đời" bởi những tình huống "dở khóc dở cười", và chuyện say sóng của các du khách dưới đây chính là một điển hình.

Hà Nội: Tài xế taxi bắt du khách Pháp "chuộc" hộ chiếu 500 nghìn đồng

Hà Nội: Tài xế taxi bắt du khách Pháp "chuộc" hộ chiếu 500 nghìn đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

Cặp vợ chồng người nước ngoài vừa rời khỏi xe taxi nhưng để quên hộ chiếu trên xe, tài xế quay lại đưa cho khách và đòi thêm 500 nghìn đồng.


Vị ‘khách’ lạ mặt và hành trình truy tìm tên cướp manh động

Vị ‘khách’ lạ mặt và hành trình truy tìm tên cướp manh động

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Sau tiếng “bốp” khô khốc, chị H ngã vật xuống đất. Trong cơn choáng váng chị H vẫn cảm nhận được bàn tay của gã đàn ông vừa đánh mình đang lục lọi. Biết mình đã gặp kẻ cướp, nhưng chị H chẳng thể làm gì, chị nằm im, bất lực.

Nam nhân viên ngân hàng chuyên xâm nhập tài khoản chiếm đoạt tiền

Nam nhân viên ngân hàng chuyên xâm nhập tài khoản chiếm đoạt tiền

Pháp luật - 3 giờ trước

Truy cập trái phép vào tài khoản của khách rồi chiếm đoạt tiền của nhiều người, nam nhân viên ngân hàng bị bắt giữ

Top