Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xót xa phận con trẻ tật nguyền bởi hôn nhân cận huyết

Thứ sáu, 14:51 03/10/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tôi có may mắn khi vào tập sự và làm việc chính thức tại Báo Gia đình & Xã hội, được lãnh đạo Ban Biên tập Báo phân công theo dõi mảng Dân số.

 

Tác giả bên những đứa trẻ dân tộc Mông Xanh, ở bản Tu Thượng, xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, Lào Cai. Ảnh: T.G
Tác giả bên những đứa trẻ dân tộc Mông Xanh, ở bản Tu Thượng, xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, Lào Cai. Ảnh: T.G

 

Chuyến đi thực địa đầu tiên về vấn đề này của tôi là vào mùa đông năm 2011, ở bản Tu Thượng, xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, Lào Cai. Đây là nơi cư trú duy nhất của đồng bào dân tộc Mông Xanh cư trú. Quãng đường 120km từ trung tâm TP Lào Cai lên bản Tu Thượng hồi đó không có nổi một đoạn đường bằng phẳng. Gió, mưa, rét. Cái lạnh vùng cao sao mà khác lạ, cứ len lỏi qua từng lớp áo, hằn sâu vào da thịt. Đường vào Nậm Xé quanh co, nhiều đoạn cua gấp tay áo. Bên suối sâu, bên núi cao. Mỗi chặng đường lại thêm một khó. Sương mù dày đặc, càng đi càng buốt giá. Có thế, tôi mới biết được nỗi khó khăn của cán bộ y tế, dân số mỗi lần vào bản tuyên truyền, vận động bà con. Tôi cũng hiểu vì sao bà con ngại ngần “ra huyện” khám bệnh và vai trò của những cô đỡ thôn bản, cộng tác viên dân số bám dân, bám làng sao mà lớn lao đến vậy!

Khó khăn về đường sá là một chuyện, từ ngày “làm dân số”, điều  tôi ám ảnh nhất sau mỗi chuyến đi thực tế cơ sở là nhận thức của bà con còn “nghèo nàn”, “hồn nhiên” quá! Biết bao đứa trẻ vô tội tật nguyền - kết quả của những cặp vợ chồng cận huyết – ra đời. Đó là bé trai tên Vàng A Ý, năm đó 4 tuổi, con anh Vàng A Pa và chị Lý Thị Hà (bản Tu Thượng). Tôi ám ảnh bởi gương mặt em khá lanh lợi, nhưng từ khi sinh ra, em không tự đi được bởi hai chân bị teo lại, khẳng khiu chỉ bằng cổ tay, bàn chân trái bị khoèo, chân phải đầu gối bị cong. Cách di chuyển duy nhất của em là lết trên nền đất nhà nham nhở. Mỗi lần ra ngoài, em phải nhờ mẹ bế. Nhà nghèo, cả 5 con người, 3 thế hệ chỉ trông chờ vào 100.000 đồng/tháng tiền trợ cấp tật nguyền của con. Trời lạnh thấu xương, hai anh em Ý phong phanh manh áo, người co lại mỗi khi có cơn gió rít qua khe cửa hẹp. Bố mẹ Ý là hai người con của hai chị em ruột lấy nhau. Sinh con đầu lòng bị như vậy nhưng tuyệt nhiên cả mẹ chồng (đồng thời là bác gái ruột của chị Hà) đều cho rằng: “Đó là do bố nó đi bộ đội dò mìn. Bao nhiêu người ruột rà lấy nhau có vấn đề gì đâu!”(?).

 

Bé Vàng A Ý (bên phải) hậu quả từ cuộc hôn nhân cận huyết.

 

Sau này, khi nhiều lần thực tế tìm hiểu vấn nạn kết hôn cận huyết tại vùng Tây Nguyên hay Tây Bắc, tôi vẫn không thể nào quen nổi với sự “hồn nhiên” đáng thương của bà con nơi đó. Đó là câu chuyện xót xa của chị Cà Thị Ngân, bản Còong, xã Phổng Lăng, huyện Thuận Châu, Sơn La. Khi kể chuyện với tôi bằng tiếng Thái về 3 lần sinh nở trước, các con đều lần lượt “bỏ” chị đi khi vừa chào đời mấy ngày, chị Ngân vẫn còn rùng mình. Bế trên tay đứa con út, chị bảo rằng chị lo không giữ được đứa con này, vì con chị suốt ngày ốm nhanh nhách, không lớn nổi như con người khác. Chị kể, chồng chị là con của anh trai bố chị (tức bác ruột). Vì gia đình cho phép, chị thuận lòng, nên hai người về ở với nhau. Tôi nhớ mãi bàn tay chị nắm chặt cánh tay tôi khi chia tay, rằng chị sợ lắm phải sinh tiếp, chị chỉ muốn bỏ chồng (đồng thời là anh họ của mình) để đi bước nữa, để chị có thể sinh những đứa con bình thường. Giá mà chị Ngân biết sớm hơn hệ quả của kết hôn cận huyết, giá mà bà con đỡ “hồn nhiên”, ngăn cấm con cháu ruột rà đến với nhau thì rất nhiều đứa trẻ vô tội không phải chịu cảnh tật nguyền.

Những quan niệm “hồn nhiên” nhưng ăn sâu vào nếp nghĩ của bà con những vùng đất tôi đã qua, hình ảnh những đứa trẻ tật nguyền sinh ra từ những cặp vợ chồng cận huyết… cứ ám ảnh, quẩn quanh trong tâm trí tôi. Ngành Dân số, Y tế và nhiều ban, ngành khác đã và đang nỗ lực hết mình để truyền thông, giúp bà con hiểu được những hệ lụy của tục kết hôn cận huyết. Tôi tin, rồi một ngày không xa, những ám ảnh của hủ tục đó sẽ chỉ còn là ký ức.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 4 phút trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top