Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vỡ mộng “góp gạo thổi cơm chung”

Thứ sáu, 10:57 02/10/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm nên tình trạng nam nữ công nhân chưa kết hôn nhưng vẫn ăn chung, ngủ chung đang là vấn đề đáng báo động. Không ít người vì thiếu kỹ năng sống, nghe theo lời đường mật của những tên "Sở Khanh” mà dễ dàng nhắm mắt đưa chân theo những mối tình chỉ là lợi dụng để rồi thời gian ngắn sau, những công nhân nữ một mình gánh chịu hậu quả.

 

Tranh minh họa: Internet
Tranh minh họa: Internet

 

“Khách  quen” của cơ sở phá thai chui

Trong một xóm trọ nhỏ không xa Khu công nghiệp  Linh Trung 2 (quận Thủ Đức, TPHCM), nữ công nhân Lê Thị Tuyền nằm dài trong phòng, gương mặt đầy vẻ mệt mỏi. Lý do hơn tuần nay cô gái Hậu Giang này không thể đi làm vì người “góp gạo thổi cơm chung” với cô hơn một năm qua đã bỏ phòng trọ mà đi biệt tăm, biệt tích. Trước đó, Tuyền quen Vũ Trọng Hậu, một thanh niên gốc Long An vốn làm công nhân cùng Khu công nghiệp. Sau hai tháng, họ dọn đến xóm trọ này và thuê phòng chung sống với nhau như vợ chồng.

“Bọn em chỉ nghĩ đơn giản là hai đứa hợp tính nhau, lại thương nhau thì sống cùng sẽ nương tựa, đỡ đần cho nhau trong cảnh xa nhà. Cả em và anh ấy hứa với nhau sẽ dành dụm đủ tiền thì cưới. Mà nói thật, hai đứa sống chung cũng giảm được chi phí sinh hoạt, tiền dành dụm cũng nhiều hơn chút đỉnh...”, Tuyền thực thà chia sẻ lý do cả cô lẫn bạn trai quyết định sống chung.

Thế nhưng,“Sau hơn bốn tháng chung sống, anh ấy đâu còn nhớ lời hứa giữ cho nhau đến ngày cưới. Vậy là em có thai. Em giục anh cưới nhưng anh  nói đời còn nghèo, tiền dành dụm chưa nhiều, sao đủ mà cưới với hỏi, ráng thêm thời gian nữa mới tính tới chuyện cưới xin được. Vậy là em phải kiếm đường xử lý cái thai…”, Tuyền rơi lệ khi nhắc đến chuyện buồn diễn ra lần đầu tiên trong đời con gái.

Cuộc sống lần hồi lại trôi qua, nhưng đắng chát nhất lại là chuyện bỏ thai của Tuyền diễn ra như điệp khúc và đây là lần thứ tư. “Em không chịu nổi nữa, nói lần này em không phá thai nữa và buộc anh ấy phải cưới.Vì vậy mà anh ấy bỏ đi. Chuyện của hai đứa, gia đình đâu có biết gì! Giờ làm sao em dám giữ cái thai này, em đành phải bỏ...”, Tuyền nghẹn lời.

Trầy trật “mẹ đơn thân”

Không “góp gạo thổi cơm chung” một thời gian dài như Tuyền với những dự tính tốt đẹp nhưng bất thành, nữ công nhân Lê Bích Thảo ở Khu công nghiệp Tân Thuận (quận 7, TP HCM) lại “yêu nhầm” một tay chơi chuyên săn “rau sạch” ở Sài Gòn.

Cô gái 19 tuổi (ở Cà Mau) khá xinh xắn và hiều dịu trong những lần tan ca đã lọt vào “tầm ngắm” của một chàng họ Sở. Vậy là cuộc chinh phục diễn ra khá chóng vánh bởi một kẻ dạn dày kinh nghiệm. Sau những lần “rót mật vào tai” của chàng họ Sở về viễn cảnh đổi đời, rũ bỏ đời ca kíp, làm chủ một quán cà phê, cô gái nhẹ dạ đã đồng ý hiến dâng cho gã lừa lọc. Và rồi kịch bản mà “ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu” diễn ra sau đó. Thảo ôm bụng bầu, còn tay họ Sở thì “quất ngựa truy phong!”.

“Lúc đó, em quẫn trí quá, muốn đi phá thai nhưng tới phòng khám thì em lại sợ. Em sợ mang tội giết con. Trong lúc ngồi chờ, em nghĩ: “Sao tội mình dại dột mà con phải gánh, phải chết?”. Em ngồi nghĩ mãi rồi quyết định, khổ sở kiểu gì cũng ráng nuôi con lớn”, Thảo xoa đầu con gái đã gần 2 tuổi, nhớ lại cảnh tượng trước đây mà rơi lệ.

Cô nấc lên khi nhắc lại khoảng thời gian trầy trật thai sản. “Nếu không có ba người chị cùng phòng và dì chủ nhà cưu mang, chắc em không vượt qua nổi. Ở Sài Gòn thứ gì cũng phải có tiền, có cơm ăn là quý, lấy đâu ra sữa này, sữa kia mà uống. Trời thương cho đứa con này biết cảm thông với mẹ, cứ lớn từng ngày. Em chỉ sợ con đau ốm thì khó mà giữ việc làm. Mất việc nữa thì không biết sống ra sao? ”, người mẹ đơn thân chia sẻ.

Kiến thức ít, tổn thương nhiều

Nhiều ngôi chùa tại quận Gò Vấp, quận 7, quận Thủ Đức  (TP HCM) và tại Bình Dương thường xuyên nhận được các trẻ sơ sinh trước cổng chùa, trong số những bà mẹ dứt ruột lìa xa con ấy, đối tượng là nữ công nhân không hiếm. Đó là chia sẻ của một vị sư nữ tại chùa Linh Sơn (TP HCM), nơi nhiều năm qua liên tục nhận nuôi trẻ sơ sinh bởi những bà mẹ vụng dại đến cổng chùa gửi con rồi đi mất.

Trong một chia sẻ tại Hội thảo liên quan đến công tác truyền thông chăm sóc SKSS/KHHGĐ do Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, đại diện một doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp Long Hậu (tỉnh Long An) cho rằng, tình trạng “góp gạo thổi cơm chung” trong giới công nhân là thực tế đáng lo ngại. “Hầu hết công nhân đều là lao động nhập cư, giới hạn nhiều về học vấn. Kiến thức chăm sóc SKSS, phòng tránh thai ngoài ý muốn và tình dục an toàn với nữ công nhân rất thiếu thốn. Đó là chưa kể đến trải nghiệm cuộc sống rất mỏng, vì vậy khi va vấp đến vấn đề này, các nữ công nhân thường gánh hậu quả đắng lòng”. Với những nữ công nhân rơi vào trường hợp của Tuyền, của Thảo, thương tổn phải gánh chịu vừa nhiều, vừa đau đớn. Trước hết, sức khỏe sinh sản của phụ nữ, theo các chuyên gia y tế, sẽ bị tổn hại nghiêm trọng sau những lần phá thai, đôi khi dẫn đến chứng vô sinh. Thứ đến là vấn đề tâm lý, bởi không phải ai cũng có thể dễ dàng vượt qua những biến cố cuộc đời. Thực tế ghi nhận, không hiếm người như Thảo, như Tuyền đã sa chân vào con đường mại dâm vì mất niềm tin vào cuộc đời.   

 

Những bước đi, cách làm phù hợp

Theo các chuyên gia, bản thân những nhà quản lý doanh nghiệp, những tổ chức xã hội cần phải lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của những người công nhân trong các khu công nghiệp để qua đó có những bước đi, cách làm phù hợp. Những việc làm như tặng báo, bao cao su cho công nhân; phục vụ chiếu phim, trình diễn ca nhạc quần chúng tưởng chừng hết sức đơn giản nhưng lại vô cùng thiết thực. Chính điều này là những bước đi cụ thể để góp phần “giúp đỡ” những người công nhân có điều kiện tiếp xúc với thông tin nhiều hơn.

Tổ chức tư vấn sức khỏe, kiến thức hôn nhân, các loại hình vui chơi giải trí để công nhân sinh hoạt lành mạnh có ý thức, trách nhiệm với người mình yêu cũng là một việc nên làm để mọi người hiểu rõ về hôn nhân, gia đình.

 (còn nữa)

Thanh Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Top