Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vĩnh Long: Chuyển hướng chỉ đạo chiến lược công tác DS KHHGĐ

Thứ tư, 21:55 27/07/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chuyển hướng từ tập trung thực hiện mục tiêu giảm sinh sang nâng cao chất lượng DS.

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược DS tại huyện Vũng Liêm. Được sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; sự phối hợp đầy trách nhiệm của các ban ngành đoàn thể; sự nhiệt tình, tâm huyết của đội ngũ CB chuyên trách và cộng tác viên dân số (DS), công tác DS KHHGĐ huyện Vũng Liêm, đã gặt hái được những kết quả quan trọng.
 
Công tác DS - KHHGĐ trở thành một trong những nội dung quan trọng trong chương trình hành động của Đảng, Chính quyền, đoàn thể và tổ chức xã hội (XH); tạo được sự cam kết của Đảng, Chính quyền và sự ủng hộ của XH trong việc thực hiện chánh sách DS KHHGĐ; giúp người dân chuyển biến tích cực về kết hôn, sinh con phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế và số lần sinh ít hơn góp phần đưa công tác DS KHHGĐ huyện nhà đạt những kết quả to lớn như:

- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên từ 1,20% ở năm 2000 đến cuối năm 2010 còn 1,00% đến dưới 1% trong suốt nhiều năm liền.

- Tỷ suất sinh thô 13,69%o ở năm 2010 thấp hơn trung bình cả nước 16,67%o ; tổng tỷ suất sinh 1,52 con/ Bà Mẹ so với muc tiêu đề ra 1,61con/Bà Mẹ giảm và vượt 0,09con/Bà Mẹ.

- Tỷ lệ sinh con thứ 3 là 2,00% đạt 100% so với chỉ tiêu đề ra và giảm 2,2% ở năm 2000 là 4,2%.

- Tuổi thọ bình quân tăng cao từ 72 tuổi năm 2001 đạt 73 tuổi vào năm 2010 tăng thêm 1 tuổi. Từ những kết quả đó đã góp một phần nhỏ vào công tác Dân Số-KHHGĐ của Tỉnh nhà như:

- Tỷ lệ tăng DS bình quân hàng năm chỉ còn 0,18%/năm, thấp nhất trong vòng 33 năm qua, thấp hơn rất nhiều so với trung bình cả nước là 1,2% và khu vực là 0,6%;

- Tỷ suất sinh thô 14,55‰ thấp hơn trung bình cà nước 16,67‰ và khu vực là 15,86‰; tổng tỉ suất sinh 1,63 con/ bà mẹ (đứng hàng thứ 2 trên toàn quốc chỉ sau TP HCM, trung bình cà nước là 2,08 và khu vực là 1,87;

- Tuổi thọ bình quân tăng cao từ 71,85 tuổi năm 2001 đạt 72,26 tuổi năm 2009.

Từ đó, công tác DS KHHGĐ góp phần tích cực vào sự phát triển KT – XH của huyện nhà nhất là xóa đói giảm nghèo, bảo vệ chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo… Tuy nhiên công tác DS&KHHGĐ huyện Vũng Liêm đang đối mặt với 4 thách thức lớn là:

1. Quy mô DS lớn:

2. Chất lượng DS thấp:

3. Cơ cấu DS theo nhóm tuổi thay đổi mạnh:

4. Chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh tăng nhanh ở mức cao và chưa có xu hướng dừng:

Đứng trước các thách thức trên, nhằm đảm bảo DS Vũng Liêm nói riêng và DS tỉnh Vĩnh Long nói chung phát triển bền vững, tiến tới ổn định vào giữa thế kỷ 21. Vấn đề được đặt ra là có nên tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm sinh hay chuyển sang thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng Dân số? Đâu là thời cơ chín muồi để chuyển hướng? Đây là câu hỏi đặt ra cho giai đoạn đầu thực hiện kế hoạch DS giai đoạn 2011 - 2015. Nếu xác định không đúng phải trả giá rất đắt vì sẽ xuất hiện hai kịch bản sau:

Một là: Nếu tiếp tục duy trì thực hiện mục tiêu giảm sinh đến lúc mức sinh xuống quá thấp, thì lúc bấy giờ muốn tăng trở lại còn khó hơn là thực hiện mục tiêu giãm(trên thế giới chưa có nước nào thành công trong việc chỉ đạo tăng DS).

Hai là: Nếu lơ là trong thực hiện mục tiêu giảm sinh thì các nguy cơ tiềm ẩn của tăng sinh như: số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang đang trong giai đoạn tăng cao do tác dụng của đà tăng DS

Cả hai kịch bản trên điều để lại hậu quả khó lường.

Qua nghiên cứu từ các cuộc Tổng điều tra DS, tỷ lệ PN trong độ tuổi sinh đẻ tăng lên trong ba thập kỷ qua không cao (chiếm 45,1% tổng DS nữ năm 1979; 48,4% năm 1989; 53,5% năm 1999 và 57,3% năm 2009). Dự báo của Quỹ DS Liên hợp quốc (UNFPA) số này sẽ bắt đầu giảm xuống từ năm 2010 và sẽ liên tục giảm trong những thập kỷ tới.      

Tổng tỷ suất sinh giảm nhanh trong ba thập kỷ vừa qua nhờ những chính sách về DS KHHGĐ nên thực tế số trẻ em sinh ra lại đang có xu hướng giảm xuống. Ngoài ra, số liệu từ các cuộc Tổng điều tra DS đã cho thấy xu hướng có con muộn hơn của PN, đây là điều rất quan trọng đối với đà tăng DS.

Do đó, nếu tỷ suất sinh tiếp tục giảm thì chúng sẽ đối mặt với nguy cơ giảm DS chứ không phải tăng DS. Trong khi DS già nhanh là những vấn đề không thể bỏ qua. Vì lý do đó, chiến lược, chính sách DS KHHGĐ cần tập trung vào việc ổn định DS và hơn hết là nâng cao chất lượng DS, đặc biệt ngay từ giai đoạn đầu đời.

Đây là thời cơ chín muồi đế chuyển hướng chiến lược DS từ tập trung thực hiện mục tiêu giảm sinh sang thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng DS.
 

Nhờ công tác DS KHHGĐ tỷ lệ sinh con thứ 3 ở Vĩnh Long đã giảm.

Muốn nâng cao chất lượng dân số chúng ta phải làm gì?

Trước hết cần xác định thực trạng chất lượng DS của chúng ta.

Thời gian qua chúng ta có nhiều cố gắng để giảm tỷ lệ sinh và cho đến thời điểm này, DS đang ở giai đoạn cơ cấu DS vàng, hay nói một cách ví von, nay là giai đoạn “cửa sổ cơ hội” để phát triển KT-XH. Nhưng chất lượng DS lại đang có vấn đề đáng lưu tâm. Chúng ta đã phải mất quá nhiều năm trong cuộc đời để chữa trị bệnh tật, tỷ lệ chết ở trẻ em cao, tuổi thọ bình quân khỏe mạnh thấp.

Bài toán khó đang đặt ra cho ngành DS là làm sao để nâng cao chất lượng DS. Con đường trước mắt của ngành DS vẫn còn đầy gian nan do trong những năm qua, công tác DS gần như chỉ tập trung vào việc vận động KHHGĐ. Chất lượng DS đã bị lãng quên và hiện nay xu hướng này vẫn còn tồn tại. Hay có thể hiểu, ngành DS đã phải mất quá nhiều công sức vào số lượng nên không thể quan tâm được đến chất lượng con người.

Chất lượng DS ở đây bao gồm cả thể lực, trí tuệ, tinh thần. Tại thời điểm này, chất lượng DS đang có vấn đề. Một thống kê nhỏ về chất lượng DS hiện nay cho ta thấy chất lượng DS của chúng ta còn rất thấp:

- Chỉ số HDI (chỉ số phát triển con người) của cà nước có tăng nhưng vẫn còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. HDI của tỉnh đạt 0,735 cao hơn trung bình cả nước 0,726 và khu vực là 0,702.

- Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị viêm nhiễm đường sinh sản cao chiếm gần 50% số phụ nữ đến khám. Đây là nguy cơ cho việc thực hiện KHHGĐ và việc cho ra đời một đứa trẻ khỏe mạnh.

- Trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 20%, thấp hơn trung bình cả nước là 21,2% và khu vực là 20,7% nhưng vẫn còn cao.

- Tuổi thọ bình quân tăng cao đạt 72,26, cao so với mức thu nhập của nền kinh tế. Nhưng theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới tuổi thọ bình quân khỏe mạnh của VN lại rất thấp. Tính trung bình, trong 72 năm sống, mỗi người mất gần 12 năm ốm đau, bệnh tật.

- Số lượng người  bị khuyết tật chiếm tỷ lệ khá cao và có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do tàn dư của các cuộc chiến tranh.Hiện nay do tai nạn giao thông,tai nạn lao động ngày càng cao. Bên cạnh phải sống trong môi trường độc hại thường xuyên tiếp xúc với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, lối sống hoặc phong tục, tập quán lạc hậu và chưa được phát hiện điều trị sớm.

Để giải quyết các thực trang trên chúng ta cần phải làm gì? Căn cứ vào kết quả công tác DS KHHGĐ thời gian qua và tình hình thực tế tại địa phương. Chúng ta cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Tiếp tục phát huy các thành quả trong thực hiện chỉ thị 01 của TU thông qua việc đưa các tiêu chí có liên quan đến DS vào trong hương ước.
 
- Tiếp tục phát huy hiệu quả 2 Đề án nâng cao chất lượng DS là mô hình sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân.

- Có chính sách và tổ chức quản lý. duy trì mức sinh hợp lý để có cơ cấu DS đảm bảo sự phát triển KT-XH nhanh và bền vững; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng và mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình và phúc lợi xã hội; kiểm soát tỉ lệ giới tính khi sinh; hỗ trợ cá nhân, gia đình có các vấn đề về bệnh di truyền; đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản cho người di cư.

- Truyền thông giáo dục, chuyển đổi hành vi và truyền thông vận động tạo sự cam kết ủng hộ của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức XH về chương trình nâng cao chất lượng DS; tăng cường tuyên truyền tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe thể chất, trí tuệ và tinh thần cho các nhóm đối tượng đặc biệt; triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ và vận động để tăng sự chấp nhận sàng lọc trước sinh, sơ sinh tại cộng đồng; hình thành các trung tâm tư vấn, dịch vụ dân số cấp huyện.

- Thể lực: Nhìn chung tầm vóc của TN đã cải thiện rõ rệt so với năm 1975. chiều cao trung bình của nam TN tăng 4,5 cm và nữ tăng 4 cm. Tuy nhiên, so với chuẩn quốc tế kém khoảng 13 cm đối với nam và 10 cm đối với nữ. Nếu so với thanh niên Nhật Bản thì nam kém 8cm, nữ kém 4 cm. Nếu so với Thái Lan nam kém 6 cm, nữ kém 2 cm...Nâng cao tầm vóc, thể lực cần có một chiến lược cụ thể, yêu cầu có sự phối hợp tích cực của hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, vị thành niên.

- Nâng cao trình độ dân trí: Tỷ lệ người biết đọc, biết viết khá cao 93,87%; nhưng ở trình độ thấp, tỷ lệ bỏ học ở trẻ em đang là vấn đề cần xem xét. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp chưa đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH. Cần sự hỗ trợ của ngành GD – ĐT trong việc phổ cập giáo dục và LĐTBXH trong việc đào tạo nghề.  

Bên cạnh cần xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần; tăng cường các dịch vụ XH có ảnh hưởng tới chất lượng DS đặc biệt là XHH việc chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi:

Kiến nghị:

Để thực thi các giải pháp trên, chúng tôi xin kiến nghị:

1/ Về đầu tư kinh phí: Nhà nước các cấp cần có các chính sách đầu tư thỏa đáng cho vấn đề nâng cao chất lượng DS, đặc biệt trong điều kiện hiện nay đang chuyển hướng chiến lược và nguồn đầu tư của nước ngoài đang bị thu hẹp.

2/ Về tổ chức bộ máy: Tổ chức tập huấn thường xuyên và tập huấn nâng cao về kỹ năng tuyên truyền vận động  và kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động các chương trình mục tiêu dân số - KHHGĐ. Cho đội ngũ cán bộ chuyên trách mới được thay đổi.

3/ Về việc giao chỉ tiêu kế hoạch: Thống nhất cách giao chỉ tiêu giảm sinh theo TFR vì đây là thông lệ của các nước và nên linh hoạt tránh cào bằng.

Chúng ta đã mất một thời gian dài để giảm tỷ lệ sinh. Giờ đây, khi mức độ gia tăng DS đã nằm trong giới hạn cho phép, chúng ta phải bắt đầu chiến lược nâng cao chất lượng DS vì chất lượng DS thấp đang là yếu tố cản trở sự phát triển chung và đặt ta trước nguy cơ tụt hậu về nhiều mặt. Việc cải thiện chất lượng DS không chỉ là trách nhiệm riêng hệ thống DS và ngành y tế mà cần sự chung tay của toàn XH, một việc làm hết sức cần thiết và không thể chậm trễ trong giai đoạn hiện nay.
 
Thái Sơn
(Trung tâm DS KHHGĐ Vũng Liêm, Vĩnh Long )
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top