Hà Nội
23°C / 22-25°C

Việt Nam có thể thành hình mẫu lý tưởng trong lĩnh vực Dân số

Thứ sáu, 13:12 10/07/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Diễn ra sáng nay (10/7), chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 do Bộ Y tế, phối hợp cùng UBND TP Hà Nội, UNFPA, một lần nữa kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ với sự nghiệp DS-SKSS/KHHGĐ.

Sáng 10/7, Bộ Y tế phối hợp cùng UBND Thành phố Hà Nội, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức chương trình mít tinh, diễu hành kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7/2015.

Tới tham dự sự kiện đặc biệt quan trọng này, có ông Uông Chu Lưu - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; ông Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Lều Vũ Điều – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; bà Ritsu Nacken - Quyền trưởng đại diện Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA), đại diện các tổ chức quốc tế, đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể đã tích cực đồng hành cùng ngành Dân số trong nhiều năm qua.

ngay-dan-so-the-gioi-1

Màn trống hội kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới với sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành...

Về phía Tổng cục DS-KHHGĐ, có ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ, ông Lê Cảnh Nhạc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ; lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Tổng cục.

Tham dự sự kiện còn có hơn 500 đại biểu là thanh niên, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội, các cán bộ chuyên trách, cộng tác viên Dân số của Thủ đô.

Chương trình mở đầu với lễ cổ động diễu hành được tiến hành trước sảnh Bảo tàng Hà Nội, trước sự chứng kiến của các vị lãnh đạo Quốc hội, Bộ Y tế, các ban, ngành, đoàn thể…

Ngay-dan-so-the-gioi-2

Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu và phát lệnh xuất quân tại Lễ cổ động. diễu hành

Phát biểu tại lễ xuất quân, GS.TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định: Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển năm 1994 Chương trình hành động Cairo (Ai Cập) đã tái khẳng định rằng bất kỳ người dân nào tại bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống – bao gồm cả những nhóm dân số chịu tác động hay đang trong quá trình phục hồi  sau khi các trường hợp khẩn cấp xảy ra đều được hưởng các quyền về chăm sóc sức khỏe tình dục và SKSS, được quyền sống một cuộc sống không có bạo lực tình dục hay bất kỳ hình thức bạo lực nào khác.

Trong đó, phụ nữ, trẻ em, hay thanh niên chiếm ba phần tư trong hơn 50 triệu người phải di dời khỏi nơi cư trú do những nguyên nhân như động đất, sóng thần, biến đổi khí hậu, và cả những xung đột về sắc tộc, tôn giáo…

Ở Việt Nam trong những năm qua, công tác DS-KHHGĐ đã nhận được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, sự hưởng ứng tích cực của người dân nên đã đạt một số thành tựu quan trọng.

Để hưởng ứng thông điệp truyền thông của ngày Dân số Thế giới năm nay:  “Hỗ trợ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho người dân dễ bị tổn thương trong thiên tai”, là nhằm nâng cao ý thức của các cấp, các ngành, của mỗi người dân ứng phó hiệu quả khi có thiên tai xảy ra.

Ngày-Dân-số-Thế-giới-11-7-3

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến trao cờ xuất quân cho tuổi trẻ Thủ đô

 

ngay-dan-so-the-gioi-6

Rất đông thanh niên Hà Nội tham dự cuộc diễu hành kỷ niệm ngày Dân số thế giới 11/7

Ngay sau Lễ cổ động, diễu hành là lễ Mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7.

ngay-dan-so-the-gioi-4

Các đại biểu tham dự Lễ Mittinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Tại đây, ông Uông Chu Lưu – Phó Chủ tịch Quốc hội đã khẳng định: Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định, công tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề KT-XH hàng đầu của nước ta, một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân, mỗi gia đình và toàn xã hội.

ngay-dan-so-the-gioi-5

Ông Uông Chu Lưu - Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Lễ Mittinh

Điểm lại một số thành tựu nổi bật mà công tác DS-KHHGĐ đã đạt được trong hơn 50 năm qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng lưu ý về một số thách thức đối với sự phát triển bền vững của đất nước như quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao, mất cân bằng giới tính khi sinh, chất lượng dân số còn hạn chế,  nhiều vấn đề SKSS chưa được giải quyết…

“Do vậy, thời gian tới, cần phải giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, SKSS, chất lượng dân số, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soat tỷ số giới tính khi sinh”, ông Uông Chu Lưu nói.

Phát biểu tại Lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc biến đổi khí hậu với việc người dân mỗi năm phải hứng chịu và ứng phó nhiều trận bão quét, lũ lụt và tình trạng hạn hán kéo dài, đặc biệt là khu vực ven biển và miền núi. Do đó, để thực hiện tốt kế hoạch hưởng ứng lời kêu gọi của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, chúng ta cần tập trung vào 3 nhiệm vụ:

Một là: Tranh thủ tối đa sự lãnh đạo, chỉ đọa cảu các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ của các cơ quan y tế các cấp nói riêng.

Hai là:  Các đơn vị y tế, DS-KHHGĐ cần chủ động và chuẩn bị tốt, đầy đủ trang thiết bị, thuốc thiết yếu, đặc biệt là không để thiếu các phương tiện tránh thai cung cấp cho người dân. Tập trung ưu tiên cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong thiên tai như vị thành niên, thanh niên, phụ nữ…

Ba là: Triển khai mạnh, có hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục nói chung và truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ nói riêng với nội dung, hình thức và cách tiếp cận phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, đối tượng khó tiếp cận ở khu vực thiên tai, lũ lụt, hạn hán, khu vực khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, thực hiện DS-KHHGĐ/SKSS cho các nhóm dân số.

Bà Ritsu Nacken - Quyền trưởng đại diện Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam

Bà Ritsu Nacken - Quyền trưởng đại diện Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam

Bà Ritsu Nacken, Quyền trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam thông tin: Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.

"Chính vì vậy, Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể ứng phó hiệu quả khi thiên tai xảy ra, đồng thời đảm bảo các nhu cầu quan trọng của phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên không bị bỏ qua" - bà Ritsu khuyến nghị.

Một cuộc họp báo hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7 cũng đã được tổ chức ngay sau lễ mít tinh kỷ niệm với sự tham gia của rất đông các biên tập viên, phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, bà Ritsu Nacken - Quyền trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam và ông Lê Cảnh Nhạc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ điều hành cuộc họp báo

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, bà Ritsu Nacken - Quyền trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam và ông Lê Cảnh Nhạc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ điều hành cuộc họp báo

Nhiều phóng viên đã đặt các câu hỏi xung quanh lý do chọn chủ đề "Hỗ trợ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho người dân dễ bị tổn thương trong thiên tai", đánh giá của UNFPA về công tác chăm sóc SKSS.KHHGĐ dành cho nhóm dân số dễ bị tổn thương của Việt Nam..

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho lãnh đạo Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ, Quỹ Dân số Liên hợp Quốc tại cuộc Họp báo

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho lãnh đạo Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ, Quỹ Dân số Liên hợp Quốc tại cuộc Họp báo

Bên cạnh đó, không ít câu hỏi đã tập trung vào một vấn đề "nóng" trên các phương tiện truyền thông gần đây, là có hay không thông tin Nhà nước "nới lỏng" chính sách dân số, để người dân tự quyết số con trong các gia đình... Cũng như vấn đề Việt Nam ứng phó ra sao với dự báo mức sinh thấp..

Đặc biệt, bà Ritsu Nacken đánh giá rằng: Việt Nam có thể trở thành một nước hình mẫu trong lĩnh vực DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, đặc biệt là giảm tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong sơ sinh...

Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Ảnh: Chí Cường

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top