Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vaccine COVID-19 ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt?

Thứ ba, 08:59 21/09/2021 | Dân số và phát triển

Sau tiêm vaccine COVID-19, nhiều phụ nữ cho biết có những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số nghiên cứu khoa học đã giải thích hiện tượng này.

Sau tiêm vaccine COVID-19 , những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt như cơn đau bụng có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn bình thường, đến sớm hơn hoặc muộn hơn dự kiến. Có nhiều phụ nữ đã báo cáo về hiện tượng thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt của họ sau khi tiêm vaccine COVID-19.

Vaccine COVID-19 ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt? - Ảnh 1.
4 điều cần biết cho phụ nữ mang thai tiêm vaccine COVID-19

SKĐS – WHO khuyến cáo không trì hoãn mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm vaccine COVID-19. Trừ Sputnik V vì theo hướng dẫn vaccine này chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau

Một nhóm nghiên cứu của Đại học Boston - Hoa Kỳ đang điều tra, liệu vaccine COVID-19 có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không. Trên thực tế, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố như tuổi tác, thuốc men, bệnh tật, tinh thần, thay đổi chế độ ăn uống hoặc tập thể dục...

Bằng chứng cho thấy sự căng thẳng của đại dịch COVID-19 đã tác động đến những người phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, với một số người tham gia nghiên cứu cho biết các triệu chứng của họ tồi tệ hơn, thời gian có kinh thay đổi và mức độ lo lắng của họ tăng lên. Sự căng thẳng do đại dịch gây ra tác động đến những thay đổi chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm chủng chứ không phải là do vaccine.

Điều cực kỳ quan trọng là không được nhầm lẫn giữa những thay đổi kinh nguyệt tạm thời với khả năng sinh sản lâu dài. Mặc dù có khả năng tiêm vaccine COVID-19 có thể tạm thời làm thay đổi thời gian kinh nguyệt hoặc rụng trứng , nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai hoặc có con trong tương lai.

Vaccine COVID-19 ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt? - Ảnh 2.

Sau tiêm vaccine COVID-19, kinh nguyệt có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn chu kỳ bình thường.

Vaccine COVID-19 có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt?

Sốt, đau cánh tay, đau đầu, cảm thấy mệt mỏi, đau nhức hoặc ốm yếu là một số tác dụng phụ điển hình sau khi tiêm vaccine mà mọi người đã được lưu ý nhưng không có cảnh báo bất thường về chu kỳ kinh nguyệt.

Có khoảng 6000 phụ nữ ở Mỹ đã báo cáo rằng kinh nguyệt của họ đến sớm hơn bình thường hoặc xuất hiện không đều. Ở Anh, có khoảng 35.000 phụ nữ báo cáo chu kỳ kinh nguyệt của họ có thay đổi.

Bà Victoria Male - Giảng viên trường Đại học Hoàng gia London về miễn dịch sinh sản

Hầu hết những người báo cáo sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm chủng đều thấy rằng chu kỳ sau đó trở lại bình thường. Quan trọng là không có bằng chứng nào cho thấy tiêm vaccine COVID-19 ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản hoặc những bất thường cần được điều tra.

TS Michelle Wise, Giảng viên cao cấp của Khoa Sản và Phụ khoa Đại học Auckland giải thích: Về lý thuyết, vaccine có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Vaccine tạo ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể và phản ứng miễn dịch này có thể có tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa một phần bởi hệ thống miễn dịch. Một số tế bào miễn dịch nhất định có thể được tìm thấy trong lớp nội mạc tử cung và tham gia vào quá trình bong ra của lớp niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt, và xây dựng lại nó cho chu kỳ tiếp theo.

Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến hormone hoặc hệ thống miễn dịch như căng thẳng, chế độ ăn kiêng, tập thể dục, giấc ngủ hoặc bệnh tật, đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ có thể lo lắng, căng thẳng về việc tiêm phòng, trong khi những người khác sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi được tiêm phòng.

 Hiện tượng "cục máu đông" của chu kỳ kinh nguyệt sau tiêm vaccine COVID-19

Cục máu đông trong kinh nguyệt khác với cục máu đông ở mạch máu. Hai vấn đề này không liên quan gì đến nhau. Sự đông tụ của máu kinh xảy ra khi máu thoát ra khỏi mạch và không phải là nguy cơ cản trở dòng chảy đến các mô. Còn người nhiễm COVID có liên quan đến việc đông máu theo nghĩa y tế chẳng hạn như tạo ra tắc mạch phổi làm tắc nghẽn dòng máu đến phổi.

Một số bằng chứng cũng chỉ ra ảnh hưởng của SARS-CoV-2 đối với chu kỳ kinh nguyệt. Một nghiên cứu nhỏ trên 177 bệnh nhân có COVID-19, được công bố vào tháng 9 năm 2020, cho thấy 28% bị gián đoạn chu kỳ, bao gồm ít chảy máu hơn và chu kỳ dài hơn. Các bệnh truyền nhiễm cũng là một nguyên nhân gây căng thẳng.

Sự gián đoạn hoặc thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra sau khi tiêm phòng nhưng không có bằng chứng gây ra ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản. Sẽ cực kỳ nghiêm trọng và tồi tệ hơn rất nhiều nếu bị mắc COVID-19. Do đó, hãy tự bảo vệ mình bằng cách tiêm phòng vaccine COVID-19, đồng thời bảo vệ những người khác khỏi COVID-19.

Quyết định tiêm phòng rất quan trọng

Những thay đổi về kinh nguyệt đã được báo cáo sau khi sử dụng cả vaccine mRNA (Pfizer và Moderna) và adenovirus (AstraZeneca), cho thấy rằng, nếu có mối liên hệ, nó có khả năng là kết quả của phản ứng miễn dịch với việc tiêm chủng hơn là một loại vaccine cụ thể.

Vaccine COVID-19 ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt? - Ảnh 3.

Sau tiêm vaccine COVID-19, nếu có kinh nguyệt nhiều hơn hãy đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

TS Michelle Wise nhấn mạnh rằng các báo cáo về kinh nguyệt không đều không phải là lý do để tránh tiêm vaccine. Bị nhiễm COVID-19 có nhiều khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe kinh nguyệt.

Nếu đủ điều kiện để được tiêm vaccine COVID-19 nên tiêm phòng. Sau tiêm vaccine COVID-19, nếu có kinh nguyệt nặng hơn, hãy nghĩ đó giống như một tác dụng phụ tạm thời và đừng lo lắng.

Vì vậy, nếu chỉ gặp phải sự gián đoạn trong một chu kỳ bất kể lý do là gì thì có thể không cần phải lo lắng. Nếu kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn ba tháng, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Bảo Châu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Top