Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tuổi vị thành niên với nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, mắc bệnh lây qua đường tình dục vì “thiếu hiểu biết”

Thứ ba, 17:00 01/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Lứa tuổi vị thành niên chứng kiến sự thay đổi rất nhiều về cơ thể, tâm sinh lý. Ở độ tuổi này, dễ xảy ra tình trạng yêu sớm, quan hệ tình dục, mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Những biến đổi lớn ở tuổi vị thành niên

Lứa tuổi vị thành niên từ 10 - 19 tuổi. Ở giai đoạn này, các em có nhiều thay đổi từ sự phát triển cơ thể, rất thích khám phá năng lực bản thân, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ mới. Cụ thể, đối với nữ là sự phát triển chiều cao, cân nặng, tuyến vú phát triển, khung chậu phát triển… Đối với nam là sự phát triển chiều cao, cân nặng, thay đổi giọng nói (bể giọng, giọng nói ồ ồ), sau 18 tuổi giọng trầm trở lại. Lông trên cơ thể và mặt phát triển, xuất hiện lông ở bộ phận sinh dục.

Theo các bác sỹ, thời kỳ dậy thì chính thức ở nam và nữ chứng tỏ rằng bộ máy sinh dục đã trưởng thành, các em có khả năng thực hiện quan hệ tình dục, nam có thể làm cho nữ giới mang thai và nữ có thể có thai và sinh con.

Về tâm lý, lứa tuổi này cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa. Muốn được đối xử như người lớn. Muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của gia đình, thường xảy ra những xung đột giữa trẻ vị thành niên và cha mẹ. Quan tâm và có cảm giác lạ với người khác phái, yêu đương nông cạn, quan hệ tình dục không an toàn.

Tuy nhiên, lứa tuổi vị thành niên cũng dễ bị lôi cuốn bởi các chất kích thích, chất gây nghiện như: rượu, thuốc lá, ma túy. Do những thay đổi trên mà vị thành niên dễ bị dụ dỗ, mua chuộc, lường gạt, xâm hại và dễ bắt chước.

Đối với trẻ gái vị thành niên, việc quan hệ tình dục không an toàn, hậu quả mang thai sớm ngoài ý muốn dẫn đến dễ bị sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ. Do khung chậu phát triển chưa đầy đủ nên khi sinh dễ phải can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật. Nhiều trẻ khi mang thai đã tự đến các cơ sở y tế tư nhân để phá thai. Việc phá thai không an toàn có thể đưa đến các tai biến: choáng, chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh…

Làm mẹ quá trẻ, cơ thể phát triển chưa đầy đủ dễ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát triển, dễ bị chết lưu. Tỉ lệ trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. Trẻ vị thành niên mang thai phải nghỉ học, bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai.

Tuổi vị thành niên với nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, mắc bệnh lây qua đường tình dục vì “thiếu hiểu biết” - Ảnh 1.

Tuyên truyền về sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên.


Tình dục thiếu an toàn dễ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm

Ngoài ra, ở lứa tuổi vị thành niên nếu quan hệ tình dục sớm, không an toàn cũng dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tiêu biểu là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là một bệnh mãn tính, có khả năng đe dọa tính mạng do virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây ra. 

Bệnh dễ lây truyền qua đường tình dục nữa là giang mai. Đây là loại bệnh do xoắn khuẩn gây nên, có thể lây lan từ cơ quan sinh dục đến khắp cơ thể. Một trong các dấu hiệu sớm nhất của bệnh này là đau ở cơ quan sinh dục hay miệng, các triệu chứng sau đó thường là sốt, đau họng, nhức đầu hoặc đau khớp. Bệnh tiến triển qua nhiều thời kỳ, tồn tại trong nhiều năm, để lại nhiều di chứng, đặc biệt ảnh hưởng đến thế hệ sau.

Một bệnh dễ lây truyền nữa là bệnh lậu do vi khuẩn, gây tiết dịch hơi vàng hoặc xanh ở cơ quan sinh dục, gây cảm giác đau rát khi đi tiểu, sốt và xuất huyết âm đạo bất thường và đau vùng chậu ở phụ nữ. Căn bệnh này có thể lây lan khắp cơ thể, gây sốt, thương tổn ở da, viêm khớp. Tiếp đến là viêm gan siêu vi B, bệnh do virus, ảnh hưởng trước tiên đến gan. Triệu chứng bệnh gồm mệt mỏi, nôn mửa, không có cảm giác thèm ăn, tổn thương vùng bụng, vàng da…

Thời gian qua, ngành Dân số đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, tình trạng yêu sớm, quan hệ tình dục, cá biệt là mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề trên là do các em chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức căn bản để bảo vệ mình và có cách ứng xử phù hợp với lứa tuổi. Nhiệm vụ phối hợp truyền thông sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi vị thành niên cần tiếp tục tiến hành thường xuyên hơn nữa, cần sự vào cuộc tích cực không chỉ của ngành Dân số mà phải phát huy vai trò chủ động, tích cực của nhà trường và các bậc phụ huynh.

Q.Anh


Ngô Quang Huy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Không thể phủ nhận rằng hút thuốc gây hại tới sức khỏe sinh sản theo nhiều cách. Nhưng bên cạnh đó, còn có nhiều thói quen ăn uống khác cũng “đầu độc” cậu nhỏ của nam giới không kém.

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Sau sinh, khu vực xung quanh hậu môn, âm đạo (đáy chậu) của người mẹ thường sưng đau và cần một thời gian để lành lại. Vì vậy, người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau khi sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Top