Hà Nội
23°C / 22-25°C

Truyền thông dân số nơi đầu sóng

Thứ hai, 10:34 18/07/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Lặn lội đi từng ngõ nhỏ, gõ cửa từng nhà để tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Bước chân lặng lẽ của những cộng tác viên dân số thị trấn Cô Tô (huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh) đã in dấu trên khắp các nẻo đường ở đảo. Lương không có, phụ cấp ít ỏi, song họ vẫn hết mình vì công việc, chẳng quản vất vả, tự nguyện gắn bó keo sơn với công việc mình lựa chọn.

Ông Hoàng Văn Hy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh (ngoài cùng bên phải) đang trao đổi nghiệp vụ với các CTV dân số xã Đồng Tiến, huyện đảo Cô Tô. Ảnh: Minh Lý
Ông Hoàng Văn Hy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh (ngoài cùng bên phải) đang trao đổi nghiệp vụ với các CTV dân số xã Đồng Tiến, huyện đảo Cô Tô. Ảnh: Minh Lý

Những kỷ niệm đáng nhớ

Nằm cách TP Hạ Long khoảng 150km, cách đất liền 80km, huyện đảo Cô Tô gồm hơn 30 hòn đảo lớn, nhỏ. Người dân trên đảo chủ yếu sống bằng nghề nông - ngư -nghiệp. Ông Phạm Văn Bẩy, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện chia sẻ: "Cô Tô là huyện đảo nằm xa đất liền, điểm dân cư nằm rải rác, điều kiện đi lại khó khăn, trong khi đó kinh phí hỗ trợ các cộng tác viên (CTV) dân số lại thấp. Quan niệm sinh bằng được con trai vẫn tồn tại ở những gia đình sống bằng nghề biển. Đây là thách thức không nhỏ cho đội ngũ làm dân số. Để làm tốt công tác truyền thông trên đảo, các CTV ở xã đảo Thanh Lân phải chèo đò đến từng âu thuyền đang dập dềnh trên sóng để vận động bà con ngư dân. Những năm gần đây, Cô Tô còn là địa phương có số dân di cư đến để lao động, sinh sống ngày càng đông. Dân số luôn trong tình trạng biến động, việc quản lý càng thêm khó khăn”.

Chúng tôi cùng ông Bẩy đến xã Đồng Tiến. May mắn vào đúng lúc các CTV dân số đang họp để trao đổi công việc tại trụ sở xã. Chị Ngô Thị Thủy, cán bộ dân số xã chia sẻ: "Quá trình đi vận động dân số của tôi nhiều chuyện buồn, vui lắm! Nhưng kỷ niệm nhớ nhất là lần đi xuống thôn Trường Xuân để tuyên truyền tại một gia đình đang có ý định sinh con thứ ba. Gặp đúng hôm trời mưa to tầm tã, gia đình đang ăn cơm. Nhác thấy chúng tôi, anh chồng có tí men trong người trợn mắt, quát tháo rồi đuổi chúng tôi về. Nhưng sau đó mấy hôm, chúng tôi lại rủ nhau đến. Lựa lúc anh chồng tỉnh táo, chúng tôi tỉ tê thuyết phục. Cuộc tư vấn thành công ngoài mong đợi. Anh chồng đồng ý để vợ đi đình sản. Một lần khác, chúng tôi đến tư vấn đình sản nữ cho một chị 27 tuổi mà đã sinh 4 con. Gia đình họ khó chịu lắm, vì: “Nhà tôi xây to thế này, không đẻ nhiều con thì ai ở cho hết” (?!). Kiên trì vận động mãi, sau hơn một tháng "nếm mật nằm gai" trò chuyện, cả vợ và chồng đều thông suốt tư tưởng. Anh chồng còn chủ động đưa vợ “đi kế hoạch cho khỏe người!”.

Còn chị Phạm Thị Thái, một CTV dân số nói: “Nếu không có lòng nhiệt tình thì không thể gắn với công việc này được đâu! Mỗi tháng tôi được trợ cấp 100.000 đồng, trong khi cơ man là việc. Nhiều khi đi tập huấn ở ngoài Vân Đồn, tiền tàu phà cả đi và về mất 400.000 đồng, về thanh toán được 320.000 đồng, mà không đi không được… Có những đợt chiến dịch, chúng tôi phải đi từ sáng sớm tới tối mịt mới về. Nếu gia đình không thông cảm thì không thể làm được”.

Những "cánh tay nối dài" của ngành Dân số

Làm CTV dân số vốn đã vất vả, song làm công việc này tại các vùng hải đảo còn khó khăn, nhọc nhằn hơn nhiều. Không thể phủ nhận vai trò của những người làm dân số, đặc biệt là đội ngũ CTV. Họ chính là những "cánh tay nối dài" đắc lực của ngành Dân số. Đều đặn mỗi ngày, không kể nắng mưa, gia đình có việc, họ vẫn nhiệt tình đi gõ cửa từng nhà, rà soát từng đối tượng trong độ tuổi sinh sản để tuyên truyền, vận động, cấp phát và hướng dẫn người dân sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.

Bà Vương Thi Nhàn, CTV dân số Khu 2, thị trấn Cô Tô kể: “Tôi làm CTV dân số từ năm 1996 tới bây giờ. Ngày tôi ra đảo theo chủ trương của Nhà nước đi xây dựng vùng kinh tế mới, lúc đó đảo còn hoang sơ lắm. Dần dần, thanh niên xung phong ra xây dựng đảo, lập gia đình và sinh sống tại đây ngày càng đông. Hiện dân số của thị trấn là gần 3.000 người. Nhiều người có tư tưởng sinh thật nhiều con. Tôi đặt cho mình phương châm “mưa dầm thấm lâu”, từng bước thuyết phục mọi người: Mỗi gia đình chỉ nên sinh đủ 2 con để tập trung nuôi dạy các con cho tốt, không phải cứ đẻ nhiều là giúp phát triể̉n kinh tế như mọi người quan niệm”.

Chị Tạ Thị Thu, người có gần 10 năm gắn bó với công tác dân số ở thị trấn Cô Tô chia sẻ: “Tại địa bàn tôi được giao phụ trách, có 168 hộ dân. 10 năm gắn bó, tôi nhớ rõ tên từng người, nắm rõ thông tin các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trong khu vực, số trẻ sinh trong tháng, số phụ nữ hiện đang mang thai, những vặp vợ chồng cần thực hiện biện pháp tránh thai, những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ sinh con thứ 3 để kịp thời tư vấn. Làm CTV dân số, không phải cứ đến nhà nào cũng tư vấn được ngay. Đối với những người chủ yếu đi biển hoặc buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ, mình phải tranh thủ lúc chị em rảnh rỗi để đến. Lúc đầu thì lân la, tỉ tê, hỏi han chuyện buôn bán, con cái… dần dần mới đi vào việc chính. Có những gia đình, các ông chồng không thông cảm, mắng mình xa xả, đuổi về, thậm chí đóng cửa không tiếp. Chị em chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian để chọn thời điểm đến tuyên truyền, thuyết phục...”.

Thực tế cho thấy, nguồn kinh phí đầu tư cho các hoạt động dân số còn hạn chế, phụ cấp cho đội ngũ CTV dân số cơ sở quá thấp. Thêm vào đó, tại một số địa phương, công tác DS-KHHGĐ tuyến xã chưa thực sự được coi trọng. Nhiều đợt khám sức khỏe định kỳ cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có người từ chối không tham gia với lý do “phải có bác sĩ tuyến tỉnh mới đi khám, còn chỉ có bác sĩ tuyến huyện, thị trấn thì không khám”.

Cần có cơ chế tốt cho người làm dân số trên đảo

Trò chuyện, tiếp xúc với các CTV dân số thị trấn Cô Tô, chúng tôi đều thấy ở họ lòng nhiệt huyết, yêu nghề tha thiết. Thậm chí khi nói về những khó khăn của công việc, nụ cười vẫn thường trực trên gương mặt các chị. CTV dân số không có lương, phụ cấp trước đây có thời chỉ có 10.000 – 20.000 đồng, dần dần tăng lên 50.000 đồng. Hiện tại là 100.000 đồng/tháng.

Ông Hoàng Văn Hy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Số tiền phụ cấp cho các CTV dân số hiện quá ít. Để khắc phục tình trạng này, ngành Dân số tỉnh dự kiến sẽ kiến nghị để lồng ghép công việc CTV dân số, CTV xã hội, y tế thôn bản để anh, chị em kiêm nhiệm, nhằm đảm bảo tổng phụ cấp hàng tháng của chị em đạt bằng mức lương cơ bản”.

Minh Lý - Vân Long

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Top