Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dân số các dân tộc thiểu số tại Thanh Hóa

Thứ bảy, 19:05 19/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Việc tăng cường thực hiện chính sách Dân số - kế hoạch hóa gia đình tại khu vực có người dân tộc thiểu số, dân tộc đã góp phần giảm nguy cơ suy thoái về chất lượng giống nòi, nâng cao chất lượng dân số để góp phần thành công cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, giữ vững ổn định chủ quyền dân tộc.

Thanh Hóa hiện nay có 28 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó đông nhất là dân tộc Kinh có 448.593 người chiếm 43%; 6 dân tộc thiểu số có 621.436 người. Các dân tộc có dân số tương đối nhiều như: Dân tộc Mường có 364.622 người, Dân tộc Thái có 223.165 người, Dân tộc Mông có 14.917 người...

Các huyện miền núi Thanh Hóa có quy mô dân số là 963.696 người chiểm gần 1/4 dân số toàn tỉnh. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 251.884 người; tỷ lệ tăng dân số hàng năm khoảng 1,1%. Trung bình hàng năm tổng số sinh khoảng 14.700 cháu. Tỷ suất sinh thô 15,3‰; tổng tỷ suất sinh 2,7 con/phụ nữ. Tỷ số giới tính khi sinh là 112,7 trẻ trai/100 trẻ gái thấp hơn mức trung bình toàn tỉnh (114,8).

Thời gian qua, Thanh Hoá đã thực hiện 2 đề án, mô hình về Dân số - KHHGĐ nhằm nâng cao chất lượng dân số vùng các dân tộc ít người, can thiệp thay đổi hành vi, tập quán sử dụng dịch vụ DS - KHHGĐ và các loại hình dịch vụ phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân tộc thiểu số. Mô hình thí điểm kiểm soát dân số vùng biên giới được triển khai tại Thanh Hóa từ năm 2015 tại 16 xã của 5 huyện gồm: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Thường Xuân và Lang Chánh.

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dân số các dân tộc thiểu số tại Thanh Hóa - Ảnh 1.

Nâng cao chất lượng dân số tại các dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa còn gặp nhiều khó khăn

Trong thời gian qua, việc thực hiện mô hình và đề án can thiệp đã thay đổi hành vi, tập quán sử dụng dịch vụ DS - KHHGĐ và các loại hình dịch vụ phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân tộc thiểu số.

Mô hình được tiến hành đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã với nhiều hình thức hoạt động khác nhau: Tổ chức hội thảo (phối hợp với Đồn biên phòng tổ chức được 05 cuộc), hội nghị nói chuyện chuyên đề (196 cuộc), tư vấn trực tiếp cho nam nữ thanh niên trong độ tuổi sinh đẻ, các cặp vợ chồng đã kết hôn chuẩn bị sinh con; Phát thanh, truyền hình (1.014 bài với 4.056 lượt phát), cấp phát các sản phẩm truyền thông các nội dung về các chính sách dân số-KHHGĐ đặc biệt chú trọng nội dung mất cân bằng giới tính khi sinh, sàng lọc trước sinh, sơ sinh, giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (103.100 tờ rơi, 3.367 cuốn sách lật, 132 cái pano và 2.213 tờ áp phích) đến các cấp lãnh đạo chính quyền đoàn thể, cán bộ dân số xã, cộng tác viên, nhân viên y tế thôn bản, các đối tượng đích (vị thành niên/thanh niên).

Trong khuôn khổ của mô hình đã thành lập được 05 đội dịch vụ - mỗi huyện 01 đội (mỗi đội 05 người) để thực hiện truyền thông và cung cấp dịch vụ tại trạm Y tế xã, đặt dụng cụ tử cung: 1.076 người, khám phụ khoa: 4.620 người, tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 70%...

Đề án Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người: được triển khai từ năm 2018 tại 48 xã thuộc 11 huyện miền núi: Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc, Như Xuân, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành. Trong khuôn khổ của đề án đã tổ chức 58 cuộc Hội nghị tuyên truyền cung cấp thông tin cho đại biểu là lãnh đạo chính quyền đoàn thể tại địa phương, cán bộ làm công tác Dân số - KHHGĐ cấp tỉnh, huyện, xã. Thành lập và hướng dẫn và duy trì sinh hoạt cho 48 câu lạc bộ SKSS tiền hôn nhân, hôn nhân cận huyết thống.Tổ chức 441 cuộc nói chuyện chuyên đề về công tác dân số trong tình hình mới. Sản phẩm truyền thông : Sản xuất, nhân bản và cấp 111.537 tờ rơi các loại; 4.127 áp phích; 60 pano và 1.830 sách lật...

Tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng, song hiện nay vùng DTTS và miền núi Thanh Hóa vẫn là vùng chậm phát triển, còn nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội, hủ tục vẫn đang là thách thức lớn. Tỷ suất sinh tại các huyện miền núi là15,3 ‰ cao hơn mức trung bình toàn tỉnh 2‰, tỷ lệ sinh con thứ 3 chiếm 15% (toàn tỉnh là 14%), số con trung bình là 2,7 (toàn tỉnh là 2,54).

Ông Nguyễn Đình Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chất lượng dân số tại các dân tộc thiểu số từng bước được nâng cao, các hoạt động, mô hình can thiệp được triển khai đa dạng, nhiều loại hình; tác động vào nhiều nhóm đối tượng nhằm cải thiện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh và trẻ sơ sinh được sàng lọc một số bệnh tật, dị tật bẩm sinh hàng năm được tăng cao. Tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng, song hiện nay vùng DTTS và miền núi Thanh Hóa vẫn là vùng chậm phát triển, còn nhiều khó khăn".

Ông Tuấn cho biết, để nâng cao chất lượng sống của đồng bào vùng DTTS, trong thời gian tới cần tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, của các ban ngành đoàn thể đối với việc bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức, các mô hình tuyên truyền, giáo dục về dân số và hoạt động dịch vụ dân số thích hợp với đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức thay đổi hành vi về dân số - kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chế độ dinh dưỡng đối với bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi. Tiếp tục duy trì, thực hiện các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số đối với các dân tộc thiểu số; tổ chức thực hiện mô hình, Đề án một cách sáng tạo, thích hợp và hiệu quả.

Gia Hân

Ngọc Hưng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top