Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thấy gì sau vụ thu giữ hơn nửa triệu bao cao su trôi nổi trên thị trường?

Thứ năm, 07:00 03/12/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Vừa qua, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã thu giữ hơn 600.000 bao cao su (BCS) không có hóa đơn chứng từ và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đây là vấn đề đáng lo ngại về chất lượng bao cao su cũng như các phương tiện tránh thai khác đang trôi nổi trên thị trường. Tổng cục DS-KHHGĐ đã đề nghị Chi cục QLTT Hà Nội tiến hành tiêu hủy số BCS trên theo đúng quy định của pháp luật.

 

Cán bộ dân số huyện Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai cho người dân. Ảnh: P.V
Cán bộ dân số huyện Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai cho người dân. Ảnh: P.V

 

Nguy hại khôn lường từ hàng “trôi nổi”

Theo báo cáo của Chi cục QLTT Hà Nội ngày 15/8, có hơn 600.000 chiếc bao cao su (BCS) do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ và không rõ nguồn gốc xuất xứ đã bị bắt giữ. Ngay sau khi Chi cục QLTT gửi công văn về việc cho ý kiến chuyên môn giải quyết, Tổng cục DS-KHHGĐ đã khẳng định: Những BCS không có xuất xứ rõ ràng sẽ không đảm bảo an toàn cho người sử dụng và đề nghị Chi cục QLTT Hà Nội tiến hành tiêu hủy số BCS trên theo đúng quy định của pháp luật.

Ông Đỗ Ngọc Tấn, Vụ trưởng Vụ Quy mô DS-KHHGĐ, Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Ngoài các sản phẩm được cung cấp trong chương trình DS/KHHGĐ/SKSS được quản lý nghiêm ngặt, vẫn còn nhiều mặt hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ được đưa vào thị trường. Hiện nay, trên thị trường có nhiều BCS cũng như một các phương tiện tránh thai (PTTT) khác rất đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã và được nhập khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch, khó quản lý. Trong đó, có rất nhiều PTTT của Trung Quốc và một số nước khác chuyển sang nhưng không có cơ quan, đơn vị nào quản lý và kiểm tra giám sát chất lượng.

Đối với BCS trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, khi dùng rất dễ gây hậu quả như mang thai ngoài ý muốn, lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh qua đường tình dục. Qua công tác kiểm tra cho thấy, nhiều hiệu thuốc, cửa hàng cung cấp các PTTT tại một số địa phương, khi được yêu cầu xuất trình hóa đơn, chứng từ về các PTTT đều không có.

Trên thực tế, Tổng cục DS-KHHGĐ mới chỉ quản lý được chất lượng những PTTT mà mình cấp, còn những PTTT trên thị trường thì hiện nay hầu như đang bỏ ngỏ. “Các sản phẩm này chưa được kiểm soát, quản lý về chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng. Do đó, để bảo vệ sức khỏe người dân, tăng cường cung cấp thông tin cho người dân về các sản phẩm PTTT, hàng hóa SKSS có chất lượng là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, vấn đề xã hội hóa PTTT và quản lý nguồn phương tiện này là một việc làm rất cấp bách”, ông Tấn nhấn mạnh.

Cần giám sát, quản lý chặt chẽ

Vấn đề đáp ứng nhu cầu PTTT, hàng hóa SKSS cho người dân đang là một thách thức lớn đối với Chương trình DS-KHHGĐ. Nhu cầu PTTT ngày càng gia tăng do số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ cao hơn số phụ nữ ra khỏi độ tuổi sinh đẻ và sẽ đạt cực điểm vào năm 2025. Trong khi đó, nguồn lực PTTT ngày càng giảm.

Trước năm 2009, hầu hết các PTTT tại Việt Nam đều do các tổ chức quốc tế hỗ trợ, đảm bảo nhu cầu bình dân. Sau năm 2009, khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế giảm hẳn và hầu như chỉ còn ở một vài dự án nhỏ lẻ. Ngân sách nhà nước chỉ đảm bảo nhu cầu PTTT, hàng hóa SKSS cho những đối tượng chính sách, phần còn lại do thị trường cung ứng.

Ông Đỗ Ngọc Tấn cho hay, từ năm 1993, Việt Nam đã triển khai tiếp thị xã hội về PTTT cho người dân. Chương trình đóng góp một phần rất lớn vào việc giảm gánh nặng ngân sách và làm thay đổi hành vi của người dân để đảm bảo nhu cầu tránh thai cho họ. Với chương trình này, nhà nước trợ giá một phần để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách cũng như những chương trình miễn phí. Còn đối tượng chủ yếu là những người dân có mức thu nhập từ trung bình trở lên sẽ tự nguyện đóng một phần kinh phí. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, kinh phí để mua tiếp thị xã hội cũng hạn chế. Chương trình mới chỉ chú trọng đến các đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, còn những đối tượng khác như học sinh, sinh viên, những người có nhu cầu dùng PTTT thì chúng ta chưa đáp ứng được. Do vậy, theo ông Đỗ Ngọc Tấn, thị trường là một trong những kênh đáp ứng tốt việc cung cấp PTTT, song chất lượng của nhiều PTTT không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường đang là một thực trạng đáng lo ngại.

Theo đánh giá cách đây 2 năm của Tổ chức Crown về chất lượng BCS ở thị trường Hà Nội và TPHCM là có vấn đề. Có đến hơn 20% BCS không đảm bảo chất lượng. Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, rất nhiều các hội nghị, hội thảo đã được tổ chức để xem xét, đưa vấn đề PTTT vào quản lý một cách bài bản để đảm bảo chất lượng PTTT cho người dân.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ đã có khuyến nghị và đề nghị Bộ trưởng cho phép sửa đổi Thông tư 44, là chuyển tất cả các PTTT từ hàng hóa thông thường (như BCS, màng ngăn…) vào danh mục hàng hóa có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hàng hóa này thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế. Hiện nay, chúng ta đã và đang tích cực thực hiện việc thay thế và bổ sung Thông tư 44 trong thời gian sớm nhất.

Quyết định 17/2013/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổ chức bộ máy, quyền hạn, chức năng của Tổng cục DS-KHHGĐ đã ghi rõ về việc quản lý, xây dựng quy chuẩn để quản lý toàn bộ PTTT để cung cấp cho người dân. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã có văn bản Số 5141/BYT-TCDS chỉ đạo thực hiện trên toàn quốc. Trong đó, giao cho Tổng cục DS-KHHGĐ là cơ quan quản lý chất lượng, kiểm tra giám sát về chất lượng PTTT cung ứng trên thị trường toàn quốc. Để đảm bảo định hướng đó, ngày 18/11/2015 vừa qua, Bộ Y tế có Quyết định số 4911/QĐ-BYT về danh mục PTTT và hàng hóa trong danh mục quản lý của Tổng cục DS-KHHGĐ. Đây là một trong những văn bản rất có giá trị trong việc xem xét các PTTT và hàng hóa trong chương trình để đảm bảo chất lượng PTTT cho người dân.

 

Vinh danh “Giải vàng chất lượng vì sức khỏe gia đình Việt”

Để bảo vệ sức khỏe người dân, tăng cường cung cấp thông tin cho người dân về các sản phẩm PTTT, hàng hóa SKSS có chất lượng là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Hội KHHGĐ Việt Nam tổ chức Chương trình xét tặng “Giải vàng chất lượng Vì Sức khỏe gia đình Việt năm 2015” với sự hỗ trợ tích cực của Cơ quan đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc và Tổ chức Marie Stopes International tại Việt Nam.

Chương trình xét tặng “Giải vàng chất lượng Vì Sức khỏe gia đình Việt” sẽ được tổ chức 2 năm một lần vào dịp kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) và Tháng Hành động Quốc gia về Dân số. Đêm hội vinh danh “Giải vàng chất lượng vì sức khỏe gia đình Việt” được tổ chức ngày 20/12 và được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình Quốc hội. Các sản phẩm đạt “Giải vàng chất lượng vì sức khỏe gia đình Việt năm 2015” sẽ được giới thiệu trong ấn phẩm “Trang vàng sản phẩm – Dịch vụ vì Sức khỏe gia đình Việt”.

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Top