Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng cường công tác sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, sơ sinh: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thứ tư, 08:44 06/01/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tại Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác sàng lọc - chẩn đoán trước sinh và sơ sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2015.

 

Tập huấn lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh để sàng lọc bệnh tật. Ảnh: P.V
Tập huấn lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh để sàng lọc bệnh tật. Ảnh: P.V

 

Linh hoạt chuyển hướng mục tiêu chiến lược dân số

Tại Hội nghị, TS Lê Cảnh Nhạc- Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục DS - KHHGĐ khuyến cáo: TP Cần Thơ hiện đang nằm trong vùng có mức sinh thấp. Do đó, cần chuyển hướng mục tiêu chiến lược dân số, nâng mức sinh đạt mức sinh thay thế với phương châm vận động: Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con. Đồng thời tập trung nâng cao chất lượng dân số thông qua nhiều hoạt động, đặc biệt là Chương trình sàng lọc - chẩn đoán trước sinh và sơ sinh vùng ĐBSCL.

Từ năm 2012, Trung tâm Sàng lọc - chẩn đoán trước sinh và sơ sinh TP Cần Thơ được Tổng cục DS - KHHGĐ phối hợp với thành phố đặt nền móng đầu tư quỹ đất trên 1.600m2 , xây dựng trụ sở và trang thiết bị hiện đại từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia hơn 18 tỉ đồng để triển khai hiệu quả việc sàng lọc - chẩn đoán trước sinh và sơ sinh giúp các cặp vợ chồng sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

Sau 3 năm thực hiện, hơn 41.000 ca được sàng lọc trước sinh, phát hiện trên 1.000 trường hợp bất thường về hình thái và nhiễm sắc thể, chấm dứt thai kỳ 126 ca dị tật nặng. Tổng số sàng lọc sơ sinh gần 50.000 ca, chẩn đoán gần 300 ca thiếu men G6DP, suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, tim bẩm sinh và nguy cơ cao khiếm thính. Năm 2015, Trung tâm Sàng lọc - chẩn đoán trước sinh và sơ sinh triển khai thành công kỹ thuật QF-PCR chẩn đoán di truyền trước sinh, bởi thiết bị hiện đại duy nhất ĐBSCL.

Năm 2015, Tổng cục DS - KHHGĐ tiếp tục đầu tư kinh phí cho trung tâm thực hiện các hoạt động sàng lọc tại 12 tỉnh ĐBSCL. Đây cũng là năm đầu tiên, trung tâm phụ trách chuyên môn kỹ thuật 12 tỉnh, thành phố thực hiện Đề án, kết quả đạt 98% chỉ tiêu trên giao. Bên cạnh đó, trung tâm còn tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế, dân số...  Hiệu quả Chương trình sàng lọc - chẩn đoán trước sinh và sơ sinh là triển khai các hoạt động sàng lọc đến cộng đồng. Qua đó đánh giá ý thức người dân khi tiếp cận dịch vụ này.

Rà soát để ban hành khung giá dịch vụ y tế hợp lý

Tại Hội nghị, đại diện ngành Dân số các tỉnh, thành như: Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang chia sẻ kinh nghiệm trong việc sàng lọc - chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Đồng thời, kiến nghị những vướng mắc cần tháo gỡ trong chương trình sàng lọc như: Chưa có khung giá các dịch vụ sàng lọc - chẩn đoán trước sinh và sơ sinh; cần tăng chỉ tiêu mẫu giấy thấm lấy máu gót chân; đề nghị bảo hiểm y tế chi trả các dịch vụ sàng lọc - chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cũng như ban hành chủ trương bắt buộc sàng lọc…

Thay mặt Tổng cục DS - KHHGĐ, TS Lê Cảnh Nhạc đã lần lượt giải đáp, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị. Về khung giá các dịch vụ sàng lọc - chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, trên cơ sở kiến nghị của các bệnh viện, Tổng cục DS - KHHGĐ đang rà soát để ban hành khung giá dịch vụ y tế hợp lý. Về đề nghị bảo hiểm chi trả các dịch vụ này, Tổng cục DS - KHHGĐ và Bộ Y tế đã đề nghị Bảo hiểm Xã hội nhưng chưa có kết quả. Hiện nay, quan trọng nhất vẫn là truyền thông tư vấn, nâng cao nhận thức để chuyển đổi hành vi cộng đồng. Do vậy, nhiệm vụ hàng đầu của ngành Dân số, y tế và các đơn vị chức năng là chung tay vận động nâng cao ý thức cộng đồng.

Theo TS Lê Cảnh Nhạc, ĐBSCL cần chuyển hướng chiến lược dân số từ kiểm soát mức sinh sang nâng cao chất lượng dân số. Trước hết, phải định hướng tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền có chủ trương, quan tâm các dự án đầu tư kinh phí cho Chương trình về dân số, đặc biệt Chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Song song đó, chú trọng truyền thông để người dân nâng cao hiểu biết về lợi ích của hoạt động sàng lọc - chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân. Chương trình miễn phí cho đối tượng yếu thế (như hộ nghèo, cận nghèo…), còn chủ yếu hướng đến vận động xã hội hóa để người dân tự nguyện tham gia dịch vụ. Qua đó, góp phần chuyển đổi dần nhận thức của cộng đồng, tự chi trả các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ nói chung, giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước.

Trung tâm Sàng lọc - chẩn đoán trước sinh và sơ sinh TP Cần Thơ có đặc thù nằm trong vùng mức sinh thấp. Vì thế, vấn đề nâng cao chất lượng dân số được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chuyển hướng chiến lược dân số ở khu vực ĐBSCL. Các chuyên gia chia sẻ:  Dịch vụ sàng lọc trước sinh - sơ sinh được triển khai mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng và quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại khu vực.Vấn đề đặt ra không còn là giảm sinh nữa mà mỗi cặp vợ chồng phải sinh đủ hai con, những đứa trẻ khỏe mạnh để vừa đạt mức sinh thay thế, vừa nâng cao chất lượng giống nòi.

 

Sinh con có trách nhiệm

Thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh, nếu không phát hiện thấy bất thường thì người mẹ và gia đình có thể yên tâm về tình trạng phát triển của thai nhi.

Trường hợp không may phát hiện bất thường khi sàng lọc trước sinh thì gia đình được tư vấn chọn hướng xử lý thích hợp, tránh sinh ra những thai nhi có dị tật, dị dạng không thể chữa trị, hoặc không may phát hiện bệnh khi sàng lọc sơ sinh, trẻ sẽ được điều trị sớm, được hướng dẫn và theo dõi điều trị suốt đời. Được điều trị sớm, trẻ sẽ phát triển gần như bình thường. Không được điều trị hoặc điều trị muộn trẻ có thể bị ngu đần hoặc các biến chứng nặng nề khác.

Như vậy, việc sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh nhằm giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ.

Thu Sương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Top