Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng chiều cao người Việt bằng cách nào: Đột phá ở 1.000 ngày đầu đời

Thứ sáu, 10:11 04/09/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Khi thấy các cô gái cao ráo xinh đẹp thi hoa hậu, các chàng trai cao lớn thi các giải người mẫu, thậm chí đoạt giải Nam vương toàn cầu, nhiều người ảo tưởng chiều cao của người Việt đã “rất ổn”. Nhưng trên thực tế, đó chỉ là con số ít, đa phần người Việt có chiều cao thuộc tốp thấp nhất trong khu vực. Hiện nam giới trưởng thành chỉ cao 1m64, nữ giới cao 1m53, thua kém 10,7cm so với chuẩn.

 

Tập luyện thể thao là một trong những yếu tố quan trọng phát triển thể lực và chiều cao. 	Ảnh: Chí Cường
Tập luyện thể thao là một trong những yếu tố quan trọng phát triển thể lực và chiều cao. Ảnh: Chí Cường

 

Cầu thủ U19 quá tuổi tăng chiều cao

Đó là khẳng định từ Viện Khoa học thể dục thể thao Việt Nam, căn cứ vào độ tuổi cùng kết quả đo khung xương của các cầu thủ sau khi giải U19 quốc tế năm 2014 kết thúc. Qua rất nhiều giải U19 quốc tế, Việt Nam được đánh giá là có các cầu thủ chơi hay, kỹ thuật tốt nhưng không có được thành tích cao bởi nền tảng thể lực kém. Đối với người dân, bóng đá là môn thể thao vua và mọi sự kỳ vọng vào chiến thắng của đội chủ nhà luôn là niềm tự hào dân tộc.

Bác Nam Trung (ngõ 194 Kim Mã, Hà Nội) là một trong những người hâm mộ bóng đá nói: “Mỗi lần nhìn thấy các cháu đá là tim tôi cứ náo nức. Rất yêu quý và kỳ vọng, mỗi trận thắng mình rất sướng, nhưng những lần thua vì thể lực nói thật rất buồn. Nhưng thể lực, tầm vóc mình chỉ có thế nên tôi cũng mong mọi người phải biết được điểm mạnh – yếu để yêu đội bóng cho đúng. Đừng hô hào khi thắng và “ném đá” khi thua”.

Theo số liệu thống kê từ các chuyên gia tiến hành đo đạc chỉ số cơ thể của các cầu thủ U19 thì nếu như thể lực, đặc biệt là độ dày cơ thể của các cầu thủ U19 Việt Nam có thể thay đổi lớn thì chiều cao của họ lại gần như không thể cải thiện. Những cầu thủ nổi bật nhất như: Công Phượng cao 1m68, Tuấn Anh 1m71, Xuân Trường 1m76, Đông Triều 1m70, Lê Văn Trường 1m79, Đức Huy 1m72… đều sinh năm 1995 và gần như đã hết khả năng phát triển chiều cao. Một số cầu thủ khác nhỏ tuổi hơn có thể tăng thêm vài centimet chiều cao trong những năm tới, còn lại hầu hết các cầu thủ đều đã qua 18 tuổi, khung xương đã đóng lại nên không thể phát triển thêm chiều cao.

Có thể thấy, chiều cao, thể lực là một trong những yếu tố tiên quyết của các bộ môn thể thao và đang được quan tâm trong nhiều lĩnh vực như thời trang, hàng không, giải trí… “Muốn làm tiếp viên hàng không, người mẫu thì phải ăn nhiều vào”, các ông bố, bà mẹ thường nói với con cũng như an ủi mình để kỳ vọng vào tầm vóc của con em mình. Nhiều người thở dài khi thấy con mình còi cọc nhảy loi choi “con ước mơ làm cầu thủ”. Có người tự trào rằng “gene thấp bé thì lấy đâu ra con cái cao to”.

Hiện nay, khoa học đã tìm ra 4 nhóm ảnh hưởng đến chiều cao, tầm vóc, thể lực bao gồm: Gene, thể dục thể thao, môi trường sống và chế độ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, trong đó gene chỉ chiếm khoảng 25%, còn lại 75% là do yếu tố môi trường. Điều đó cũng giải thích tại sao chúng ta và người dân các nước châu Á cùng hệ gene với nhau nhưng Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… lại có sự khác biệt? Nó nằm ở 3 nhóm yếu tố còn lại. Chúng ta vẫn chưa làm tốt bằng họ bởi sự khác biệt  nằm ở các chương trình, kế hoạch nâng cao tầm vóc thể lực ở cấp độ từng gia đình, thành phố, quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030”. Tuy nhiên, việc thiếu kinh phí khiến Đề án đã qua 1/4 thời gian vẫn đang giẫm chân tại chỗ cũng khiến những người quan tâm đến vấn đề này lo lắng.

Yếu tố quyết định ở giai đoạn 1.000 ngày đầu đời

Trao đổi bên lề Diễn đàn khoa học nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2015 - 2030 vừa diễn ra tại Hà Nội, TS. BS Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) cho rằng, để cải thiện tầm vóc, thể lực của thế hệ tương lai, giai đoạn 1.000 ngày đầu đời có ý nghĩa quyết định.

Khoa học đã chỉ ra rằng, những năm đầu đời (0-5 tuổi) là ưu tiên số một. Trong đó, giai đoạn 1.000 ngày đầu đời tính từ lúc người mẹ thụ thai đến lúc trẻ 2 tuổi là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, về mặt phát triển trí tuệ thì đến 80% bộ não phát triển trong những năm đầu đời và nếu không được sớm "lập trình" để phát triển ngay từ giai đoạn này thì việc tác động vào những giai đoạn sau sẽ mất thời gian và tốn kém hơn rất nhiều. Về mặt thể lực, khoa học cũng chứng minh, toàn bộ nguyên nhân thấp còi ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao, cân nặng của trẻ  chủ yếu xảy ra ở giai đoạn trong 2 năm đầu và thậm chí ngay cả trong thời gian bào thai. “Vì vậy, muốn giải quyết được vấn đề tầm vóc, thể lực cho thế hệ tương lai, chúng ta phải tác động đặc biệt trong 9 tháng mang thai và 2 năm sau khi ra đời”, TS.BS Trần Tuấn nhấn mạnh.

Những năm sau đó, bên cạnh vấn đề dinh dưỡng, thể dục, thể thao và chăm sóc sức khỏe tốt sẽ tạo thành một sức mạnh tổng lực để nâng tầm vóc của trẻ lên. TS Nguyễn Bá Thủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội KHHGĐ Việt Nam cho biết, người có tầm vóc cao to thường chiếm ưu thế trong việc phát triển thể chất, tinh thần, giao tiếp so với người thấp bé nhẹ cân. Họ có tiền đề thuận lợi trong học tập, năng suất lao động và tuyển dụng nghề nghiệp.

Nhật Bản và một số quốc gia khác đã ứng dụng thành công các giải pháp đồng bộ về dinh dưỡng và thể dục thể thao để trực tiếp tác động đến hệ xương, nâng cao tầm vóc thân thể, chức năng cơ thể, đồng thời trực tiếp phát triển thể lực nhân dân. Từ năm 1950 – 1970, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chương trình tăng chiều cao thân thể người Nhật bằng các giải pháp đồng bộ, trực tiếp là dinh dưỡng và thể dục, thể thao hợp lý đối với con người từ bào thai tới 18 tuổi. Nhờ vậy mà những thanh niên độ tuổi trung bình (20 tuổi) ở Nhật Bản những năm 1980 đã cao hơn so với các thanh niên không được thụ hưởng chương trình khoảng 10cm.

Theo nhiều chuyên gia, mặc dù giờ đây điều kiện kinh tế đã tốt hơn, nhưng chính thói quen ăn uống thiếu khoa học của người Việt là một trong những nguyên nhân chính khiến chúng ta vẫn thấp bé nhẹ cân. Nhiều người chủ yếu là ăn theo sở thích và thói quen hơn là ăn uống theo chế độ khoa học. Nhiều bếp ăn tập thể cũng không có mô hình dinh dưỡng hợp lý. PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho rằng, người nấu bếp phải biết cho ăn như thế nào cho có khoa học. Khoa học là ăn bao nhiêu thịt, bao nhiêu tinh bột, bao nhiêu rau, rau loại gì, thế nào là vừa đủ, tốt cho sức khoẻ... Có như vậy mới góp phần cải thiện sức khoẻ người Việt. Hiện giờ chúng ta vẫn chỉ chú trọng dạy nấu làm sao cho ngon, theo kiểu Việt Nam, nhưng chưa có tính khoa học. Nghiên cứu khẩu phần ăn của nhóm trẻ lứa tuổi học đường của Viện Dinh dưỡng cho thấy, mức đáp ứng nhu cầu năng lượng chỉ bằng 61,9%, vitamin A là 45,8%, vitamin C là 56,7%, sắt là 48% và protein là 95% so với khuyến cáo của Bộ Y tế.

Bà Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết: Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi học đường, cụ thể là học sinh tiểu học như sau: Nhu cầu glucid từ 61 - 70% tổng năng lượng, trong đó đường tinh chế không quá 10%; Nhu cầu chất xơ tối thiểu là 14g/1.000 kcal; Nhu cầu các chất khoáng và vitamin như canxi (mg) là 700, sắt (mg) là 11,9, vitamin A (mcg) là 500, vitamin D (mcg) là 5…

 

Chia sẻ về thông tin chiều cao người Việt thấp nhất khu vực châu Á của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, TS.BS Trần Tuấn cho rằng, đây là một thông điệp buồn khi mà khoa học đã chỉ rõ cho chúng ta cách thức để phát triển tầm vóc con người hiệu quả hơn. “Hy vọng rằng, Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 sẽ có sự điều chỉnh để mang đến những thông điệp tích cực hơn, vui hơn”, TS.BS Trần Tuấn chia sẻ.

 

Chọn “giai đoạn vàng” để kích chiều cao

Có 3 giai đoạn quyết định về chiều cao con người. Giai đoạn trong bào thai: 9 tháng mang bầu, người mẹ cố gắng tăng cân 10-12kg để trẻ sơ sinh đạt chiều cao 50cm lúc chào đời (khoảng 3 kg); Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: Năm thứ nhất tăng 25cm, 2 năm kế tiếp tăng 10cm/năm; Giai đoạn tuổi dậy thì (trẻ em Việt Nam là 11-13 tuổi đối với nữ và 13-15 tuổi đối với nam): Chiều cao của trẻ nữ tăng mỗi năm khoảng 6cm và trẻ nam là 7cm. Đây chính là các giai đoạn cha mẹ cần chú ý cân đối dinh dưỡng cho con.

Giai đoạn tiếp theo, chiều cao phát triển rất chậm hoặc hầu như không tăng. Sự phát triển chiều cao thường dừng lại khi nữ 20 tuổi và nam 25 tuổi.

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Top