Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sinh đôi trai gái sau 12 năm điều trị vô sinh

Thứ hai, 15:05 05/08/2019 | Dân số và phát triển

Chị Du Thị Sáu và anh Nguyễn Văn Sử ôm hai con vào lòng nói đây là niềm mong mỏi gần 12 năm của hai vợ chồng.

Chị Sáu, 44 tuổi, ở Hà Nam. Chị kết hôn với anh Sử năm 2007, từ đó suốt 12 năm chạy chữa vô sinh hiếm muộn, đến năm 2018 mới có tin vui. Ngày 25/1/2018, chị sinh đôi một trai một gái, bé gái nặng 1,2 kg, còn bé trai nặng 1,5 kg, đặt tên Nguyễn Quang Sự và Nguyễn Thị Hoa. Gia đình ngoài mẹ già gần 80 tuổi, kể từ nay có thêm tiếng cười trẻ thơ, "trọn vẹn và ấm áp", chị Sáu nói.

Vợ chồng đều làm nông, nuôi lợn, gà với vài sào ruộng nhỏ nên thu nhập chỉ "ba cọc ba đồng". Dành dụm được bao nhiêu đổ dồn vào chữa bệnh, nghe ai mách ở đâu có thầy giỏi là đến. Kinh tế dần kiệt quệ. Đầu năm 2017, hồ sơ vợ chồng chị Sáu được Bệnh viện Bưu Điện, Hà Nội, chọn để hỗ trợ kinh phí thụ tinh trong ống nghiệm.

"Gia đình mà thiếu vắng tiếng trẻ thơ thì đâu còn trọn vẹn, nên tôi quyết định thử vận may mình lần nữa", chị Sáu nói.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Trưởng Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Bưu điện, cho biết các cặp vợ chồng có thời gian chung sống 12 tháng và tần suất tình dục từ 2 lần mỗi tuần, không dùng biện pháp tránh thai nào mà chưa có tin vui thì nên đi khám sớm để điều trị. Nguyên nhân vô sinh có thể do chồng có vấn đề về tinh trùng, rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh... Viêm nhiễm, quai bị, bất thường nhiễm sắc thể, gene cũng là nguyên nhân. Đối với nữ, nguyên nhân phổ biến nhất là viêm nhiễm, viêm dính vòi tử cung, nhiễm lậu cầu, lạc nội mạc tử cung, dị dạng hệ dinh dục- tiết niệu...

Vợ chồng chị Sáu, nguyên nhân chính là do chất lượng tinh trùng chồng nên được bác sĩ Nhã tư vấn tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và thành công ngay trong lần cấy phôi đầu tiên. Anh Trần Như Dũng, 58 tuổi, anh rể của chị Sáu là người đồng hành cùng gia đình từ ngày đầu tiên chữa trị. Anh phụ giúp hai vợ chồng về kinh tế và thỉnh thoảng chăm sóc cháu ở viện.

"Trộm vía hai cháu đều ngoan ngoãn, có nếp có tẻ. Chúng tôi chờ giây phút này rất lâu rồi", anh nói.

Sinh đôi trai gái sau 12 năm điều trị vô sinh  - Ảnh 1.

Vợ chồng chị Sáu, anh Sử hạnh phúc bên hai con. Ảnh: Thùy An.

Cũng hơn 7 năm chạy chữa, anh Trần Tiến Hùng và chị Đinh Thị Lan Phương ở Hà Nam mừng rỡ khi làm IVF thành công và nhận được "trái ngọt kép" là hai bé Minh Tuấn và Minh Tuệ. Theo anh Hùng, hai vợ chồng kết hôn năm 2010 nhưng mãi không có tin vui dù đi khắp từ Nam ra Bắc. " Hành trình đấy vô cùng gian nan, mệt mỏi thậm chí tuyệt vọng", anh Hùng nói.

Bác sĩ Vệnh viện Bưu điện kết luận chị Phương bị hẹp vòi trứng, khó có con tự nhiên nên được tư vấn làm biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đó, anh Hùng thuê nhà ở gần viện để tiện chăm sóc vợ, vừa làm thêm để trang trải viện phí. Ngày 1/12/2018, chị Phương " mẹ tròn con vuông", điều ước có con, làm mẹ nay đã thành sự thật.

Ước tính, cứ 100 trẻ sơ sinh thì có một trẻ sinh ra nhờ biện pháp hỗ trợ sinh sản. Tỷ lệ này thay đổi ở từng quốc gia, địa lý, trình độ phát triển và y tế của quốc gia đó. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ vô sinh trên thế giới năm 2010 là 1,9-10,5%, tùy địa lý và đặc điểm nhân chủng học khác nhau.

Tại Việt Nam,  năm 2010, tỷ lệ vô sinh là 7,7%, cao nhất ở Khánh Hòa với 13,9% và thấp nhất ở Hài Phòng và Quảng Ninh là 3,8-3,9%.

Hiện nay, các phương pháp hỗ trợ sinh sản ngày càng phát triển và được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam như thụ tinh nhân tạo (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng từ mào tinh (PESA), lấy tinh trùng từ tinh hoàn (PESE), trữ đông phôi bằng phương pháp thủy tinh hóa, trữ lạnh trứng... Trong đó, IVF là biện pháp phổ biến.

Theo bác sĩ Nhã, khi thụ tinh bằng ống nghiệm vợ chồng cần chuẩn bị thời gian, tâm lý, tài chính và hạn chế "ai mách đâu đi đó" mà phải tìm hiểu cơ sở y tế có chất lượng để đến khám và mang hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, cả hai vợ chồng phải duy trì sức khỏe thể chất và lối sống lành mạnh, không hút thuốc, rượu, bia, hạn chế stress, tập thể dục...

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top