Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phụ nữ ngày càng... lười sinh

Thứ hai, 10:19 24/11/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nếu như năm 1950, trung bình mỗi bà mẹ sinh 5 con thì đến năm 2000 chỉ sinh 3 con và đến năm 2050, dự báo sẽ còn 2,19 con. Mức sinh của các châu lục hiện nay, trừ châu Phi, đã ở mức xung quanh 2,1 con/bà mẹ. Tại châu Âu, chỉ còn 1,6 con/bà mẹ. Mức sinh giảm, số trẻ sinh ra giảm, tất yếu dẫn đến số người bước vào nhóm tuổi thanh niên sẽ giảm.

 

Sự vất vả, tốn kém trong việc nuôi dưỡng trẻ là một trong những nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ không muốn sinh con. 	
Ảnh: T.L
Sự vất vả, tốn kém trong việc nuôi dưỡng trẻ là một trong những nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ không muốn sinh con. Ảnh: T.L

 

Mức sinh trên thế giới ngày càng sụt giảm

Báo cáo số liệu Thanh niên Thế giới năm 2013 của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ (PRB) cho thấy, trên thế giới hiện nay, thanh niên (nhóm dân số từ 10-24 tuổi) là hơn 1,8 tỷ người, chiếm 25% tổng dân số thế giới.

Trong số hơn 1,8 tỷ thanh niên có tới 88% thanh niên tập trung tại các nước đang phát triển. Nếu phân theo các châu lục, châu Á vẫn đứng đầu thế giới về số lượng thanh niên với hơn 1,1 tỷ, chiếm gần 61%. Điều này cũng dễ hiểu bởi hai cường quốc dân số là Trung Quốc và Ấn Độ đều thuộc về châu Á. Tiếp theo châu Á là lục địa đen châu Phi với 344 triệu thanh niên, châu Mỹ với 338 triệu thanh niên. Vị trí thấp nhất thuộc về châu Đại Dương với chưa đầy 9 triệu thanh niên.

Cũng theo báo cáo trên, dự báo đến năm 2050, thế giới sẽ có khoảng gần 1,9 tỷ thanh niên, chiếm 20% dân số thế giới. Trong vòng 37 năm nữa (2013-2050), thế giới chỉ tăng thêm 100 triệu thanh niên, tức mỗi năm chỉ tăng có 2,7 triệu thanh niên. Đáng lưu ý là, mức tăng này chỉ ở châu Phi còn các châu lục khác đều giảm. Điều này được lý giải bởi mức sinh trên thế giới đang ngày càng sụt giảm.

Mặc dù số lượng thanh niên các châu lục có sự tăng giảm khác nhau nhưng đều có điểm chung là tỷ trọng thanh niên trong tổng dân số các châu lục và trên toàn thế giới đều giảm. Ngoài nguyên nhân bởi mức sinh nói trên, tỷ trọng này còn bị tác động bởi nhóm dân số cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) đang ngày càng tăng lên nhanh chóng. Các nhà nhân khẩu học đã gọi thế kỷ này là thế kỷ của già hóa dân số thế giới.

Gánh nặng tảo hôn,kết hôn sớm và sinh con sớm

Chiếm 25% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, thanh niên thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, giáo dục đào tạo, việc làm, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Tại một số quốc gia, tỷ lệ vị thành niên nhiễm HIV rất cao, đặc biệt với nữ như Lesotho, South Africa, Swaziland và Mozambique từ 8,2-15,4%.

Báo cáo của Cơ quan AIDS Liên Hợp Quốc mới đây cho thấy, hiện trung bình có 3,3 triệu trẻ em (dưới 15 tuổi) bị HIV, mỗi ngày có 700 trẻ  bị lây nhiễm HIV và cũng có 600 em bị chết vì các bệnh có liên quan đến AIDS. Trong số các bà mẹ mang thai bị HIV và mang thai, chỉ có 62% bà mẹ được theo dõi, điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Như vậy, có ít nhất 40% đứa trẻ sinh ra có nguy cơ rất cao bị nhiễm HIV.

Báo cáo của PRB cho thấy, tại châu Phi vẫn còn 11% nữ thanh niên kết hôn từ tuổi 15. Đặc biệt tại một số nước như Niger, Chad, Mali, Guinea, Nigeria, Mozambique, Eritrea con số này là từ 20-36%. Tại Tây Á, một số nước có tỷ lệ cao như Bangladesh 29%, Afghanistan 15%, Ấn Độ 13%... Khu vực Trung Mỹ và vùng Caribbean, Nam Mỹ là 8%, riêng Cộng hòa Dominican 12% và Brazil 11%.

Tỷ lệ nữ thanh niên kết hôn ở tuổi 18 còn cao hơn nữa và thường ở mức 30-40% tại các châu lục, trừ những châu lục và khu vực phát triển trên thế giới. Gần một nửa phụ nữ trong độ tuổi 20-24 ở khu vực Trung Đông và Tây Phi kết hôn ở tuổi 18 như Yemen, Sudan, Somali, South Sudan...

Luật pháp hầu hết các quốc gia cho phép phụ nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn. Tuy nhiên việc kết hôn, sinh con sớm sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ, trẻ em và hạn chế các cơ hội tiếp cận về giáo dục, việc làm của chính họ. Trên thế giới cứ 1.000 phụ nữ độ tuổi 15-19 thì có 52 bà mẹ sinh con. Tại một số quốc gia, con số này lên đến từ 100 - 200 bà mẹ vị thành niên như Niger, Mali, Liberia, Madagascar, Tanzania, Uganda…Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 95% các bà mẹ 15-19 tuổi sinh con là ở các nước đang phát triển.

Số liệu của Đối tác Dân số và Phát triển (PPD) cho thấy, trong số 25 nước thành viên của PPD, tỷ lệ mang thai của vị thành niên (15-19 tuổi) cao nhất là tại Ai Cập (9,6%) thấp nhất là Tunisia (0,9%). Trong số các nước thành viên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cao nhất là Bangladesh (6,1%) và thấp nhất là Việt Nam (1,6%). Tại khu vực giữa Saharan châu Phi, cao nhất là các nước Mali (5,4%), Uganda (5,7%), Zimbabwe (5,5%), thấp nhất là Nam Phi (2,3%). Tại khu vực châu Mỹ: Colombia (4,3%), Mexico (3,9%).

Điều tra Sức khỏe và Nhân khẩu của ICF Quốc tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ 15-19 tuổi mang thai và sinh con ở nông thôn cao gấp đôi thành thị. Tại Zimbabwe, Senegal và Colombia cứ 5 vị thành niên thì có hơn 1 em mang thai. Tỷ lệ vị thành niên ở những gia đình nghèo mang thai và sinh con nhiều hơn ở những gia đình khá giả. Tại Zimbabwe, Senegal, Colombia và Peru có hơn 1/4 nữ thanh niên 15-19 tuổi thuộc những gia đình nghèo mang thai và con số này luôn gấp từ 4-6 lần so với những em thuộc gia đình khá giả.

Vòng luẩn quẩn của đói nghèo, thất học

Tỷ lệ đi học chung của thanh niên toàn thế giới ở bậc trung học cơ sở là 72,5%. Tại các nước phát triển, tỷ lệ này là 100% và tại các nước kém phát triển chỉ có 39,5%. Một số nước ở châu Phi, tỷ lệ này là rất thấp, có nước dưới 30% thậm chí tới 10%, tức có tới 70 - 90% các em không được đến trường trung học cơ sở.

Đó là ở bậc học cơ sở, còn trung học phổ thông và cao đẳng, đại học còn thấp hơn nữa. Tỷ lệ này được tính chung cho nam và nữ, nếu tách riêng, tỷ lệ nữ luôn thấp hơn nam giới. Hầu hết các quốc gia, khu vực có tỷ lệ đi học chung của thanh niên còn thấp là ở các nước kém phát triển, nghèo đói, chiến tranh, bạo loạn. Điều đó đã làm mất đi các cơ hội được đến trường học tập, vui chơi của các em. Thất học sẽ buộc các em phải bươn trải kiếm sống sớm và vướng vào các cuộc hôn nhân sớm, sinh con sớm, nguy cơ bệnh tật cao rồi lại rơi vào cảnh túng quẫn. Đó thực sự là một vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo, thất học...

Có vô số các cuộc hôn nhân do sự ép buộc của cha mẹ và rất nhiều em còn chưa kịp kết thúc trung học phổ thông đã vội vã bước vào cuộc sống hôn nhân, sinh con và nuôi con đầy áp lực khi mà ở độ tuổi các em còn rất nhiều hạn chế trong nhận thức về cuộc sống gia đình, SKSS/SKTD và kỹ năng sống. Nhiều ông bố bà mẹ ngỡ là mang đến hạnh phúc cho con cái khi con yên bề gia thất sớm nhưng họ có đâu ngờ đó là sự ép buộc và vi phạm quyền con người. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ, mức độ bạo lực giới ở những gia đình kết hôn sớm thường cao hơn so với những gia đình cùng lứa tuổi nhưng kết hôn muộn hơn.

Các báo cáo gần đây đã ghi nhận những vụ việc lạm dụng, xâm hại tình dục vị thành niên liên tiếp xảy ra ở một số quốc gia Nam Á, Tây Phi và đặc biệt là tại đất nước hơn 1,2 tỷ người - Ấn Độ. “60% các vụ cưỡng hiếp tại Ấn Độ xảy ra khi nạn nhân ra ngoài cánh đồng vì nhà họ không có nhà vệ sinh”, đại diện Văn phòng Cảnh sát Ấn Độ cho biết. Những thiếu thốn về điều kiện vệ sinh đã đẩy cuộc sống của các nữ thanh niên ở quốc gia này luôn đối mặt với nạn quấy rối, xâm hại tình dục.

 

Thời khắc đặc biệt

Ngày 19/11 vừa qua, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA), phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Công bố báo cáo Tình trạng dân số thế giới 2014.

Chủ đề năm nay được lựa chọn là: Quyền năng của 1,8 tỷ thanh, thiếu niên- những người sẽ thay đổi tương lai. Đây là báo cáo thường niên, được công bố trên toàn cầu vào tháng 11 hàng năm. Theo ông Arthur Erken- Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam: Hiện nay, toàn thế giới có 1,8 tỷ thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 10-24 tuổi, chiếm 25% dân số thế giới. “Đây là thời khắc vô cùng đặc biệt của lịch sử nhân loại. Đây cũng là lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử  mà thế giới có nhóm dân số trẻ đông đảo như hiện nay”, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh.

P.V

Th.S  Lương Quang Đảng

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top