Hà Nội
23°C / 22-25°C

Pháp lệnh Dân số 2003: 10 năm thực hiện và vận hội dân tộc

GiadinhNet - Pháp lệnh Dân số (PLDS) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI ban hành ngày 09/01/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/5/2003.

Pháp lệnh Dân số 2003: 10 năm thực hiện và vận hội dân tộc 1

Mục tiêu Chiến lược Dân số và SKSS của Chính phủ đặt ra: Đến năm 2015, quy mô dân số Việt Nam không vượt quá 93 triệu người.
Ảnh: Chí Cường

Trải qua 52 năm (kể từ năm 1961) xây dựng và trưởng thành, công tác DS-KHHGĐ Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, được Đảng và Nhà nước ghi nhận với phần thưởng cao quý là Huân chương Độc lập hạng Nhất, được bạn bè và cộng đồng quốc tế thừa nhận thông qua Giải thưởng Dân số của Liên Hợp Quốc. Những thành tựu đó tạo nền tảng vững chắc để toàn thể đội ngũ những người làm công tác DS-KHHGĐ Việt Nam bước vào thời kỳ mới với nhiều vận hội mới.

Pháp lệnh Dân số - Văn bản pháp lý căn bản

Pháp lệnh Dân số (PLDS) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI ban hành ngày 09/01/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/5/2003. Cho đến nay, PLDS vẫn là văn bản pháp lý cao nhất của nước ta, điều chỉnh các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể trong lĩnh vực dân số. Với 7 Chương, 40 Điều, PLDS đã điều chỉnh các vấn đề liên quan đến kết quả của dân số (quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, phân bố và quản lý dân cư), đến quá trình dân số (quá trình sinh, tử, di cư) và quy định các biện pháp thực hiện công tác dân số...

Sau khi PLDS được ban hành đã có 23 Luật và Dự luật có những nội dung liên quan gần gũi, nhiều nội dung đã được “gợi mở” từ PLDS như: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Bình đẳng giới, Luật Cư trú, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Người cao tuổi, Dự luật Hộ tịch…

Để PLDS đi vào cuộc sống, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành hàng loạt các văn bản quy định chi tiết,  hướng dẫn thi hành như: Nghị định 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh; Nghị định 114/2006/NĐ-CP ngày 3/10/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em; Nghị định 90/2010/NĐ-CP ngày 18/8/2010 quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư... Tại địa phương, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố đều đã ban hành các văn bản triển khai PLDS ở địa phương.

Như vậy, PLDS đã thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng trong lĩnh vực dân số. PLDS là một trong những văn bản quy phạm pháp luật cao nhất, căn bản nhất để Nhà nước, các tổ chức và người dân tham gia trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ luật định, phù hợp với các Công ước, Điều ước và văn bản quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập. PLDS cùng với các văn bản dưới luật, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã tạo thành hệ thống văn bản pháp luật về dân số.

Những thành quả hết sức đáng trân trọng

10 năm thực hiện PLDS đã mang lại những thành quả hết sức đáng trân trọng và tự hào, khó mà có thể nói hết trong một bài báo. Dưới đây chỉ là một số rất ít trong những thành quả nổi bật đó.

Về mức sinh, nếu như năm 2002, số con trung bình/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta là 2,28 con thì năm 2012 còn 2,05 con. Việt Nam đã nhanh chóng đạt được mức sinh thay thế vào năm 2006 (2,09 con/phụ nữ), 3 năm sau khi Pháp lệnh ra đời và từ đó đến nay, liên tục dưới mức sinh thay thế. Tỷ lệ gia tăng dân số cũng giảm từ 1,17% (2002) xuống còn 1,06% (2012). Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đã giảm mạnh từ 21,7% (2002) xuống còn 14,2% (2012). Quy mô dân số nước ta năm 2002 là 79,54 triệu người, năm 2010 là 86,93 triệu người (thấp hơn so với mục tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010 do Chính phủ đặt ra là không vượt quá 89 triệu người). Đến 1/4/2012, quy mô dân số nước ta là 88,78 triệu người và chắc chắn đạt được mục tiêu Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản của Chính phủ đặt ra đến năm 2015 (quy mô không vượt quá 93 triệu người), bình quân mỗi năm tăng thêm 924.000 người. Điều đó đã minh chứng, PLDS đã đặt nền tảng cho sự thành công đó.

Về cơ cấu dân số, nhờ những thành công của chương trình DS-KHHGĐ trước đó, sau 4 năm thực hiện PLDS, chúng ta đã bước vào “kỷ nguyên vàng”, đó chính là thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, một thời kỳ chỉ có duy nhất một lần trong lịch sử phát triển nhân khẩu học của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Hiểu một cách đơn giản là cứ 2 người trong độ tuổi lao động (từ 15 - 64 tuổi)  mới phải “gánh” một người trong độ tuổi phụ thuộc (trẻ em - dưới 15 tuổi và người cao tuổi - trên 64 tuổi). Hơn 61 triệu người (chiếm 69% tổng dân số) đang ở độ tuổi lao động là một nguồn nhân lực khổng lồ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bản chất người Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo; một môi trường chính trị ổn định với các chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn; một xã hội hiền hòa, an toàn đã là những mãnh lực hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư quốc tế đến với Việt Nam. Các kinh tế gia hàng đầu, các viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới đã dự báo và kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành điểm sáng kinh tế, là con hổ của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Thành công trong lĩnh vực dân số đã mở ra một vận hội vô cùng lớn lao cho Tổ quốc, dân tộc. Các con rồng, con hổ kinh tế ở Đông Á, Đông Nam Á cất cánh bay lên cũng nhờ thời kỳ này. Chúng ta có thể trở thành con hổ, con rồng, có thể “sánh vai các cường quốc” như tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh hay không là ở thời kỳ này, khi chúng ta biết tận dụng “vận hội vàng”, “kỷ nguyên vàng” này vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước, dân tộc.

Tăng tuổi thọ là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của loài người mà Việt Nam đã đạt được. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay là 73 tuổi, nhưng kỳ vọng sống của người 60 tuổi trở lên đối với nam là 20 năm, nữ là 23 năm. Như vậy, kỳ vọng sống của những người đã đạt 60 tuổi sẽ là 80 tuổi với nam và 83 tuổi với nữ, tương ứng với các quốc gia đã phát triển.

Năm 2009, sau Tổng Điều tra dân số, các chuyên gia đã dự báo đến năm 2017, Việt Nam mới bước vào giai đoạn “già hóa dân số” (dân số 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số cả nước). Nhưng chỉ sau 2 năm, mọi dự báo đã trở lên lạc hậu, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn “già hoá dân số” từ năm 2011. Các nhà nhân khẩu học trong và ngoài nước dự báo rằng giai đoạn “già hóa dân số” chuyển sang giai đoạn “dân số già” (dân số 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số cả nước) còn nhanh hơn nhiều nước phát triển trên thế giới ví dụ như Pháp là 115 năm, Thụy Điển: 85 năm, Úc: 73 năm, Mỹ: 69 năm... trong khi Việt Nam chỉ mất có 16 - 18 năm.     

Chúng ta tự hào về tuổi thọ người Việt Nam nhưng đó cũng vừa là cơ hội vừa là thách thức khi cơ cấu dân số đã có những biến đổi hết sức mau lẹ và sâu sắc như vậy.

Cộng đồng quốc tế ghi nhận

Có được những thành tựu nêu trên, một phần cũng là nhờ sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục, kinh tế - xã hội nói chung nhưng một điều không thể phủ nhận đó là những thành công của các chương trình DS-KHHGĐ được khởi nguồn từ PLDS. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai tăng hàng năm. Các phương tiện, biện pháp tránh thai nói riêng và các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ nói chung ngày càng phong phú, đa dạng, thuận tiện cho người dân từ nông thôn tới miền núi, tới tận những vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc. Điều đó đã mang đến, mở rộng quyền được tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ của người dân trên mọi miền đất nước.

Mức sinh vì thế đã giảm, mức chết giảm, đặc biệt là tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi, dưới 5 tuổi, tỷ số tử vong bà mẹ đều giảm; đời sống người dân ngày một được cải thiện, thu nhập bình quân tăng. Những thành công trong lĩnh vực DS-KHHGĐ đã mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, kinh tế, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao vị thế người phụ nữ trong gia đình và xã hội, thực hiện bình đẳng giới, thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển mà phần nhiều là do thực hiện tốt PLDS.

Việt Nam được Liên Hợp Quốc (LHQ) đánh giá là một trong những điển hình trên thế giới trong việc thực hiện thành công trong lĩnh vực DS-KHHGĐ và đã đạt được giải thưởng của LHQ về dân số. LHQ cũng tin tưởng vững chắc rằng Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới sẽ sớm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của LHQ mà Chủ tịch nước ta đã ký cam kết cùng với nguyên thủ các quốc gia trên thế giới.

Báo cáo Phát triển con người năm 2012 của LHQ cho thấy, Việt Nam xếp thứ 48/186 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về chỉ số bất bình đẳng giới, tương đương với các nước phát triển trên thế giới. Báo cáo Chỉ số Hòa bình thế giới năm 2012 của Viện Kinh tế và Hòa bình cho thấy Việt Nam xếp thứ 41 trên thế giới và là một nơi lý tưởng, đáng sống trên thế giới.

Từ Pháp lệnh đến Luật Dân số

Sau 10 năm thực hiện PLDS, bức tranh dân số nước ta hiện nay đã có nhiều thay đổi căn bản so với trước đây: Mức sinh đã giảm rõ rệt nhưng còn rất khác biệt giữa các vùng miền, tỉnh, thành; vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn tiếp tục gia tăng; làm thế nào để tận dụng cơ hội cơ cấu “dân số vàng”, chăm sóc và phát huy người cao tuổi khi Việt Nam đang “già hóa dân số” rất nhanh; phân bố, quản lý dân cư; di cư và đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh như một quy luật tất yếu trong quá trình phát triển; nâng cao chất lượng dân số, hôn nhân đồng tính, mang thai hộ... là những vấn đề rất mới, cần được điều chỉnh.

Với sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế xã hội hiện nay; ý thức và hành vi của người dân về dân số đã có những thay đổi sâu sắc. Những tiến bộ như vũ bão về khoa học công nghệ nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, y tế nói riêng đã tác động tới các quá trình dân số (như thụ tinh trong ống nghiệm, sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, việc lạm dụng tiến bộ KHCN để lựa chọn giới tính trước sinh...). Điều đó đòi hỏi cần có sự điều chỉnh hợp lý của pháp luật.

Trước bối cảnh mới, vấn đề mới, việc nâng cấp từ PLDS lên Luật Dân số là hết sức cần thiết tại nước ta. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ban soạn thảo dự án Luật Dân số đã được Bộ Y tế thành lập. Vấn đề nào sẽ được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật? Vấn đề nào sẽ được điều chỉnh bởi các quy phạm xã hội? Điều đó sẽ được Ban soạn thảo dự Luật Dân số lựa chọn trên cơ sở những đóng góp của các nhà lập pháp, nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và nhân dân cả nước. PLDS cùng với các văn bản dưới luật đã tạo thành một hệ thống pháp luật dân số nước ta, là nền tảng pháp lý quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực dân số nước ta và đã thu được những thành quả vững chắc, không thể phủ nhận. Luật Dân số là sự kế thừa có chọn lọc PLDS và khắc phục những hạn chế trong Pháp lệnh để phù hợp với thời cuộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh.

TS Dương Quốc Trọng
(Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top