Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tiết kiệm hơn 23 triệu USD cho chi phí y tế

Thứ tư, 10:01 02/08/2017 | Dân số và phát triển

Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ năm 2017 nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hợp tác nhằm thu được những lợi ích về sức khỏe và kinh tế mà nuôi con bằng sữa mẹ đem lại.

Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) năm 2017 bắt đầu từ hôm nay với chủ đề “Cùng nhau duy trì nuôi con bằng sữa mẹ”, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác giữa các chính phủ, tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu, các đối tác phát triển, khu vực tư nhân và những đối tác khác để thúc đẩy các chính sách và chương trình nhằm cải thiện NCBSM.

PGS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết: “NCBSM không chỉ đơn giản là việc của phụ nữ mà đòi hỏi phải có sự khuyến khích và hỗ trợ từ các cán bộ tư vấn, thành viên gia đình, nhân viên chăm sóc y tế, người sử dụng lao động, nhà hoạch định chính sách và những đối tác khác. Chúng tôi cam kết hợp tác với tất cả các bên để tạo ra môi trường thuận lợi giúp phụ nữ và trẻ em phát triển khỏe mạnh”.

Theo các chuyên gia, bằng chứng của thế giới được thực hiện gần đây cho thấy cải thiện các hoạt động NCBSM có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tạp chí Lancet 2016 về NCBSM phát hiện rằng NCBSM giúp giảm chi phí y tế và góp phần tạo nên một lực lượng lao động mạnh mẽ hơn. Cái giá phải trả cho khả năng nhận thức thấp hơn của trẻ do không được bú sữa mẹ lên đến khoảng 300 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, chiếm 0,49 tổng thu nhập quốc dân.
Nghiên cứu gần đây của các nhà kinh tế học y tế hàng đầu trong báo cáo Tổn thất từ việc không NCBSM ở Đông Nam Á, với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Dự án Alive&Thrive, ước tính NCBSM tối ưu ở Việt Nam có thể tiết kiệm được 23,36 triệu đô la Mỹ mỗi năm cho hệ thống y tế do điều trị các bệnh nhi, đồng thời tránh thất thoát khoảng 70,4 triệu đô la Mỹ quỹ lương hàng năm nếu cải thiện được khả năng học tập của trẻ.
Chỉ 40% trẻ em dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn
Trên thế giới, chỉ 40% trẻ em dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn (sữa mẹ là thức ăn duy nhất) trong sáu tháng đầu đời. Đây là thông tin được đưa ra theo Bảng xếp hạng NCBSM toàn cầu, một báo cáo mới được UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố hôm nay. Chỉ 23 quốc gia có tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trên 60%.

Một phân tích mới chỉ ra rằng chỉ cần đầu tư mỗi năm 4,70 đô la Mỹ cho một trẻ sơ sinh là đã giúp tăng tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đối với trẻ dưới sáu tháng tuổi lên 50% đến năm 2025.

TS. Friday Nwaigwe, Trưởng Chương trình Vì sự sống còn và phát triển trẻ em của UNICEF Việt Nam, cho biết: “Phân tích mới của chúng tôi cho thấy rằng nếu đạt được mục tiêu này chúng ta có thể cứu sống 520.000 trẻ em dưới 5 tuổi và có khả năng tạo ra 300 tỷ đô la Mỹ cho tăng trưởng kinh tế trong 10 năm tới vì bệnh tật và chi phí chăm sóc y tế giảm và năng suất lao động tăng.

Tại Việt Nam, cải thiện nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu 2.011 trẻ em mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi.

Theo Sức khỏe và Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top