Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những hoạt động nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi

GiadinhNet - Để nâng cao sức khỏe, người cao tuổi duy trì chế độ ăn cân bằng các nhóm thực phẩm cùng thói quen ăn uống điều độ, đúng lượng và đúng lúc. Ngoài ra, bậc cao niên có thể tập thể dục, chơi thể thao, tham gia các hoạt động xã hội, du lịch hoặc thăm viếng họ hàng...

Những hoạt động bổ ích dưới đây sẽ giúp người cao tuổi nâng cao sức khỏe và tạo tâm lý vui vẻ hơn mỗi ngày.

Tập thể dục, chơi thể thao

Phần lớn người cao tuổi ít vận động, khiến cơ thể thích nghi kém hơn với sự thay đổi của môi trường sống. Khi thời tiết chuyển mùa cũng dễ mắc bệnh vặt. Tập thể dục nhẹ nhàng, chơi thể thao phù hợp với sức khoẻ như dưỡng sinh, yoga, thiền, khiêu vũ dưỡng sinh… sẽ giúp cải thiện sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng và sự dẻo dai để phòng chống bệnh tật.


Thể dục thể thao giúp người cao tuổi có hệ cơ xương khoẻ mạnh, sức khoẻ tốt, tinh thần an vui.

Thể dục thể thao giúp người cao tuổi có hệ cơ xương khoẻ mạnh, sức khoẻ tốt, tinh thần an vui.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Hữu Lộc - Phó chủ tịch Hội Thể dục Dưỡng sinh TP HCM chia sẻ trên VnExpress: Người cao tuổi dễ rơi vào cảm giác buồn bã, cô đơn sau khi nghỉ hưu hay thiếu sự chia sẻ, cách biệt với thế hệ con cháu. Vì vậy họ hay tìm đến các hoạt động thể dục, thể thao như câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh, thái cực dưỡng sinh, võ dưỡng sinh… Các hoạt động này không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn giúp người cao tuổi gặp gỡ giao lưu, tham gia các hội thi để tinh thần vui vẻ, lạc quan hơn.

Ăn uống điều độ, khẩu phần hợp lý

Khi có tuổi, bộ máy tiêu hóa của con người hoạt động yếu đi, quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng cũng chậm lại. Do đó, người cao tuổi cần giảm áp lực cho bộ máy tiêu hóa bằng cách ăn điều độ, đúng bữa. Tránh ăn lúc tối muộn vì khi đó hệ tiêu hóa làm việc càng chậm, dạ dày hoạt động vất vả gây khó ngủ. Người cao tuổi không nên ăn quá no, chỉ ăn vừa đủ và tốt nhất là nên chia thành nhiều bữa nhỏ, khoảng 4-5 bữa trong ngày để tránh tình trạng khó tiêu, đầy hơi.

Ngoài ra, người cao tuổi cần cân bằng đạm động vật và thực vật. Đạm động vật (thịt, cá, trứng, hải sản) có giá trị dinh dưỡng và năng lượng cao hơn so với đạm thực vật (đậu đỗ, tảo) nhưng trong quá trình chuyển hóa lại tạo ra các chất gây hại cho sức khoẻ. Đạm thực vật lành tính và có khả năng hạn chế tác động bất lợi của đạm thực vật. Vì vậy, người cao tuổi nên ăn cân bằng 2 nhóm đạm này để tránh nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như béo phì, tim mạch, gút, ung thư…

Tăng cường rau xanh, trái cây

Rau xanh, trái cây tươi là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người cao tuổi, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, bổ sung chất xơ tránh táo bón, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Rau quả còn chứa một số loại acid amin kích thích thèm ăn, khắc phục cảm giác ăn không ngon miệng ở người cao niên. Một số loại rau như bông cải xanh cũng giàu dưỡng chất Glucoraphanin giúp đào thải độc tố trong cơ thể.

Tham gia hoạt động xã hội

Đối với người cao tuổi, làm việc thiện, sống có ích cho xã hội là niềm vui sống. Tham gia các hoạt động thiện nguyện sẽ giúp họ cảm thấy dễ thông cảm, sẻ chia, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực.

Bên cạnh đó, tham gia các các lớp học do hội nhóm tổ chức riêng cho người cao tuổi như nấu ăn, ngoại ngữ, hướng dẫn sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng… sẽ giúp đời sống tinh thần của người cao tuổi thêm phong phú.

Du lịch, thăm viếng họ hàng

Con cái đi sớm về muộn làm người cao tuổi phát sinh cảm giác trống trải, phiền muộn khi ở nhà một mình. Du lịch nghỉ dưỡng, vãn cảnh đền chùa, cảnh đẹp quê hương, thăm viếng họ hàng… là một trong những khoảng thời gian vui vẻ, đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực của người cao tuổi.

Tham gia hoạt động hội nhóm

Các hoạt động hội nhóm tại khu dân cư, chung cư, phường xã sẽ giảm bớt thời gian buồn tẻ khi ở nhà. Người cao tuổi được phát huy vai trò xã hội, sẽ cảm thấy mình vẫn còn trẻ trung, năng động.

Tham gia chương trình chăm sóc sức khỏe

Người cao tuổi nên thường xuyên tham gia các chương trình thăm khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi để kiểm tra tổng quát chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể BMI, huyết áp, độ loãng xương… Như vậy, bản thân có thể tầm soát và điều trị bệnh kịp thời nếu có.

M.A (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top