Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mít tinh kỷ niệm Ngày dân số thế giới 2018: Tăng cường mọi nguồn lực xã hội, triển khai toàn diện công tác dân số

Thứ năm, 06:54 12/07/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Chúng tôi sẽ tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội và sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để tổ chức triển khai toàn diện và thành công các ưu tiên quốc gia về DS-KHHGĐ tại Việt Nam” - PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 2018 với chủ đề “Thành công của kế hoạch hóa gia đình là tiền đề cho phát triển bền vững”, do Bộ Y tế phối hợp Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tổ chức tại Hà Nội, sáng 11/7.


Các đại biểu tọa đàm tại Lễ mít tinh.    Ảnh: Chí Cường

Các đại biểu tọa đàm tại Lễ mít tinh. Ảnh: Chí Cường

Góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo

Phát biểu tại Lễ mít tinh, PGS.TS Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: "Các kết quả công tác DS-KHHGĐ đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là đóng góp vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện đời sống nhân dân. Đầu tư vào các chương trình DS-KHHGĐ đã tiết kiệm các khoản chi cho các dịch vụ xã hội và tăng GDP bình quân đầu người khoảng 2%/năm, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của đất nước”.

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc đảm bảo tiếp cận với các dịch vụ KHHGĐ. Việc đầu tư liên tục đã giúp Việt Nam đảm bảo sự sẵn có của các phương tiện tránh thai, các dịch vụ và các thông tin về KHHGĐ cho người dân trên toàn quốc. Chính vì vậy, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đã tăng từ 37% vào năm 1988 lên 67% vào năm 2016. Tỷ lệ tử vong mẹ trên toàn quốc đã giảm đáng kể từ 233/100.000 ca sinh sống trong những năm 1990 xuống còn 58/100.000 ca sinh sống vào năm 2016. Tổng tỷ suất sinh đã giảm hơn một nửa, từ mức trung bình 5 con/cặp vợ chồng tại thời điểm những năm 1970 xuống mức sinh thay thế 2,09 vào năm 2006, đạt mức sinh thay thế và duy trì ổn định trong suốt hơn 10 năm qua. Tỷ lệ các cặp vợ chồng được bảo vệ bằng các biện pháp tránh thai đã tăng nhanh từ 53,7% năm 1993 lên 77,6% năm 2016. Tình trạng sức khoẻ bà mẹ trẻ em, sức khoẻ sinh sản được cải thiện rõ rệt, thể hiện qua tỷ số tử vong mẹ, tỷ suất chết trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em được giảm nhanh.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều thách thức trong công tác KHHGĐ. Nhu cầu về các biện pháp tránh thai hiện đại trong nhóm dân số trẻ chưa kết hôn hiện vẫn đang ở mức cao. Vẫn còn nhiều khoảng trống trong công tác cung cấp thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD cho thanh niên và vị thành niên, bao gồm chương trình giáo dục giới tính toàn diện và có chất lượng.

Bà Ingrid Fitzgerald, cố vấn về Giới và Nhân quyền của Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết: Bình đẳng giới một cách thật sự sẽ không thể đạt được nếu chúng ta không thực hiện đầy đủ các quyền sinh sản và tình dục của phụ nữ”. Khi đó, phụ nữ và trẻ em gái khó đạt được các tiềm năng của mình, tiếp cận các cơ hội giáo dục và việc làm và tham gia một cách tích cực vào các hoạt động xã hội và phát triển kinh tế.

Tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội cho công tác dân số

Theo ông Bjorn Andersson, Giám đốc văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNFPA , khía cạnh kinh tế của KHHGĐ cũng là một vấn đề quan trọng. Đầu tư một cách có chiến lược cho KHHGĐ mang lại thịnh vượng cho nhiều quốc gia trong một nửa thập kỷ qua. Việc cung cấp các dịch vụ KHHGĐ tự nguyện, bao gồm thông tin, tư vấn và cung cấp các phương tiện tránh thai chính là một trong những biện pháp can thiệp y tế công cộng mang lại hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất. Công tác này sẽ mang lại những lợi ích trực tiếp trong việc giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở người mẹ, đồng thời góp phần đảm bảo rằng mỗi cá nhân, cộng đồng và quốc gia có thể tự tạo ra những lợi ích tốt nhất cho chính mình.

Trong bài phát biểu của mình tại sự kiện, bà Astrid Bant, Trưởng đại diện của Văn phòng UNFPA tại Việt Nam đã nhấn mạnh: “Bằng việc cùng chung tay góp sức, chúng ta sẽ tạo dựng được một tương lai mà trong đó không có tử vong mẹ, không có nhu cầu chưa được đáp ứng về KHHGĐ, không có bạo lực và các hành vi gây hại cho phụ nữ và trẻ em gái. Chúng ta sẽ cùng nhau biến những ước mơ và hy vọng thành sự thực đối với khu vực châu Á và Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Chúng ta sẽ cùng chung tay xây dựng nên một tương lai mà trong đó tuyệt đối không có bất kỳ người dân nào bị bỏ lại phía sau”. UNFPA cam kết sẽ tiếp tục công tác hỗ trợ các Chính phủ và nhân dân khu vực châu Á và Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam nhằm đảm bảo rằng mọi người dân đều có thể được tiếp cận phổ cập tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong đó bao gồm các dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD.

Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết: Để thiết thực hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11 tháng 7 năm nay, Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam cam kết tiếp tục hỗ trợ cho các ưu tiên quốc gia về sức khỏe sinh sản và KHHGĐ theo tinh thần của Hội Nghi Dân số và Phát triển (ICPD, 1994) và các mục tiêu phát triển bền vững (SGDs) tới năm 2030. Đặc biệt, Việt Nam sẽ ưu tiên giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng về KHHGĐ của các nhóm yếu thế để đảm bảo không ai bị bỏ ở phía sau. Đây chính là một thách thức lớn nhưng lại là một trong trong những hình thức thức đầu tư mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp nhất.

Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh: “Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh/thành phố tích cực triển khai Kế hoạch hành động của Bộ Y tế, Chương trình hành động của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội và sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để tổ chức triển khai toàn diện và thành công các ưu tiên quốc gia về DS-KHHGĐ tại Việt Nam”.

Tại Việt Nam, ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW, trong đó đã chỉ rõ: Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết, vừa lâu dài, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển và đặt công tác dân số trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh nhằm bảo đảm Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

 Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn

Tại Lễ mít tinh, PGS.TS Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu: “Nhân kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chúng tôi xin chia sẻ các bài học kinh nghiệm quí báu của Việt Nam trong công tác DS-KHHGĐ. Chúng tôi cũng hy vọng các bài học và kinh nghiệm của chúng tôi cũng sẽ được các nhà hoạch định chính sách và các học giả nghiên cứu của các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nghiên cứu và đóng góp ý kiến, cũng như áp dụng các bài học thành công, các kinh nghiệm của chúng tôi trong các hoàn cảnh và điều kiện kinh tế và xã hội phù hợp.

Nhân buổi lễ quan trọng này, thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo nhiều hơn nữa của Đảng và Nhà nước; sự phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền các địa phương đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới. Xin được trân trọng cảm ơn bà Ingrid Fitzgerald - Quyền Giám đốc khu vực của UNFPA văn phòng châu Á - Thái Bình Dương, bà Astrid Bant - Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Quỹ Dân số Liên Hợp quốc đã luôn đồng hành, hợp tác và hỗ trợ có hiệu quả công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam trong thời gian qua và mong rằng tiếp tục nhận được sự phối hợp, hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc trong thời gian tới. Xin được cảm ơn các tổ chức quốc tế, đại biểu của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, các vị khách quý trong và ngoài nước cùng toàn thể cán bộ và cộng tác viên dân số trên cả nước”.

Hà Thư

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là tiền sản giật thường gây ra vấn đề cho hệ tuần hoàn của mẹ bầu, làm giảm lượng chất dinh dưỡng mà em bé nhận được. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và lành mạnh.

7 sai lầm khi điều trị mụn trứng cá ở tuổi teen

7 sai lầm khi điều trị mụn trứng cá ở tuổi teen

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mụn trứng cá thường thấy ở thanh thiếu niên khi trải qua tuổi dậy thì. Nhiều bạn cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp khi bị mụn trứng cá nghiêm trọng. Một số sai lầm dưới đây là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn kéo dài…

10 câu hỏi thường gặp nhất về rối loạn cương dương

10 câu hỏi thường gặp nhất về rối loạn cương dương

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rối loạn cương dương gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và đời sống tình dục ở nam giới. Rối loạn cương dương có thể do nhiều nguyên nhân, để điều trị hiệu quả cần được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác và có chỉ định điều trị phù hợp.

Top