Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Mẹo hay" trong nỗ lực ngăn chặn hôn nhân cận huyết ở "dân tộc bí ẩn nhất thế giới"

Thứ sáu, 16:09 25/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Do số lượng dân số quá ít, cùng với hôn nhân cận huyết thống là một trong những điều đáng lo ngại nhất trong việc nâng cao chất lượng dân số cho đồng bào Chứt. Trong những năm qua, bằng các giải pháp sáng tạo, chính quyền cũng như các chiến sĩ biên phòng tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình đã thành công trong việc giảm tỉ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết của "dân tộc bí ẩn nhất thế giới" này.

Dân tộc Chứt, hay còn được gọi là người Rục, Arem, Sách… được mệnh danh là "tộc người bí ẩn nhất thế giới". Tại Việt Nam, người Chứt được bộ đội Biên Phòng phát hiện sống biệt lập, hoang dã trong hang đá giữa núi rừng Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) vào năm 1959. 

Lúc được phát hiện, dân tộc Chứt chỉ có vỏn vẹn 34 người và lúc đó, họ dùng vỏ cây làm khố. Cuộc sống của người Chứt thời điểm mới được phát hiện là lấy bột nhúc, bột đoác làm lương thực và phương thức sản xuất chỉ là săn bắt, hái lượm.

Mẹo hay trong nỗ lực ngăn chặn hôn nhân cận huyết ở dân tộc bí ẩn nhất thế giới - Ảnh 1.

Trẻ em dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (Hà Tĩnh). Ảnh Báo Hà Tĩnh


Vốn quen với cuộc sống dựa vào thiên nhiên, khi được Đảng và Nhà nước quan tâm, đưa về cư trú tại nơi ở mới, tất cả đều là xa lạ, bỡ ngỡ đối với người Chứt. Thời gian đầu, các chiến sỹ Biên phòng được cử về cắm bản phải tập làm quen, học tiếng dân tộc, hiểu phong tục tập quán của người Chứt để cùng ăn, cùng ở, dạy tiếng Kinh và cách làm ăn cho bà con. Bộ đội Biên phòng phải cùng lúc đảm nhận nhiều công việc: Thầy dạy chữ, thầy thuốc chữa bệnh cho dân bản lúc ốm đau và cán bộ khuyến nông giúp dân phát triển kinh tế.

Ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2086/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người (DTTSRIN) giai đoạn 2016-2025. Trong đó, có mục tiêu: duy trì, phát triển và nâng cao vị thế của các DTTSRIN; xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào một cách bền vững nhằm giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển với các dân tộc khác trong vùng. Nhờ vào Đề án này cũng như nhiều chính sách khác, đồng bào dân tộc Chứt đã được xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tạo cơ hội phát triển bền vững nhiều mặt trong tương lai.

Đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, theo Kết quả điều tra dân số năm 2019, dân tộc Chứt hiện nay có khoảng hơn 7.500 người và chủ yếu sinh sống tại tỉnh Quảng Bình và tỉnh Hà Tĩnh. Mặc dù đã thoát khỏi nguy cơ "tuyệt chủng" nhưng người Chứt ở nhiều địa phương vẫn giữ lối sống khép kín trong cộng đồng của mình. Việc không giao lưu kinh tế, không giao thoa văn hóa của cộng đồng của người Chứt dẫn đến những cuộc hôn phối cận huyết mà chồng, vợ là những người họ hàng thân thích.

Mẹo hay trong nỗ lực ngăn chặn hôn nhân cận huyết ở dân tộc bí ẩn nhất thế giới - Ảnh 2.

Thông điệp chống nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Tiền Phong


Theo khảo sát, những năm trước đây, trong cộng đồng người Chứt rất hiếm cặp vợ chồng kết hôn đạt độ tuổi quy định, nạn tảo hôn ở đây gần như phổ biến. Ở nhiều nơi, các cặp vợ chồng lấy nhau khi huyết thống chỉ cách nhau 2 đời, nghĩa là con của anh, chị, em ruột lấy nhau. Còn lấy nhau cách 3 đời thì đếm không xuể. Sau khi tỉnh Quảng Bình thành lập Ban chỉ đạo Đề án 498 thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025" của Chính phủ thì các trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã giảm đi một cách đáng kể.

Do số lượng nhân khẩu quá ít, để hạn chế tình trạng hôn nhân cận huyết thống, nhiều Tổ công tác của Biên phòng ở Hà Tĩnh đã có những sáng kiến, khuyến khích các cá nhân dân tộc khác kết hôn với người dân tộc Chứt. Đến nay, đã có nhiều cặp con trai là dân tộc Kinh kết hôn với các cô gái dân tộc Chứt. Những đám cưới này, đều được Đồn Biên phòng Bản Giàng (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) đứng ra chăm lo xe đưa đón dâu, hỗ trợ mỗi đám 20 triệu đồng, còn tỉnh hỗ trợ 30 triệu đồng.

Dân tộc Chứt ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình có khoảng hơn 6.600 nhân khẩu được phân bổ tại 6 xã gồm: Thượng Hóa, Hóa Sơn, Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Hợp và Hóa Tiến. Còn lại là sống rải rác tại một số địa phương khác và tại bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh với nhân khẩu khoảng 200 người.


Ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cũng có một bộ phận người Chứt sinh sống, có nhiều nét tương đồng với văn hóa và phong tục tập quán dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Tổ công tác của Đồn Biên phòng Bản Giàng đã dẫn các chàng trai, cô gái dân tộc Chứt ở bản Rào Tre vào giao lưu với các chàng trai cô gái dân tộc Chứt, Tuyên Hóa, Quảng Bình. Và kết quả là đã có một số cặp đôi thành vợ thành chồng sau những lần gặp gỡ giao lưu, hò hẹn này. Đến khi tình yêu đơm hoa kết trái thì các chiến sĩ biên phòng lại tất bật đứng ra tổ chức kết duyên cho các đôi trai gái.

Có thể nói, việc hạn chế, chấm dứt hôn nhân cận huyết của đồng bào người Chứt ở bản Rào Tre huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hay ở các huyện thuộc tỉnh Quảng Bình là một bài toán khó đối với chính quyền địa phương. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực và giải pháp hay như Đồn Biên phòng Bản Giàng đã làm vừa qua thì có thể tin rằng, hủ tục lạc hậu của đồng bào Chứt có thể dần được thay đổi bằng những nếp sống văn minh trong thời gian tới.

Mẹo hay trong nỗ lực ngăn chặn hôn nhân cận huyết ở dân tộc bí ẩn nhất thế giới - Ảnh 4.

Bản người Chứt ở Quảng Bình. Ảnh Tổ quốc


Ngoài ra, nhằm hỗ trợ và cải thiện tình trạng dân số của các dân tộc thiểu số rất ít người, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 499/QĐ-TTg phê duyệt chương trình "Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021 - 2030". Với mục tiêu giảm bình quân từ 2 - 3%/năm số cặp tảo hôn và hôn nhân cận huyết đến năm 2025; Giảm bình quân từ 3 - 5%/năm số cặp tảo hôn và hôn nhân cận huyết đến năm 2030 trong đồng bào DTTSRIN, hi vọng, các nguồn lực từ Chương trình này sẽ sớm được triển khai và đến với người dân.

Được biết, kinh phí thực hiện Chương trình này thuộc nguồn lực Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành tập trung phát huy mọi nguồn lực, góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhanh và bền vững.

Thu Thủy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Không thể phủ nhận rằng hút thuốc gây hại tới sức khỏe sinh sản theo nhiều cách. Nhưng bên cạnh đó, còn có nhiều thói quen ăn uống khác cũng “đầu độc” cậu nhỏ của nam giới không kém.

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Sau sinh, khu vực xung quanh hậu môn, âm đạo (đáy chậu) của người mẹ thường sưng đau và cần một thời gian để lành lại. Vì vậy, người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau khi sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Top