Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ dễ gặp tai biến vì chạy đua “giờ tốt” sinh con

Thứ sáu, 13:30 06/02/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chọn ngày tốt, giờ tốt sinh con đang là “mốt” của nhiều gia đình. Phần lớn trong số họ cho rằng, trẻ sinh ra vào ngày tốt, giờ tốt sau này sẽ có tương lai xán lạn, thậm chí cả bố mẹ sinh con vào ngày tốt, giờ tốt cũng sẽ thành đạt và giàu có (!?). Quan niệm đó đã và đang khiến rất nhiều bà mẹ, trẻ sơ sinh phải đối mặt với những nguy cơ từ tai biến sản khoa.

 

Chăm sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.	 Ảnh: CHÍ CƯỜNG
Chăm sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.  Ảnh: CHÍ CƯỜNG

 

Mổ gấp cho kịp ngày

Sau khi được bác sĩ chẩn đoán là sẽ dự sinh vào cuối tháng 2 năm nay, tức khoảng 4 Tết Ất Mùi, vợ chồng chị Minh (ở Ba Đình, Hà Nội) lo lắng như ngồi trên đống lửa. Theo lời thầy bói, nếu chị sinh con vào năm Mùi, gia đình sẽ sa sút, đứa nhỏ sẽ khó nuôi, đặc biệt tuổi con còn nằm trong “tứ hành xung” với tuổi Sửu của người bố sẽ khiến cha con gặp nhiều chuyện không may(?!).

Tin lời thầy phán, anh chị đã  quyết định rất dứt khoát: Cho con ra đời vào năm Giáp Ngọ. Sau khi chọn ngày tháng, anh chị quyết định sẽ sinh con vào ngày 10 tháng Chạp và năn nỉ bác sĩ đặt lịch mổ đúng ngày với rất nhiều lý do. “Y học giờ ngày càng tiến bộ, trẻ sinh ra có 1,1 – 1,3 kg còn nuôi được nữa là con mình, ra sớm có gần tháng mà thai đã nặng gần 2,8 kg thì vô tư”, anh Tuấn, chồng chị quả quyết.

Theo đúng lịch đã đặt sẵn, sáng ngày 10 tháng Chạp vừa qua, vợ chồng chị Minh đón đứa con đầu bằng phương pháp sinh  mổ. Tuy nhiên niềm vui đón thành viên mới đã phải thay bằng sự lo lắng, mệt mỏi khi đứa con mới sinh phải vào viện nhi vì nhiễm trùng máu, suy hô hấp. Vợ nằm ở bệnh viện phụ sản, con nằm ở viện nhi đang phải giành giật sự sống hàng giờ khiến anh Tuấn chạy ngược chạy xuôi, người hốc hác, già sọm đi vì lo lắng, thương con. “Cháu bị hít phải nước ối trong quá trình mổ, bị suy hô hấp ảnh hưởng đến phổi. Giờ cháu được các bác sĩ khoa cấp cứu sơ sinh tận tình cứu chữa. Tôi không nghĩ chuyện lại thành ra thế này. Cầu trời cho con qua được kiếp nạn này, chỉ cần con khỏe lại, tôi không cần bất kỳ điều gì nữa”, người bố nói như khóc.

Tại Khoa Sơ sinh (Bệnh viện Nhi Trung ương) cũng có nhiều trường hợp trẻ sinh non, trẻ bị nhiễm trùng máu, trẻ bị các bệnh bẩm sinh đang được điều trị. Trường hợp trẻ bị “ép” ra đời để kịp ngày đẹp, giờ đẹp gặp phải những nguy cơ như con anh Tuấn cũng không phải là hiếm. Bà Tuyết (ở Khoái Châu, Hưng Yên) có cháu nội đang điều trị ở đây rầu rĩ nói: “Con dâu tôi bị sốc thuốc gây tê, cháu tôi không có sữa mẹ phải bú bình bị sặc suýt chết cũng vì mổ lấy con vào ngày đẹp đấy. Ngày xưa, tôi sinh con có chọn ngày tháng gì đâu mà đứa nào cũng khỏe mạnh, lành lặn”. Còn chị Lan (ở Vũ Thư, Thái Bình) có con sinh thiếu tháng đang điều trị ở đây thì chua xót: “Em bị huyết áp cao, dọa sảy thai nhiều lần, cố gắng giữ mà con vẫn bị sinh thiếu tháng, cân nặng chưa được 2 kg. Ai có con sinh non mới hiểu được nỗi xót xa như thế nào, cả gia đình chực chờ ở đây chăm sóc cháu, vừa tốn kém vừa gian nan. Thế mà nhiều người chưa đến tháng, đến ngày đã ép con phải ra đời, tội quá”.

Đừng nhắm mắt đẻ bừa

Một đứa trẻ sinh ra đủ ngày, đủ tháng theo đúng tự nhiên sẽ được hưởng rất nhiều lợi thế ngay từ lúc mới lọt lòng, nhất là dòng sữa non của mẹ trong giờ đầu sau sinh.

Với rất nhiều lý do, trong đó đặc biệt là việc chọn sinh con vào ngày tốt, giờ tốt, rất nhiều sản phụ đã chọn việc sinh mổ để bắt con. Theo BS Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động Thái Hà (Hà Nội), sinh mổ và sinh thường đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Sinh mổ rủi ro cao gấp đôi sinh thường và sản phụ sinh mổ có thể gặp nhiều nguy hiểm đe dọa tính mạng. Sản phụ còn có thể gặp tai biến khi gây tê, gây mê, thậm chí tử vong do sốc ngay trước khi mổ.

Trẻ phải sinh mổ bị ảnh hưởng nhiều từ thuốc gây tê, có thể bị chạm thương khi phẫu thuật, hít phải nước ối, có nguy cơ suy hô hấp đe dọa tính mạng do sự can thiệp khi mẹ chưa chuyển dạ. Nhiều sản phụ sinh mổ cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ, phải uống kháng sinh để chống nhiễm trùng nên ảnh hướng lớn đến khả năng tiết sữa... Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, nếu sức khỏe của cả mẹ và thai nhi bình thường, tốt nhất các sản phụ nên sinh tự nhiên để cả mẹ và con được hưởng nhiều lợi ích hơn. Ngay kể cả việc phải sinh mổ thì các bác sĩ cũng chờ đến lúc có dấu hiệu chuyển dạ mới thực hiện, bởi sản phụ đã chuyển dạ thì sau sinh, tử cung sẽ co hồi tốt hơn, ngăn ngừa được nguy cơ tai biến, nhất là băng huyết sau sinh.

Còn về quan niệm sinh con vào ngày tốt, giờ tốt để có được cuộc đời như ý thì theo nhà nghiên cứu và dự báo Nguyễn Bá Minh – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người: Con người là một thực thể của thiên nhiên, cũng giống như muôn loài, có sinh ra, trưởng thành rồi cũng sẽ mất đi. Khi trồng một cái cây, chúng ta cần xem các điều kiện: Nước - phân - cần - giống và thời vụ. Muốn sinh một người con cũng vậy, điều cơ bản là xem sức khỏe của bố mẹ ra sao, tố chất bẩm sinh như thế nào mới nói chuyện sinh con năm nào thì tốt hay xấu. Có thể có những bố mẹ sẽ có những đứa con sinh năm này khỏe mạnh và thành đạt, nhưng không phải ai cũng sinh con vào năm đó là tốt cả.

Ông Nguyễn Bá Minh cho biết, trong số những người đến tư vấn, “Ai tôi cũng khuyên cần sinh đẻ cho đúng quy luật vượng - suy. Tôi hoàn toàn ủng hộ chính sách sinh đẻ có kế hoạch và rất sợ những người nhắm mắt đẻ bừa”. Quy luật vượng - suy mà ông nhắc đến là chu kỳ sinh trưởng của con người “sinh - vượng - tử - tuyệt” (sinh ra, trưởng thành, thịnh vượng, suy tàn, bệnh tật và chết) mà triết học phương Đông đã đúc kết. Sinh con vào năm “vượng” của bố mẹ thì con khỏe mạnh, dễ nuôi, dễ thành (ví dụ: Thiên can Ất thì năm vượng là Dần; thiên can Giáp thì năm vượng là Mão...). Ngược lại, sinh con vào năm “suy” sẽ có kết quả ngược lại. Nhiều người không theo quy luật đó khi gặp những bất trắc đều đổ “tại số”.

 

“Sinh đẻ có kế hoạch, không chỉ là đẻ ít con, đẻ thưa, mà còn phải xem mình sinh con như thế nào cho hợp lý nữa. Người ta cứ nhắm mắt để đẻ, chưa kể còn đẻ dày, đẻ bằng được con trai. Đẻ con trai mà sai quy luật, bố mẹ bệnh tật, vợ chồng bỏ nhau thì đẻ làm gì?”.

Ông Nguyễn Bá Minh

(Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người)

 

Hà Thư

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top