Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mang thai ở tuổi vị thành niên, hậu quả khôn lường

Thứ sáu, 09:26 12/07/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Mỗi năm trên thế giới có khoảng 16 triệu em gái tuổi từ 15 – 19 sinh con. Mang thai sớm là vấn đề nhức nhối mà trẻ em gái vị thành niên (VTN) trên toàn thế giới đang phải đối mặt.

Mang thai ở tuổi vị thành niên, hậu quả khôn lường 1

Những vấn đề nóng liên quan đến mang thai ở tuổi vị thành niên đã được đề cập trong buổi họp báo. Ảnh: Chí Cường.

Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay tập trung vào chủ đề “Mang thai ở tuổi vị thành niên” nhằm rung lên tiếng chuông báo động kêu gọi sự quan tâm hơn nữa của cộng đồng quốc tế ngăn ngừa tình trạng này, vì sức khỏe và sự phát triển của thế hệ tương lai.

Những vấn đề nóng liên quan đến mang thai ở tuổi vị thành niên đã được đề cập mạnh mẽ trong buổi họp báo sáng ngày 10/7, nhân kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới11/7.

Thực trạng đáng lo ngại

Cuộc họp báo với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) Arthur Erken, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ Lê Cảnh Nhạc; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức Liên Hợp Quốc, hơn 100 nhà báo đại diện các báo, đài phát thanh, truyền hình của Trung ương và Hà Nội cùng tham dự.

Bức tranh toàn cảnh về thực trạng này cho thấy, trên toàn cầu hàng triệu trẻ em gái VTN vì nhiều lý do đã mang thai, phải sinh con, phải nghỉ học và gặp nhiều tai biến liên quan đến sản khoa với nguy cơ tử vong cao. Ông Arthur Erken – Trưởng Đại diện UNFPA cho biết, mỗi năm có khoảng 16 triệu trẻ em gái trong độ tuổi 15-19 sinh con, đồng nghĩa với việc các em phải đối mặt với những biến chứng khi mang thai và sinh con - nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em gái trong độ tuổi này, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Tỉ lệ thương tật và tử vong do nạo thai không an toàn ở trẻ em gái VTN và nữ thanh niên trẻ cao. Ước tính năm 2008, số ca nạo thai không an toàn ở VTN tại các nước đang phát triển là khoảng 3 triệu ca. Thai chết lưu và tử vong sơ sinh chiếm hơn 50% các ca sinh của các bà mẹ dưới 20 tuổi so với những bà mẹ từ 20 – 29 tuổi.

Việc mang thai ở tuổi VTN đã làm mất đi cơ hội học hành của các em, hạn chế sự lựa chọn của các em trong cuộc sống; khiến các em và nơi các em sinh sống luẩn quẩn trong sự đói nghèo. Rất nhiều trẻ em gái VTN mang thai do tò mò quan hệ tình dục hoặc các em bị ép phải kết hôn sớm, bị lạm dụng, bị cưỡng bức. Việc các em kết hôn sớm đã khiến các em phải mang thai ngoài ý muốn, phải sinh con khi bản thân mình còn chưa trở thành người lớn; phải đối mặt với những nguy cơ thương tật, tử vong và lây nhiễm HIV.

Theo dự báo của UNFPA, nếu xu hướng hiện nay không được cải thiện, trong vòng một thập kỷ tới (đến năm 2020) sẽ có 142 triệu trẻ em kết hôn trước khi sang tuổi 18. Điều này có nghĩa là mỗi năm sẽ có khoảng 14,2 triệu hay mỗi ngày sẽ có 39.000 trẻ em gái kết hôn trước khi sang tuổi 18.

Việt Nam nỗ lực vì chất lượng nguồn nhân lực

Số liệu quốc gia về nhu cầu chưa được đáp ứng các phương tiện tránh thai cho thấy, hơn 1/3 thanh niên Việt Nam còn chưa được tiếp cận các phương tiện tránh thai. Năm 2011, tỷ lệ có con trong nhóm dân số VTN là 46/1.000. Tỷ lệ này cao hơn ở các nhóm dân số có trình độ học vấn thấp, mức sống thấp, các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm dân cư sinh sống tại các khu vực trung du, miền núi phía Bắc và các khu vực nông thôn.

Lý giải về vấn đề này, TS Lê Cảnh Nhạc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Thời gian trước đây, công tác DS - KHHGĐ nhằm mục đích cao nhất là kiểm soát mức sinh, giảm sinh, do đó, đối tượng đích ưu tiên tập trung vào các cặp vợ chồng. Đối tượng là VTN/TN chưa có gia đình trong thời gian này chưa có sự quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, từ năm 2003, Chương trình dân số đã có sự quan tâm đặc biệt đến trẻ VTN vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nơi vấn nạn tảo hôn còn nhức nhối. Ngoài ra VTN ở những môi trường khó tiếp cận, đối tượng khó cung ứng dịch vụ chăm sóc SKSS cũng được quan tâm, nhằm giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, quan hệ tình dục không an toàn. Với các mô hình cung ứng, chăm sóc SKSS VTN/TN đã và đang triển khai hiệu quả, TS Lê Cảnh Nhạc nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, chúng tôi hi vọng với sự chuyển hướng tập trung quan tâm chất lượng dân số, đảm bảo cơ cấu dân số hợp lý, VTN/TN sẽ là đối tượng được ưu tiên hàng đầu trong chăm sóc SKSS, đặc biệt là tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân”.

Theo ông Arthur Erken - Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam, chúng ta phải đầu tư vào trẻ em gái VTN vì những lợi ích tốt đẹp nhất của các em, nhất là trong thời kỳ dân số vàng. “Đầu tư cho giáo dục và y tế cho thanh, thiếu niên sẽ giúp xây dựng một nền tảng vững chắc cho giai đoạn trưởng thành và sẽ đóng góp tới tăng trưởng kinh tế - xã hội và phát triển bền vững của Việt Nam”, ông Arthur Erken nói.

PGS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ  tập trung vào giải pháp chủ yếu là truyền thông để VTN (nhất là VTN ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn) hiểu rõ: Quan hệ tình dục, mang thai ở tuổi này rất nguy hiểm, dẫn đến các hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh việc ngăn ngừa quan hệ tình dục sớm, kết hôn sớm cũng cần giáo dục trẻ VTN các biện pháp tránh thai, quan hệ tình dục an toàn. Tuy nhiên, để các đối tượng này tiếp cận với chương trình một cách hiệu quả và bền vững, theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, không chỉ riêng Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ có thể thực hiện được mà cần sự vào cuộc của nhiều tổ chức xã hội.

Tại buổi họp báo, Bộ Y tế đánh giá rất cao vai trò của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam trong các chương trình giáo dục, truyền thông. “Tôi tin rằng với cách làm như hiện nay, cùng với sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế, chắc chắn trong thời gian tới, tình trạng mang thai ở tuổi VTN sẽ được cải thiện”, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nói.

Mang thai ở tuổi vị thành niên, hậu quả khôn lường 2Các em gái được học tập, có sức khỏe tốt sẽ có cơ hội phát triển hết tiềm năng và được đáp ứng các quyền của mình. Các em sẽ kết hôn muộn hơn, trì hoãn thời gian sinh con, sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh và có thu nhập cao hơn. Các em có thể giúp chính mình và gia đình mình trong tương lai thoát khỏi nghèo đói. Các em sẽ là những tác nhân tạo ra sự thay đổi trong cộng đồng và các thế hệ trong tương lai.

Ông Arthur Erken 
Trưởng Đại diện UNFPA

Mang thai ở tuổi vị thành niên, hậu quả khôn lường 3Tỷ lệ mang thai ở tuổi VTN tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tập trung vào khu vực này với giải pháp chủ yếu là truyền thông để VTN hiểu rõ các hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng của vấn đề này. Chúng tôi cũng đánh giá rất cao vai trò của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Các bạn đã quan tâm, giúp đỡ, tài trợ để các chương trình giáo dục, truyền thông đạt được hiệu quả tốt hơn.

Ông Nguyễn Viết Tiến
Thứ trưởng Bộ Y tế
 
Mang thai ở tuổi vị thành niên, hậu quả khôn lường 4Chúng tôi cố gắng ngăn chặn việc mang thai ở tuổi VTN, cố gắng để các em tiếp tục được đi học. Để làm được điều này không chỉ bản thân VTN, bố mẹ các em mà cần có sự quan tâm của những người đứng đầu làng bản, dòng họ. Bên cạnh đó cũng cần phải thay đổi cả về nhận thức và thái độ của các bậc cha mẹ, bởi nhiều người trong số họ không biết rằng con em mình đã có quan hệ tình dục trước khi kết hôn từ rất lâu.
 
Bà Lotta Sylwander
Trưởng Đại diện UNICEF
 
Mang thai ở tuổi vị thành niên, hậu quả khôn lường 5Nhu cầu được cung cấp những kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN/thanh niên là vô cùng bức thiết. Xin người lớn hãy tin tưởng, trao kiến thức và kỹ năng để chúng tôi biết tự bảo vệ mình. Đồng thời, giúp chúng tôi phát triển khỏe mạnh, có một cuộc sống an toàn và lành mạnh để đóng góp vào công cuộc phát triển bền vững đất nước.
 
Em Đỗ Dương Minh Anh
Đại diện cho vị thành niên

Hà Anh

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top