Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lâm Đồng: Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030

Thứ năm, 08:14 13/05/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 và của Bộ Y tế, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch Hành động thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Lâm Đồng: Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 - Ảnh 1.

Tư vấn cho đồi tượng sinh con một bề tại xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Công Nam

Chuyển hướng chính sách về công tác dân số

Nội dung cụ thể là chuyển hướng chính sách về quy mô dân số từ tập trung vào duy trì vững chắc mức sinh thay thế toàn tỉnh, phấn đấu tăng mức sinh ở những huyện, thành phố đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những huyện, thành phố đang có mức sinh cao, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch Hành động giai đoạn 2021- 2025 của tỉnh Lâm Đồng thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030, góp phần bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Kế hoạch cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của các địa phương có mức sinh khác nhau. Đối với địa phương có mức sinh cao, tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích hiện hành như: Khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ 3 trở lên; hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, bao gồm phương tiện tránh thai; bồi dưỡng, hỗ trợ người thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, người vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình…

Đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, trước mắt cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con; từng bước ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ 2 con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng; ở những địa phương có mức sinh dưới mức sinh thay thế, thí điểm, mở rộng thực hiện các chính sách hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh con, nuôi dạy con; đồng thời, có chính sách khuyến khích không kết hôn muộn, sinh con muộn và sinh ít con. Các nhiệm vụ, hoạt động ưu tiên cần thực hiện ngay là bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên…; sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách về lao động, việc làm, nhà ở, phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế… đến việc sinh ít con; xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp.

Các cấp ủy, chính quyền tiếp tục quán triệt sâu sắc việc chuyển hướng công tác dân số từ tập trung vào việc giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế; thống nhất nhận thức trong lãnh đạo và chỉ đạo cuộc vận động thực hiện mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ 2 con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sinh ít con hơn ở những địa phương có mức sinh còn cao, duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế, sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, đẩy mạnh công tác truyền thông

Lâm Đồng: Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 - Ảnh 2.

Trao quà cho đối tượng sinh con đúng chính sách tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Công Nam

Trên cơ sở xác định hiện trạng và xu hướng mức sinh của địa phương, đơn vị để xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch với chỉ tiêu cụ thể về việc điều chỉnh mức sinh của địa phương, đơn vị cho từng giai đoạn cụ thể hướng đến mục tiêu đạt mức sinh thay thế - mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng nên sinh 2 con.

Cấp ủy Đảng, chính quyền chủ trì, huy động các ngành, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện kế hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng địa phương, đơn vị trong tổ chức thực hiện; thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện của các địa phương, đơn vị để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương trong từng thời kỳ.

Ban hành quy định đảm bảo sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện sinh đủ 2 con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc; gắn kết quả thực hiện các mục tiêu điều chỉnh mức sinh được giao cho các địa phương, đơn vị với đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị, nhất là những người đứng đầu.

UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện kế hoạch này; điều chỉnh, công bố danh sách các huyện, thành phố theo vùng mức sinh giai đoạn 2026 - 2030 trên cơ sở báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2020 - 2025.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030: Tăng 5% tổng tỷ suất sinh ở các huyện, thành phố có mức sinh thấp (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2 con) năm 2025; tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các huyện, thành phố có mức sinh thấp năm 2030. Giảm 5% tổng tỷ suất sinh ở các huyện, thành phố có mức sinh cao (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trên 2,2 con) đến năm 2025; giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các huyện, thành phố có mức sinh cao năm 2030. Duy trì kết quả tại các huyện, thành phố đã đạt mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2 con đến 2,2 con).

Để đạt được các mục tiêu nêu trên trong thời gian tới cần phải tập trung một số giải pháp cụ thể: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng các nội dung của Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, Kế hoạch số 51/KH-TU, ngày l6/4/2018 của Tỉnh ủy, về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về "Công tác dân số trong tình hình mới", Kế hoạch số 2882/KH-UBND ngày 10/5/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và một số Chương trình đã được UBND tỉnh phê duyệt; mở rộng tiếp cận các dịch vụ SKSS/KHHGĐ và các dịch vụ có liên quan, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị liên quan.

Để người dân nắm bắt kịp thời những kiến thức về dân số một cách cặn kẽ, Chi cục DS-KHHGĐ Lâm Đồng chủ động phối hợp các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện triển khai tuyên truyền các hoạt động: Chăm sóc sức khỏe sinh sản; tác hại của hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh; lợi ích của việc sàng lọc trước sinh và sàng lọc sau sinh; thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình... Công tác truyền thông đã có nhiều đổi mới, phù hợp từng đối tượng, từng vùng cụ thể, trong đó ưu tiên những nơi có mức sinh cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hay tập trung nhóm đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và sinh con một bề, nhóm đối tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, vị thành niên và thanh niên. Công tác đào tạo, tập huấn về chuyên môn, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết cho cán bộ, người dân, nhất là đội ngũ làm công tác dân số - y tế cũng được triển khai đồng bộ. Bên cạnh đó, tỉnh quan tâm mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Nhờ vậy, đến nay người dân đã nhận thức được những lợi ích khi thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ. Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ dần chấp nhận quy mô gia đình nhỏ "Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con". Các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội lồng ghép nội dung dân số vào chương trình công tác của từng đơn vị. Chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã quan tâm đến sức khỏe của bản thân, chú trọng sức khỏe sinh sản, khám phụ khoa và tự nguyện tham gia các chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Mặt khác, người dân đã hiểu được tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, lợi ích của việc sàng lọc trước sinh và sàng lọc sau sinh, hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh…

Công Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top