Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lâm Đồng: Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Thứ ba, 07:02 29/09/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trong những năm qua, các hoạt động truyền thông về Dân số và Phát triển trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được triển khai đồng bộ, sâu rộng, phù hợp với từng nhóm đối tượng cả về nội dung và hình thức từ tỉnh đến cơ sở. Từ đó, làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi về dân số và sức khỏe sinh sản nói chung và mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) nói riêng của các nhóm đối tượng, nhất là đối với người dân.

Lâm Đồng: Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh - Ảnh 1.

Cán bộ chuyên trách tư vấn cho người dân về mất cân bằng giới tính khi sinh tại xã Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Công Nam

Sự vào cuộc của hệ thống chính trị

Công tác truyền thông về giảm thiểu MCBGTKS tại Lâm Đồng đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền vận động mọi người dân về tác hại, hệ lụy và những văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến MCBGTKS để mọi người hiểu và thực hiện.

Mặc dù tình trạng MCBGTKS có giảm so với những năm trước nhưng vẫn chưa trở lại được với ngưỡng cho phép. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến MCBGT, nguyên nhân sâu xa vẫn là do tư tưởng phải có con trai "nối dõi tông đường", "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô"… Tâm lý đó đã ăn sâu vào từng gia đình, dòng họ và xã hội. Một số nơi vẫn còn quan niệm phải có con trai để thờ cúng tổ tiên, chủ hộ gia đình phải là con trai, thậm chí khi bố, mẹ mất con trai đứng trước con gái đứng sau, cháu trai là người được bưng bát hương, con trai mới được vào nơi thờ cúng… Mặt khác, do áp lực giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con nhưng họ mong muốn trong số đó nhất thiết phải có con trai. Vì vậy, một số người đã tìm cách để lựa chọn giới tính thai nhi.

Những suy nghĩ đó góp phần làm cho phụ nữ thiệt thòi trong việc học hành, việc làm bởi một số gia đình quan niệm rằng phụ nữ lớn lên rồi đi lấy chồng, con trai ở lại "gánh vác" chuyện gia đình nên phụ nữ không cần học nhiều. Vì vậy, việc gia tăng tỷ lệ MCBGTKS không những không cải thiện được vị thế của phụ nữ mà thậm chí còn làm gia tăng thêm sự bất bình đẳng giới, tỷ lệ tái hôn của phụ nữ tăng cao. Từ đó, dẫn tới sự gia tăng tệ nạn xã hội, nhu cầu mại dâm, buôn bán phụ nữ, bạo hành giới ngày càng gia tăng.

Năm 2017, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lâm Đồng tham mưu Sở Y tế trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án Giảm thiểu MCBGTKS triển khai tại 12/12 huyện, thành phố với 142/142 xã, phường, thị trấn. Mục tiêu đầu tiên của Đề án hướng tới là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội về ý nghĩa của việc triển khai Đề án và những hệ lụy của việc MCBGTKS. Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nên việc triển khai Đề án rất thuận lợi, các Ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đều chung tay triển khai. Hàng tháng, triển khai lồng ghép vào các hội nghị của các Ban, ngành, đoàn thể để chuyển tải những nội dung, thông điệp về MCBGTKS đến mọi tầng lớp nhân dân như công nhân, người cao tuổi, phụ nữ, thanh niên; phối hợp với Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng xây dựng phóng sự, bản tin, chuyên trang đưa tin những nội dung liên quan đến MCBGTKS. Chỉ đạo các huyện, thành phố phối hợp với Trung tâm Thông tin, Thể thao và Văn hóa, hệ thống loa phát thanh xã, thị trấn phát sóng tin, bài tuyên truyền nguyên nhân, hậu quả của MCBGTKS, cấp phát hàng nghìn tờ rơi, sách mỏng và hàng chục pano nhằm đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả truyền thông. Đẩy mạnh Đề án can thiệp giảm thiểu MCBGTKS.

Hàng năm, ngành Dân số cũng tổ chức các hội thảo cung cấp thông tin cho lãnh đạo Đảng, chính quyền, lãnh đạo các Ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Tư vấn, cung cấp thông tin trực tiếp về thực trạng, hậu quả cũng như các văn bản nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi cho hàng nghìn cặp nam, nữ thanh niên đến đăng ký kết hôn tại UBND xã, thị trấn. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông, tư vấn về không sinh con thứ 3, không lựa chọn giới tính thai nhi cho cán bộ tư pháp xã, cán bộ chuyên trách, CTV dân số, cán bộ y tế thôn bản. Một số địa phương như Đơn Dương, Di Linh, Đà Lạt… đã chủ động phối hợp với các đơn vị xây dựng các câu lạc bộ về "Không lựa chọn giới tính khi sinh". Hiện toàn tỉnh có 53 CLB với 1.800 thành viên tham gia đang sinh hoạt có hiệu quả.

Khi nhận thức, hành vi thay đổi

Lâm Đồng: Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh - Ảnh 2.

Tập huấn cho cán bộ thôn về mất cân bằng giới tính khi sinh tại TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Nhờ triển khai thực hiện các giải pháp và hoạt động can thiệp giảm thiểu MCBGTKS trong những năm qua, tốc độ gia tăng tỷ lệ MCBGTKS của tỉnh đã được khống chế, lãnh đạo Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã hiểu và nhận thức sâu sắc về hậu quả, hệ lụy của tình trạng MCBGTKS.

Người dân hưởng ứng tích cực, nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm, nạo phá thai, dịch vụ kinh doanh văn hóa phẩm trên địa bàn cơ bản đã thực hiện nghiêm túc đúng theo quy định của Nhà nước. Qua 3 năm triển khai Đề án, tỷ số giới tính khi sinh tỉnh Lâm Đồng đã hạn chế một phần tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh cụ thể: Năm 2011 là 113,4/100; năm 2015 là 112,8/100; năm 2019 là 110/100; 6 tháng đầu năm 2020 là 104,6/100 (sinh trai/100 gái).

Đặc biệt, người dân đã nhận thức được hệ lụy, tác hại của MCBGTKS, từng bước thay đổi hành vi tiến tới xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, muốn có con trai để nối dõi tông đường… mà bao đời nay vẫn còn in hằn trong tâm thức của họ. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Tám và chị Vũ Thị Hương Lan (ở thôn Tân Lâm, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà) có 2 con gái học giỏi, ngoan ngoãn, là niềm mơ ước của biết bao nhiêu gia đình. Cháu đầu sinh năm 2004, vừa đoạt giải Nhì môn Vật lý toàn tỉnh. Cháu thứ hai sinh năm 2007, không những học giỏi mà còn tham gia đội tuyển cầu lông của tỉnh Lâm Đồng. Mẹ anh Tám đã ngoài 80 tuổi, ngày trước bà vẫn canh cánh rằng: "Tôi không thể nhắm mắt khi chưa có cháu đích tôn", nhưng giờ đây nhìn hai cô cháu gái ngoan ngoãn, học giỏi, bà đã xóa bỏ tư tưởng phải có cháu trai nối dõi tông đường. Bà còn động viên anh Tám, chị Lan phải chăm sóc, nuôi dưỡng 2 con gái cho tốt. Chị Lan tâm sự: "Trước đây, khi mới sinh cháu gái thứ hai, vợ chồng tôi nhiều lúc cũng hay bị người ta chọc, đặc biệt vào những lúc hội hè, giỗ chạp... Họ hàng gặp nhau cứ bảo chồng em là ông ngoại và ngồi mâm dưới". Điều an ủi là chồng em luôn xem con trai cũng như con gái, cùng một quan niệm là làm sao nuôi cho con ăn học đến nơi đến chốn, đừng để con bỏ học giữa chừng làm gánh nặng cho gia đình và xã hội".

Để duy trì có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, đưa tỷ số giới tính khi sinh ổn định ở mức cân bằng tự nhiên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong thời gian tới, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lâm Đồng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát MCBGTKS. Trong đó, chú trọng các hoạt động như tổ chức nói chuyện chuyên đề tại các địa phương, khu công nghiệp, trường học, lồng ghép trong các buổi họp thôn, xóm, tổ...

Để giải quyết tốt những vấn đề trên, cần phải có những giải pháp cụ thể sau: Tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, hội viên của các ngành và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn các văn bản pháp luật liên quan đến công tác dân số như Kế hoạch số 51-KH/TU ngày 16/4/2018 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW. Từ đó nâng cao nhận thức cho người dân hiểu được về những hệ lụy của việc MCBGTKS, lợi ích của việc sàng lọc trước sinh và sau sinh… Đồng thời chỉ đạo các địa phương, các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng kế hoạch tăng cường công tác truyền thông, giáo dục đến tận từng hộ dân, tập trung vào những cặp vợ chồng sinh con một bề là gái và các cặp vợ chồng đã sinh con thứ ba; tổ chức các buổi tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân, tiếp tục triển khai các CLB bình đẳng giới, CLB ông bà mẫu mực; từng bước động viên khen thưởng kịp thời những cán bộ, hộ gia đình thực hiện tốt chính sách Dân số và Phát triển…

Công Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top