Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kiếm đâu ra “cô dâu ngoại” cho trai Việt!?

Thứ hai, 09:55 28/03/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đàn ông Việt có thể lấy vợ ở nước nào, trong khi các nước láng giềng cũng đang “nhập khẩu” cô dâu của ta? Câu hỏi này không phải là" đặt ra cho vui" vì nhãn tiền của vấn đề này có thể nhìn sang các quốc gia láng giềng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Họ đang phải đối mặt với tình trạng thừa nam, thiếu nữ khiến hàng chục triệu nam giới đến tuổi trưởng thành không có bạn đời. Hiện Chính phủ và ngành Y tế, Dân số nước ta đang có những động thái quyết liệt nhằm ngăn ngừa tình trạng này.

Nhờ những nỗ lực truyền thông của ngành Dân số, nhiều người dân đã ủng hộ mô hình gia đình ít con, không phận biệt trai - gái. Ảnh: Dương Ngọc
Nhờ những nỗ lực truyền thông của ngành Dân số, nhiều người dân đã ủng hộ mô hình gia đình ít con, không phận biệt trai - gái. Ảnh: Dương Ngọc

Nhiều người cao tuổi muốn con mình “phải có con trai”

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS) ở Việt Nam có xu hướng tăng cao từ năm 2008, đến năm 2013 là 113,8 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái. Năm 2014, với những nỗ lực của toàn ngành Dân số và cả xã hội, tỷ số GTKS đã giảm xuống còn 112,2, nhưng chưa phải là xu hướng giảm có tính bền vững mà sẽ có nguy cơ gia tăng bất cứ lúc nào. Các chuyên gia về dân số cũng nhận định, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, chúng ta sẽ phải đối mặt với thực trạng từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ là người Việt Nam để kết hôn.

Cụ thể, tỷ số GTKS của Việt Nam từ năm 2006 đến nay luôn ở mức trên 110%. Năm 2014, 10 tỉnh, thành phố có tỷ số GTKS cao nhất ở cả nước bao gồm: Quảng Ninh 124,4; Hưng Yên 119,5; Lào Cai 228,4; Hải Dương 118,3; Bắc Ninh 117,8; Sơn La 117,6; Hà Nội 117,3, Hải Phòng 114,3…

Trong chuyến công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ về thực trạng mất cân bằng GTKS tại Hải Dương năm 2015, tỷ số GTKS tại đây lên tới 118,3. Theo đánh giá của những người làm công tác DS-KHHGĐ ở Hải Dương, việc lạm dụng kỹ thuật siêu âm để chẩn đoán giới tính thai nhi và nạo phá thai với lý do giới tính đang diễn ra phức tạp chưa được kiểm soát, gây khó khăn trong việc ổn định tỷ số GTKS theo quy luật tự nhiên. Tỉnh Hải Dương đã nỗ lực và có rất nhiều giải pháp, nhưng tỷ số GTKS cũng chỉ giảm xuống 0,6 điểm phần trăm so với năm trước và chưa phải là dấu hiệu bền vững.

Thị xã Chí Linh (Hải Dương), một trong những địa phương có tỷ số GTKS cao là 118. Chia sẻ về những khó khăn trong công tác truyền thông chuyển đổi hành vi để người dân coi con trai cũng như con gái, bà Hồ Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Chí Linh cho biết: “Trong những buổi gặp gỡ, nói chuyện với người dân, nhiều người cao tuổi vẫn có thái độ rất “kiên định” với việc phải có con trai. Khi trao đổi, có những bác nói thẳng rằng: “Các cô nói thế thôi vì các cô có lương công tác, chúng tôi bây giờ 70 tuổi, không có thu nhập và cũng không có con trai thì trông cậy vào đâu?”. “Nếu có hai con gái thì khi chúng tôi chết, con gái tôi có đem ảnh tôi đặt giữa nhà chồng nó được không?”. Các ông, các bác còn ví dụ có những dòng họ, con gái thành đạt có thể đưa tiền về đóng góp nhưng không bao giờ được ghi tên vào gia phả dòng họ”.

Trăn trở của những người “vác tù và hàng tổng”

Bà Hồ Thị Thu Hà trăn trở: “Chúng tôi xác định, dù khó khăn cũng vẫn phải làm, bởi những việc công tác dân số làm ngày hôm nay Nhưng phải 15 - 20 năm sau mới thấy được kết quả. Chúng tôi vẫn nói với các đồng chí lãnh đạo, mong rằng lúc đó không phải nghe người dân trách các anh, các chị đã làm gì để hôm nay con cháu chúng tôi khổ thế này”.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương cũng cho biết, tỷ số GTKS cao đã được nhìn thấy rất rõ, đặc biệt là ở những lớp mầm non. Đi kiểm tra ở các trường, đặc biệt là tuổi mầm non, có nhiều lớp hầu hết là bé trai, đặc biệt có lớp có tới 24 bé trai và chỉ có 6 bé gái.

Chia sẻ về thực trạng mất cân bằng GTKS, ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thành phố nhấn mạnh: “Tư tưởng phải có con trai “nối dõi tông đường” của nhiều người dân còn nặng nề. Điều đó cho thấy, việc giảm thiểu tình trạng mất cân bằng GTKS rất khó khăn nhưng vẫn phải làm quyết liệt. Chúng ta phải tuyên truyền vận động bền bỉ để người dân hiểu và tự nguyện làm, bởi đến nay chưa có chế tài xử phạt vi phạm đối với người dân. Còn việc xử phạt vi phạm đối với cán bộ đảng viên còn nhẹ (khiển trách đối với trường hợp sinh con thứ 3, cảnh cáo đối với trường hợp sinh con thứ 4 và sinh con thứ 5 mới bị khai trừ khỏi Đảng) và việc xử lý vi phạm còn chậm”.

Chị Nguyễn Thị Ngà, một cộng tác viên dân số lâu năm tại TP Hải Phòng chia sẻ: “Tại các vùng ven biển thì 100% người dân quan niệm là phải có con trai vì là dân vùng biển, nghề đánh bắt cá phải có con trai để đảm đương công việc. Rồi trong nhà mà không có con trai thì coi như nhà đó không có nóc, phải có con trai để nối dõi tông đường, luôn coi con trai là chỗ dựa tuổi già, là lao động chính... nhiều lý do lắm. Nhiều lúc đi tuyên truyền, vận động cũng "oải" vì ý thức của người dân còn chưa thông”.

“Nhập khẩu” cô dâu từ nước nào?

Hệ lụy của việc mất cân bằng GTKS đã được nhìn rõ ở nhiều quốc gia đã xảy ra tình trạng này như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Đàn ông Việt có thể lấy vợ ở nước nào, trong khi các nước láng giềng cũng đang “nhập khẩu” cô dâu của ta? Bên cạnh đó, vấn đề tìm được bạn đời là người nước ngoài cũng không hề đơn giản, không chỉ là sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa mà theo PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế thì “chúng ta lại không đủ giàu để có thể lấy cô dâu người nước ngoài”. “Một trăm đứa khóc như ri, không bằng một đứa nó đi giật lùi” – tư tưởng sinh con trai để nối dõi tông đường, để thờ cúng… vốn ăn sâu gốc rễ trong suy nghĩ của nhiều người dân, cộng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong việc lựa chọn giới tính thai nhi đã và đang góp phần làm gia tăng tình trạng mất cân bằng GTKS hiện nay.

Theo ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ, để giảm tình trạng mất cân bằng GTKS là nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi sự góp sức, tập trung trí tuệ, sự sáng tạo của những nhà khoa học, nhà quản lý, người tham gia công tác xã hội và của tất cả mọi người quan tâm đến sự phát triển của đất nước, dân tộc. Ông Nguyễn Văn Tân nhấn mạnh: “Đây là một việc làm rất gian nan và khó khăn. Tuy nhiên, dù khó khăn chúng ta vẫn phải kiên trì và quyết liệt thực hiện, nhằm giảm tối đa những hệ lụy của mất cân bằng giới tính trong tương lai”.

Trong nhiều năm qua, Tổng cục DS-KHHGĐ đã rất nỗ lực nhằm giảm tình trạng mất cân bằng GTKS với nhiều giải pháp truyền thông vận động, chuyển đổi hành vi người dân cũng như toàn xã hội. Những kết quả ban đầu đã được Chính phủ và Bộ Y tế đánh giá cao. Với những tham mưu từ Tổng cục DS-KHHGĐ, trong tháng 3/2016, Bộ Y tế đã vừa ban hành chỉ thị số 04/CT-BYT về việc tăng cường giải quyết tình trạng mất cân bằng GTKS. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng GTKS giai đoạn 2016 – 2025 với mục tiêu tiến tới đưa tỷ số GTKS trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Giảm tỷ số GTKS dưới mức 115/100 vào năm 2020

Đây là chỉ số được đề ra trong Đề án Kiểm soát mất cân bằng GTKS giai đoạn 2016-2025 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.

Cụ thể, mục tiêu Đề án đề ra là phấn đấu giảm tốc độ tăng tỷ số GTKS xuống dưới mức 0,46 điểm phần trăm/năm, để tỷ số này dưới mức 115/100 vào năm 2020. Ở các tỉnh có tỷ số GTKS từ 115/100 trở lên, giảm tỷ số GTKS ít nhất 0,4 điểm phần trăm/năm trong giai đoạn 2016 - 2020; phấn đấu giảm tốc độ gia tăng tỷ số GTKS, tạo cơ sở thuận lợi để đưa tỷ số này đạt khoảng 107/100 sau năm 2025, đưa tỷ số GTKS về mức cân bằng tự nhiên.

Đề án sẽ triển khai đồng bộ, có hiệu quả các hoạt động truyền thông cho các cặp vợ chồng, những người đứng đầu dòng họ và gia đình, nam nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn và những người cung cấp dịch vụ có liên quan về tình trạng mất cân bằng GTKS, lựa chọn giới tính thai nhi, nhất là giới và bình đẳng giới bằng các hình thức tiếp cận và thông điệp phù hợp.

Về các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, Đề án sẽ xây dựng, thử nghiệm và thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội; nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho các cặp vợ chồng sinh con một bề là gái thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, người dân đang sống tại các xã đảo, huyện đảo...

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là tiền sản giật thường gây ra vấn đề cho hệ tuần hoàn của mẹ bầu, làm giảm lượng chất dinh dưỡng mà em bé nhận được. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và lành mạnh.

7 sai lầm khi điều trị mụn trứng cá ở tuổi teen

7 sai lầm khi điều trị mụn trứng cá ở tuổi teen

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mụn trứng cá thường thấy ở thanh thiếu niên khi trải qua tuổi dậy thì. Nhiều bạn cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp khi bị mụn trứng cá nghiêm trọng. Một số sai lầm dưới đây là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn kéo dài…

10 câu hỏi thường gặp nhất về rối loạn cương dương

10 câu hỏi thường gặp nhất về rối loạn cương dương

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rối loạn cương dương gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và đời sống tình dục ở nam giới. Rối loạn cương dương có thể do nhiều nguyên nhân, để điều trị hiệu quả cần được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác và có chỉ định điều trị phù hợp.

Top