Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khiêng người chết đi đêm xuyên rừng để... chôn trộm và những hủ tục lạc hậu cần phải được loại bỏ

Chủ nhật, 13:05 25/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Lâu nay, những hủ tục thường mang màu sắc mê tín đã trở thành vật cản, là gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng người, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe, cuộc sống thậm chí là tính mạng của người dân.

Còn rất nhiều hủ tục tồn tại trong cộng đồng các dân tộc

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em, trình độ phát triển chênh lệch, do vậy, xã hội của nhiều tộc người còn bị chi phối sâu sắc bởi hệ thống tín ngưỡng, phong tục cổ truyền lạc hậu. Mỗi tộc người, mỗi nhóm người, mỗi vùng miền có những đặc thù văn hóa, những phương cách ứng xử và mức độ chi phối sâu sắc khác nhau.

Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, làm cản trở tiến trình phát triển. Hiện nay tại các địa bàn nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang,… nhiều hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan vẫn đang tồn tại trong đời sống của người dân.

Tại những địa phương vùng sâu, vùng xa không ít dòng họ, gia đình coi trọng lễ nghi, cúng bái tới mức mê tín. Có gia đình, dòng họ, khi có người thân chết, không tổ chức an táng tại địa bàn cư trú mà tìm nơi chôn cất cách xa địa bàn cư trú hàng chục cây số. Đất dù ở đâu cũng đều đã có chủ, do vậy, có gia đình phải khiêng người chết đi đêm, xuyên rừng, gọi là chôn trộm - nếu không được phát hiện, có biện pháp xử lý kịp thời, sẽ rất phức tạp.

Khiêng người chết đi đêm xuyên rừng để... chôn trộm và những hủ tục lạc hậu cần phải được loại bỏ - Ảnh 1.

Những hủ tục mang màu sắc mê tín đã trở thành vật cản, là gánh nặng đối với các cộng đồng người, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. Ảnh minh hoạ

Hủ tục đang tồn tại tới mức báo động ở vùng đồng bào dân tộc là tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng: suy yếu giống nòi, con người kém hoàn thiện về thể chất...

Theo khảo sát của Ủy ban Dân tộc vào năm 2015, trong số 53 cộng đồng thiểu số ở Việt Nam, trung bình cứ 4 cuộc hôn nhân thì có một cặp là tảo hôn (26.6%); có tới 40 trong số 53 dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn trên 20%; đặc biệt 6 tộc người thiểu số có tỷ lệ này lên tới 50% - 60% là người  Mông, Xinh Mun, La Ha, Gia Rai, Raglay và Bru - Vân Kiều.

Tình trạng tảo hôn hiện nay ở Việt Nam tập trung cao ở khu vực miền núi phía Bắc, nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, với tỷ lệ kết hôn trẻ em ở người Mông chiếm 33%, dân tộc Thái chiếm 23.1% và 15.8% các cặp vợ chồng người Mường.

Bên cạnh đó còn một số phong tục, tập quán lạc hậu, tuy không tới mức thành hủ tục, nặng nề nhưng cũng cản trở sự đổi mới, phát triển, đó là: bắt con rể phải đến ở rể để "trả công" nuôi con gái; không cho con gái đến trường học chữ hoặc không cần học lên cao; tục "cướp vợ" biến thái mang tính cưỡng bức...

Khiêng người chết đi đêm xuyên rừng để... chôn trộm và những hủ tục lạc hậu cần phải được loại bỏ - Ảnh 2.

Trình độ phát triển chênh lệch, do vậy, xã hội của nhiều tộc người còn bị chi phối sâu sắc bởi hệ thống tín ngưỡng, phong tục cổ truyền lạc hậu. Ảnh minh hoạ

Những hậu quả, hệ lụy của các hủ tục ảnh hưởng rất lớn trong đời sống gia đình. Gia đình phải đầu tư quá tốn kém, lãng phí cho thế giới tâm linh: xây lăng mộ đồ sộ tốn kém, lễ bỏ mả làm lớn dài ngày, chia của cho người chết bằng cách đập vỡ chôn theo, hoặc hóa vàng tốn kém cùng những nghi thức rườm rà khác. Không những tốn kém và không phù hợp về văn hóa, việc tin vào những lời đồn, tín ngưỡng mù quáng còn dẫn đến bỏ bê sản xuất, sao nhãng xây dựng đời sống văn hóa, gây mất đoàn kết trong cộng đồng.

Lòng tin mù quáng còn dẫn đến chữa bệnh phản khoa học, làm mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường sinh thái, dùng đồ độc, lá độc để quyên sinh, gây tác hại lớn cho gia đình, cộng đồng và xã hội.

Cao hơn nữa, nhiều hủ tục vi phạm quyền con người, vi phạm những quy tắc công cộng, ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa. Việc nghe theo tin đồn mù quáng, ảnh hưởng tâm lí đám đông thiếu chọn lọc, dễ dẫn đến tin theo kẻ xấu làm việc xấu. Kẻ địch có thể lợi dụng hủ tục để chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết, kích động, bạo lực, bạo hành gia đình, gia trưởng thái quá, hạ thấp vai trò các thành viên gia đình đã ảnh hưởng xấu tới an sinh xã hội.

Những luật tục, hủ tục lạc hậu vẫn có cơ hội tồn tại, thậm chí ăn sâu, bám chặt trong nhận thức, tiềm thức người dân – điều này phản ánh một phần chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo, vận động của các cấp các ngành với người dân vùng dân tộc thiểu số chưa cao; việc xóa bỏ hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới còn gặp những khó khăn thách thức, rào cản.

Những hậu quả thương tâm

Theo số liệu thống kê năm 2017, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên có 161 trẻ dưới 5 tuổi tử vong, chiếm 83,1% số trẻ được sinh ra toàn huyện. Trong đó, 65,8% trẻ tử vong do viêm phổi, còn lại do viêm não, tai nạn thương tích, không được tiêm chủng đầy đủ và không được chăm sóc sơ sinh đúng cách.

Riêng 2 tháng đầu năm 2018, huyện Nậm Pồ có 13 trẻ dưới 5 tuổi tử vong, giảm 60% so với cùng kỳ năm 2017; tuy nhiên, đây vẫn là con số đáng lo ngại đối với công tác chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại huyện Nậm Pồ.

Nói về điều này, bác sỹ Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ, chia sẻ: "Qua khảo sát từ năm 2017 đến nay, chúng tôi thấy 73,9% số trẻ tử vong là do ốm đau tại nhà, không được đưa đi khám chữa bệnh kịp thời hoặc đã đưa tới các cơ sở y tế song người nhà xin về. Do nhận thức của bà con dân tộc còn hạn chế, họ chưa tin tưởng vào cơ sở khám chữa bệnh và chưa biết quan tâm tới sức khỏe của trẻ em.

Khiêng người chết đi đêm xuyên rừng để... chôn trộm và những hủ tục lạc hậu cần phải được loại bỏ - Ảnh 3.

Việc xóa bỏ hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới còn gặp những khó khăn thách thức, rào cản ở vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: T.L

Đồng thời họ vẫn giữ các hủ tục lạc hậu như tin vào việc cúng bái, chữa mẹo có thể giúp trẻ khỏi bệnh... Mặc dù chính quyền huyện Nậm Pồ và ngành Y tế tỉnh đã vào cuộc, thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt trong việc tuyên truyền, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng để thay đổi về nhận thức, hủ tục tồn tại lâu đời của đại bộ phận người dân tộc ở vùng cao là điều hết sức khó khăn".

Vòng luẩn quẩn mang tên hủ tục lạc hậu ở nơi đây đã khiến nhiều trẻ thiệt mạng: Trẻ ốm nặng – đưa vào cơ sở y tế muộn – điều trị chưa biến chuyển – gia đình sốt ruột – đưa về chữa mẹo - trẻ chết. Một vòng luẩn quẩn nữa là: Trẻ ốm nặng – gia đình không cho đi cơ sở y tế - ở nhà mời thầy cúng hoặc chữa mẹo – trẻ chết.

Đã có hàng trăm cái chết của trẻ dưới 5 tuổi được tìm thấy ở các bản vùng cao, nhưng người dân vẫn chưa biến chuyển nhận thức. Họ cho rằng, sự sống và cái chết vốn là quy luật tự nhiên, còn sống, còn mưu sinh thì còn đẻ được những đứa trẻ khác.

Còn tại Hà Giang, Theo Ban Dân tộc - Tôn giáo tỉnh Hà Giang, từ năm 2015 – 2019, tỉnh Hà Giang có 2.348 cặp tảo hôn, mặc dù đã có quy định xử phạt nhưng thực tế vẫn khó để xử lý các trường hợp vi phạm.

Năm 2019, sau hai tuần quen nhau qua mạng xã hội zalo, Ly Mí Hờ, sinh năm 2003, ở thôn Thèn Ván, xã Lũng Cú sang thôn Ngài Chồ, xã Ma Lé (cùng huyện Đồng Văn, Hà Giang) bắt Sùng Thị Cáy về làm vợ, dù chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Cả hai chung sống và đã có con với nhau.

Do bệnh nặng, bố của Ly Mí Hờ đã mất từ lâu, mẹ bỏ đi lấy chồng, để lại hai anh em thơ dại tự lo cho nhau. Làm bố ở tuổi 16, giờ đây, hoàn cảnh của Hờ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn khi vừa phải lo cho em vừa phải lo cho vợ và con nhỏ.

Vợ chồng Ly Mí Hờ là một trong những điển hình cho tình trạng đói nghèo vì tảo hôn trên địa bàn huyện Đồng Văn (Hà Giang). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn hiện nay được cho là do trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa cao, điều kiện giao lưu với các dân tộc khác còn hạn chế, sự khác biệt ngôn ngữ, không thông thạo tiếng phổ thông, đặc biệt là tục "bắt vợ"... 

Thay đổi nhận thức, thay đổi tương lai

Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải hiểu nguyên nhân sâu xa của những hủ tục, được xem xét từ lịch sử văn hóa xa xôi trong quá trình phát triển tộc người, mới có được cách giải quyết hợp lý.

Trong đó, giải pháp hàng đầu là nâng cao trình độ nhận thức cho nhân dân bằng những hoạt động tuyên truyền sâu rộng với nhiều nội dung, hình thức, lắng nghe tình cảm, nguyện vọng của dân. 

Chính quyền địa phương cần chú trọng duy trì và khôi phục các lễ hội truyền thống, những phong tục tập quán tốt đẹp; đồng thời tranh thủ uy tín của các già làng, trưởng thôn, các chức sắc tôn giáo trong việc vận động bài trừ hủ tục. Đội ngũ này là những người trực tiếp tham gia tổ chức các nghi lễ; cũng là những người khuyên giải hiệu quả việc bài trừ các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội trong cộng đồng. Cần mở những lớp tập huấn không chỉ tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp mà còn tuyên truyền về sự cần thiết loại bỏ hủ tục.

Bài trừ các tập tục lạc hậu là việc làm quan trọng, tuy nhiên, rất cần được đổi mới. Theo đó, mô hình tại chỗ là tốt nhất, tránh việc lấy mô hình từ các địa bàn khác, dân tộc khác đem tới áp dụng cho vùng này, dân tộc này học tập. 

Một gia đình, một bản làng làm tốt cũng có thể trở thành mô hình xứng đáng để nhiều gia đình, nhiều bản, làng noi theo. Làm được như vậy, tức là chúng ta đã giúp người dân đẩy lùi một khoảng tối trong kí ức từ xa xưa của họ.

Trung Sơn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top