Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hiểu đúng về tính an toàn của bao cao su

Thứ năm, 21:17 11/03/2021 | Dân số và phát triển

Dùng bao cao su (BCS) là biện pháp tránh thai và ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục hiệu quả.

Tuy nhiên, BCS không thể mang lại an toàn tuyệt đối 100% như nhiều người nhầm tưởng. BCS có thể bảo vệ đến gần 90%, hơn 10% còn lại vẫn có thể mang thai hoặc lây bệnh qua đường tình dục khi dùng BCS. Đó là các trường hợp sau:

Sử dụng BCS sai cách là tình trạng thường gặp nhất, BCS bị rách, thủng hoặc trượt khỏi dương vật hay âm đạo trong lúc quan hệ.

Chỉ dùng lần đầu: mỗi lần quan hệ tình dục bạn đều phải dùng BCS, dùng xong bỏ đi. Nếu quan hệ nhiều lần một lúc thì mỗi lần phải dùng 1 BCS. Có cặp đôi “yêu” đến mấy hiệp nhưng những hiệp sau lại bỏ qua không sử dụng, như vậy khả năng mang thai và mắc bệnh lây truyền tình dục rất lớn.

Nếu kích cỡ BCS không vừa vặn rất dễ bị tuột, hoặc bị hở, do vậy hiệu quả bảo vệ cũng giảm nhiều.

Điều đáng lo ngại là dù dùng BCS nhưng vẫn có thể mắc bệnh lây truyền tình dục do các bệnh như: sùi mào gà, mụn rộp sinh dục lây qua tiếp xúc da - da ở vùng da không có BCS che phủ.

Có người lại nghĩ, dùng 2 BCS lồng vào nhau thì sẽ tăng độ an toàn. Việc mang 2 BCS cùng lúc ở nam giới có thể gây ra ma sát giữa chúng và làm tăng khả năng bị rách. Nam và nữ sử dụng BCS cùng lúc có thể làm cho chúng dính lại với nhau và trượt ra khỏi vị trí.

Như vậy, dùng BCS vẫn có thể khiến bạn bị mắc sùi mào gà và một số bệnh xã hội khác. Do đó, nếu biết chắc rằng bạn tình đang có bệnh, hoặc những người mà bạn đã có nghi ngờ đang bị bệnh thì cũng không nên quan hệ tình dục, kể cả dùng BCS cũng không nên.

Đeo BCS đúng cách để đảm bảo an toàn theo nguyên tắc sử dụng, BCS phải ôm sát và có sự trơn trượt dễ dàng khi đưa vào dương vật. Điều quan trọng là bạn cần chọn đúng sản phẩm phù hợp với kích cỡ của “cậu nhỏ”. Không tái sử dụng BCS. Dùng lại BCS cũ sẽ không đảm bảo an toàn tình dục cho cả bạn lẫn bạn tình. Khi đeo BCS vào và khi tháo BCS ra cũng cần chú ý để tránh chất dịch có thể tràn ra ngoài.

Theo BS. Đinh Mạnh Trí/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top