Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hạnh phúc làm cha của người đàn ông 17 năm bị chê vô sinh

Thứ hai, 11:09 12/06/2017 | Dân số và phát triển

17 năm, bao lần anh Nguyện (Quảng Nam) phải kìm cơn giận khi bị châm chọc: "Mày không con cái, làm chi cho lắm!".

Việc kinh doanh bận bù đầu, có ngày phải chạy liên miên nhưng anh Nguyễn Văn Nguyện ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam, vẫn không hề thấy mệt mỏi bởi "mình có nguồn doping đặc biệt". Đó chính là hai cô con gái nhỏ luôn đợi anh ở nhà. Cặp song sinh 3,5 tháng tuổi Khánh Ngân và Khánh Thi là niềm hạnh phúc vợ chồng anh đã mòn mỏi chờ suốt 17 năm mới có được.

"Chỉ cần ôm con, ngắm con, nhớ tới nụ cười của con là mọi mệt mỏi đều tan biến. Thành công lớn nhất của tôi không phải có nhà, xe, kinh doanh phát triển mà chính là có được hai công chúa nhỏ này", ông bố 41 tuổi chia sẻ.

​​Anh Nguyện và chị Quyên kết hôn năm 2000. Vốn vô tư, chịu thương chịu khó, anh chị tập trung làm ăn, nghĩ chuyện có con sẽ tự nhiên đến. Tới năm 2003, chưa có tin mừng, anh chị đi khám thì phát hiện cả hai vợ chồng đều có trục trặc: Tinh trùng của anh yếu, niêm mạc tử cung của chị mỏng, khó đậu thai. Anh chị chăm chỉ uống thuốc đông y nhưng suốt 4 năm không có kết quả.

Năm 2007, họ đưa nhau tới các bệnh viện lớn ở Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn để thụ tinh ống nghiệm nhưng thất bại hết lần này tới lần khác.


Vợ chồng anh Nguyện và chị Quyên. Ảnh: NVCC.

Vợ chồng anh Nguyện và chị Quyên. Ảnh: NVCC.

Chị Quyên kể rằng, có những khoảng thời gian, chị đi đi lại lại giữa Quảng Nam - Sài Gòn để khám, cấy phôi thường xuyên hơn cả đi chợ. "4h sáng chồng đèo ra sân bay, vượt 900km tới bệnh viện ở Sài Gòn, chọc hút trứng, làm các thủ thuật, tối lại bay ngược về nhà. Một tháng cứ 4 lần bay đi bay về như thế và nếu không có kết quả thì 3 tháng sau lại tiếp tục chu kỳ đó. Đau đớn về thể xác, rệu rã về tinh thần. Sài Gòn trở thành hành trình ám ảnh, tới nỗi giờ ai rủ vào đó là tôi cảm thấy sợ".

Nhớ lại ngày tháng đó, bản thân chị Quyên còn phục sức chịu đựng và bền bỉ của mình. Chị tâm sự biết nhiều người cùng cảnh ngộ bỏ cuộc sau vài lần đi lại, chuyển phôi. Chị cũng rất sợ nhưng mỗi lần nghĩ tới chồng, tới gia đình anh, chị lại có thêm sức mạnh để tiếp tục.

"Mỗi lần mình đi khám hay chuyển phôi, vừa xuống sân bay là mẹ đã gọi hỏi 'con đã tới nơi chưa', 'con có mệt không', 'con nhớ giữ gìn sức khỏe nha'", chị kể.

"Tôi may mắn bởi được ba mẹ chồng thương như con gái, chưa một lần nhắc nhở chuyện con cái. Cũng chính vì vậy, dù phải nghe không biết bao nhiêu lời gièm pha tôi cũng bỏ ngoài tai hết", chị thủ thỉ.


Bé Khánh Ngân, Khánh Thi chào đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của hai bên gia đình.

Bé Khánh Ngân, Khánh Thi chào đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của hai bên gia đình.

Bản thân anh Nguyện, tuy là đàn ông, nhưng sức ép, châm chọc từ các mối quan hệ xã hội vẫn là một cú đòn nặng.

"Mình chịu khó làm ăn cũng bị người ta khích bác 'Vợ có đẻ được đâu, mày làm gì cho lắm'. Mình từ chối đi nhậu hay cáo lỗi về sớm, họ bảo 'Tao về còn lo cho vợ, cho con. Mày về chi, có con cái đâu mà lo'. Nhiều lúc muốn phát khùng lên nhưng phải học cách giữ cái đầu lạnh, bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra, không đôi co lại một lời", anh Nguyện kể.

May mắn đi lướt qua cửa nhà họ vào năm 2013 khi chị Quyên lần đầu có thai. Thế nhưng, niềm hạnh phúc tột bậc nhanh chóng biến thành nỗi tuyệt vọng khi vào tuần thứ 8 thai kỳ, chị bị sẩy. "Chúng tôi đã khóc và đau lòng tưởng không vượt qua được. Nhưng rồi bình tâm lại, tôi nghĩ con cái là của trời Phật cho, có lẽ do cái duyên chưa tới, nên động viên vợ bắt đầu lại", anh kể.

Trải qua chặng đường dài, vợ chồng anh hiểu rằng khi thụ tinh trong ống nghiệm, tư tưởng rất quan trọng, lo lắng và xúc động quá sẽ ảnh hưởng tới kết quả nên phải giữ lòng thật bình an. Anh Nguyện cũng thường xuyên làm việc thiện, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có thể.

​"Anh ấy là người đàn ông tuyệt vời, hiếm có. Suốt bao năm, anh chưa một lời ca thán hay tỏ ra nản lòng, lúc nào cũng chăm lo, động viên vợ. Chính anh cũng chịu rất nhiều sức ép nhưng không hề bị lung lay, chỉ tập trung vào làm ăn để vợ không phải lo lắng gì về kinh tế, yên tâm trị bệnh", chị Quyên kể.


Hai cô con gái đáng yêu của chị Quyên, anh Nguyện vừa tròn 3,5 tháng.

Hai cô con gái đáng yêu của chị Quyên, anh Nguyện vừa tròn 3,5 tháng.

Tới lần thụ tinh ống nghiệm lần thứ 7, chị Quyên cảm thấy thực sự chán nản. Hy vọng càng tan biến khi bác sĩ thông báo "phôi lần này không được tốt lắm đâu". "Khi đó mình còn ba phôi cuối cùng, chỉ nghĩ thôi thì làm nốt cho xong, chắc chẳng còn cơ may nào nữa", chị nói.

Nhưng 10 ngày sau, que thử thai hiện hai vạch, vợ chồng chị mừng rơi nước mắt, nhìn nhau không nói lên lời. Anh Nguyện vui quá, gọi điện đi khắp nơi khoe tin sắp được làm cha.

Lần này, chị Quyên ở luôn tại Sài Gòn để dưỡng thai. Anh Nguyện vẫn phải lo công việc, cứ hằng tháng chạy vào đưa vợ đi khám. Bị nghén nặng, ăn vào lại nôn nhưng chị Quyên nói rằng hạnh phúc được làm mẹ khiến chị hầu như quên hết những khó chịu của cơ thể. Ở tuần thứ 37, hai cô con gái của anh chị chào đời khỏe mạnh, nặng lần lượt 2,5 và 2,8 kg.

"Lúc nữ hộ sinh trao con vào tay, hai hàng nước mắt tôi cứ thế trào ra. Cảm giác được làm cha sau 17 năm trông ngóng thực không gì tả nổi", anh Nguyện chia sẻ.

Hai bé Khánh Ngân và Khánh Thi hiện 3,5 tháng tuổi, cân nặng đều 6kg. Chị Quyên khoe cả hai nhóc đều bú mẹ hoàn toàn, đã biết lật từ 2,5 tháng và có lẽ biết thương ba mẹ nên rất ngoan.

"Hai con thực sự đã mang tới nguồn sống mới cho gia đình. Mình hạnh phúc vô bờ, còn anh xã một mình lo mọi việc, bận tối mắt nhưng cứ đi một chút lại về nựng con, có khi con đang ngủ cũng bế dậy hít hà", chị Quyên thổ lộ.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top