Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lưu ý khi sử dụng vòng tránh thai chị em cần nhớ

Chủ nhật, 15:26 25/10/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Vòng tránh thai (dụng cụ tử cung) là biện pháp tránh thai được nhiều phụ nữ lựa chọn vì tính an toàn, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cần phải đặt tại các cơ sở y tế chuyên khoa, đồng thời phải theo hướng dẫn thăm khám định kỳ để kiểm tra chiếc vòng tránh thai, đảm bảo đặt đúng vị trí, không bị lệch để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng đã đăng tải hình ảnh một em bé vừa chào đời, trên tay cầm chiếc vòng tránh thai của mẹ. Hình ảnh nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Theo đó, bé là con thứ 3 của sản phụ T.T.P.L (34 tuổi, trú quận Dương Kinh, Hải Phòng). Trước đó, sản phụ này đã 2 lần đẻ thường vào các năm 2011 và năm 2015. Năm 2018, sản phụ đã đến bệnh viện tuyến huyện để đặt vòng tránh thai.

Lưu ý khi sử dụng vòng tránh thai chị em cần nhớ - Ảnh 1.

Hình ảnh em bé chào đời cầm vòng tránh thai thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Ảnh: BVCC


Sau khi bị chậm kinh, sản phụ đi siêu âm thì phát hiện vòng tránh thai được đặt đúng vị trí nhưng thai vẫn làm tổ và phát triển bình thường. 

Bé trai này được sinh thường với cân nặng 3,3 kg và được chào đời cùng 1 chiếc vòng tránh thai của mẹ trong bánh rau. Theo ê-kíp đỡ đẻ, sau khi bé trai chào đời, các bác sĩ đã cho bé cầm vòng tránh thai để chụp ảnh làm kỷ niệm.

Trên thực tế, trường hợp chị em đặt vòng nhưng vẫn có thai và sinh con cũng đã từng diễn ra trước đây. Nhận định về điều này, BS Trương Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, đối với đặt vòng tránh thai, hiệu quả tránh thai mang lại rất cao, chiếm từ 97-99%. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc xác suất có thai ngoài ý muốn vẫn có thể xảy ra, chiếm khoảng 2-3%.

Theo đó, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, có thể do vòng bị tuột, rơi ra ngoài sau khi đặt. Trường hợp này thường xảy ra trong 3 tháng đầu đặt vòng và nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số chị em làm việc nặng, mang vác nhiều đồ cũng dễ khiến vòng tránh thai bị áp lực đẩy xuống thấp và tăng nguy cơ rơi ra ngoài.

Một nguyên nhân khác là do trong sinh hoạt hàng ngày, vòng tránh thai bị tác động lệch khỏi vị trí ban đầu hoặc bị biến dạng nên không đạt được hiệu quả tránh thai như mong muốn.

Bên cạnh đó, thời điểm đặt vòng cũng rất quan trọng, quyết định khá nhiều đến hiệu quả mà vòng tránh thai mang lại. Cụ thể, không đặt vòng quá sớm sau khi sinh, nhất là sinh mổ, khi tử cung chưa hồi phục, dễ gây tuột vòng hoặc lệch vòng.

Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Hậu sản M (Bệnh viện Từ Dũ TPHCM), với những trường hợp có thai khi đặt vòng, chị em cần được bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của thai nhi kèm theo chiếc vòng. Nếu chiếc vòng lệch thấp, nó sẽ được can thiệp để lấy ra. 

Nếu vòng ở vị trí cao, nằm ngoài túi thai thì lúc sinh, chiếc vòng sẽ cùng với nhau thai tuột ra ngoài. Thực tế, trên thế giới, có trường hợp thai nhi khi được sinh ra còn "cầm" theo chiếc vòng tránh thai trên tay.

Không chỉ diễn ra trường hợp hy hữu sinh con ngoài ý muốn khi đã đặt vòng tránh thai, thực tế cũng ghi nhận một số trường hợp chiếc vòng tránh thai bị lệch khỏi vị trí ban đầu và "đi lạc" vào các bộ phận khác trong cơ thể. 

Mới đây nhất, đầu tháng 6 vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã tiến hành phẫu thuật lấy vòng tránh thai "lạc chỗ" xuyên thành bàng quang cho một nữ bệnh nhân 39 tuổi.

Theo lời kể của người bệnh, chị đặt vòng tránh thai khoảng 10 năm trước tại cơ sở của bà "mụ vườn" gần nhà. Cách đây 4 năm chị có đến cơ sở y tế địa phương để lấy vòng ra, nhưng được thông báo là không tìm thấy vòng tránh thai trong lòng tử cung. Đến thời gian gần đây do đau âm ỉ hạ vị kèm tiểu buốt nên mới đến bệnh viện thì được phát hiện vòng đã "chui" xuyên thành bàng quang.

Bác sĩ Nguyễn Phước Lộc (Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ) cho biết, vòng tránh thai là biện pháp tránh thai được nhiều phụ nữ lựa chọn vì tính an toàn, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cần phải đặt tại các cơ sở y tế chuyên khoa, đồng thời phải thăm khám định kỳ để kiểm tra chiếc vòng tránh thai, đảm bảo đặt đúng vị trí, không bị lệch để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Những ai không được đặt vòng tránh thai?

Đề cập cụ thể về những đối tượng chống chỉ định tuyệt đối với đặt vòng tránh thai, trong tài liệu Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ Y tế ban hành năm 2016 đã nêu rõ, những chị em thuộc các nhóm sau không được đặt vòng tránh thai:

- Chị em đang có thai

- Bị nhiễm khuẩn hậu sản

- Ra máu âm đạo chưa được chẩn đoán nguyên nhân

- Ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung

- Đang bị ung thư vú (chỉ đối với dụng cụ tử cung giải phóng levonorgestrel)

- U xơ tử cung hoặc các dị dạng khác làm biến dạng buồng tử cung

- Đang viêm tiểu khung; đang viêm mủ cổ tử cung hoặc nhiễm Chlamydia, lậu cầu.

- Lao vùng chậu...

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Top