Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng để mỗi nơi làm một kiểu

Thứ hai, 10:22 03/06/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Loạt bài phản ánh trên Báo GĐ&XH về mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện đã nhận được rất nhiều ý kiến góp ý của bạn đọc là những cán bộ làm công tác dân số cơ sở. Các ý kiến đều tán thành chủ trương trên bởi tính đúng đắn, cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Đừng để mỗi nơi làm một kiểu 1

Truyền thông công tác dân số tới người dân Thủ đô. Ảnh: HT

 
Để không còn tâm lý “con nuôi”

Những cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở địa phương đã phản ánh một thực trạng bất cập cũng như những khó khăn đang còn tồn tại ở địa phương. Khó khăn lớn nhất là khi Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc Chi cục thì tại các cuộc họp của huyện, Giám đốc Trung tâm không được tham gia nên không được tham mưu trực tiếp, không có ý kiến được với chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, có một tâm lý chung của lãnh đạo huyện là Trung tâm thuộc Chi cục thì đối với huyện chỉ là “con nuôi”, “đơn vị cấp 3” nên không được quan tâm về chỉ đạo, kinh phí.

Theo độc giả Văn Thanh Quý, cán bộ chuyên trách (CBCT) dân số trước kia là Phó trưởng ban Dân số xã, nay là viên chức dân số tại Trạm Y tế, chịu sự quản lý của cả Trung tâm DS-KHHGĐ (về chuyên môn, nghiệp vụ), Trung tâm Y tế huyện (về con người, công việc) đã tạo nên một sự bất cập lớn trong việc quản lý, thực hiện. Với nhiều “vai” đó, công tác tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền địa phương của CBCT gặp khó khăn, vướng mắc; bản thân CBCT không chủ động việc quản lý thời gian, nắm bắt công việc tại cộng đồng dân cư.

Ông Trần Quý Hợp (Chi cục DS-KHHGĐ Bắc Ninh) chỉ rõ những khó khăn: “Một bên quản lý chuyên môn, bên thì ra quyết định về chế độ chính sách cho CBCT, quả là chồng chéo, bất cập”.   

Độc giả Ngô Phương chia sẻ: Ngày trước khi còn trực thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, CBCT do xã quản lý, cuộc họp nào cũng có mặt của CBCT nên đều nắm được kế hoạch của các ban, ngành, đoàn thể mà phối hợp tuyên truyền. Với đặc thù hiện nay, trực thuộc Trạm Y tế xã thì hầu hết các cuộc họp tại UBND xã CBCT không có mặt nên công tác tuyên truyền gặp muôn vàn nỗi khó khăn. “Để thực hiện tốt được công tác dân số từ Trung ương đến địa phương, nên để cho các Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện và CBCT dân số của xã, phường, thị trấn về UBND xã quản lý, giống như mô hình mà Hà Nội và một số địa phương khác đang áp dụng”, độc giả Ngô Phương nói.
 
Hiệu quả đã rõ ràng

Nói đến hiệu quả của các tỉnh đã áp dụng mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện, tất cả các ý kiến đều tán thành và khẳng định “hiệu quả đã rõ ràng” và “không phải bàn cãi”.

Dẫn chứng cho hiệu quả đã rõ ràng, độc giả Nguyễn Văn Cường nhấn mạnh:  Mô hình đưa trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện đã được khảo sát bằng phiếu hỏi với số phiếu thu được có ý nghĩa mẫu rất lớn (gần 9.000 phiếu).  “Trên thực tế, hiện nay đã có 9 tỉnh đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện. Hiệu quả công việc rõ ràng, không bị chồng chéo. Như vậy, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế cần có văn bản hướng dẫn thống nhất toàn ngành, càng sớm càng tốt, không nên để mỗi tỉnh làm một kiểu như hiện nay”.

“Theo tôi, đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện là một chủ trương đúng đắn, không phải bàn cãi nhiều. Tuy nhiên, đừng để mỗi tỉnh làm một kiểu mà phải có sự thống nhất trên phạm vi toàn quốc”, ý kiến của chị Trần Thị Hoa, cán bộ dân số ở cơ sở cũng là ý kiến của chung của hàng trăm độc giả gửi đến Báo GĐ&XH trong tuần qua.  


Cùng chung quan điểm, độc giả Nguyễn Văn Chánh khẳng định mô hình này là phù hợp trên cả lý thuyết và thực tiễn: “Qua mấy năm thực hiện thực tiễn đã kiểm nghiệm mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ không trực thuộc UBND huyện và cán bộ chuyên trách là viên chức của trạm y tế đã quá nhiều bất cập rồi. Không nên để kéo dài sự bất cập thế này”.

Độc giả Lê Vũ Hồng Vân kiến nghị: “Tôi là một cán bộ chuyên trách dân số tại Bình Thuận. Tôi thấy mô hình này rất phù hợp với thực tế, nó giúp đội ngũ cán bộ dân số như chúng tôi phát huy được năng lực của mình. Kính mong cơ quan chức năng quan tâm”.

Khẳng định thêm tính thiết thực và hiệu quả của mô hình, độc giả Minh Hải nhấn mạnh: “Đây là vấn đề tổ chức bộ máy, Trung ương nên tích cực chỉ đạo để có một mô hình thống nhất trên toàn quốc. Mô hình tổ chức như hiện nay đúng là y tế hóa công tác dân số. Công tác dân số không gắn với chính quyền địa phương thì vận động được ai?”. Còn độc giả Thái Sơn bày tỏ: “Theo cá nhân tôi thì đây không phải là mô hình thí điểm nữa, mà hiệu quả của mô hình này đã quá rõ ràng. Cần có chỉ đạo cụ thể cho tất cả các địa phương trên cả nước và thực hiện càng sớm càng tốt”.

Độc giả Lê Nhung, Nguyễn Văn Hoành và những người làm công tác dân số ở Châu Thành (Hậu Giang) đã nói lên ý kiến đại diện cho tiếng nói chung của các CBCT, những người làm dân số ở cơ sở: Đưa Trung tâm DS-KHHGĐ sang cho UBND huyện quản lý và cán bộ chuyên trách xã thuộc sự quản lý của UBND xã là tốt nhất. Trung ương cần sớm có hướng dẫn cho các tỉnh còn lại thống nhất mô hình để sớm hoàn thiện công tác tổ chức để ngành DS- KHHGĐ yên tâm tiếp tục hoạt động hoàn thành tốt Chiến lược Dân số đến năm 2020.
 
Hà Thư
daohuyenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top