Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đưa bố mẹ vào nhà dưỡng lão, tại sao gặp khó?

Thứ sáu, 09:00 27/11/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Cụ ông 70 tuổi, có 2 con gái, vợ mất đã lâu. Căn bệnh ung thư tinh hoàn khiến ông phải cắt bỏ toàn bộ bộ phận sinh dục. Do bệnh đã di căn, việc điều trị cho người đàn ông này rất khó khăn. Bệnh viện "trả" ông về, tiên lượng chỉ sống thêm được 6-9 tháng.

Nhưng ông về đâu, ai sẽ chăm sóc ông những ngày tháng đau ốm cuối đời? Hai con gái đã đi lấy chồng xa, ở tại gia đình bên ấy. Sức khoẻ thể chất đi xuống, sức khoẻ tinh thần càng khiến người đàn ông ông vốn tính tình hài hước phải kiệt quệ.

Hai người con gái bàn bạc với ông, gửi ông vào Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Bách Niên Thiên Đức ở Hà Nội. Khi ông vào Trung tâm được 1 tháng, ông vô tình gặp lại cụ bà là bạn học cũ. Từ đó hai ông bà chăm sóc nhau như những đôi bạn tri kỉ. Hằng ngày bà pha cà phê, trà cùng uống với ông. Khi nhân viên tắm cho cụ ông thì bà nhanh nhẹn chuẩn bị quần áo cho người bạn đặc biệt. Đến giờ ăn, hai ông bà cùng ăn một bàn.... Ông vui vẻ, quên đi nỗi đau thể chất.

Đưa bố mẹ vào nhà dưỡng lão, tại sao gặp khó? - Ảnh 1.

Khám sức khoẻ cho người cao tuổi. Ảnh minh hoạ

"Nhờ đó ông còn sống thêm khoảng gần 3 năm ông mới mất. Điều này cho thấy yếu tố cộng đồng, đặc biệt là yếu tố tinh thần, tâm sinh lý của người cao tuổi rất cần được quan tâm, duy trì, tôn trọng và phát triển" - ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm, kể câu chuyện và nhận định.

Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) cho hay theo tính toán năm 2019, số người cao tuổi cần hỗ trợ hàng ngày là gần 4 triệu người cao tuổi và năm 2049 số người cao tuổi này cần chăm sóc sẽ lên gần 10 triệu (trong số khoảng 33,5 triệu người cao tuổi). Nhu cầu chăm sóc dài hạn với sự hỗ trợ của cộng đồng cũng sẽ tăng do số người bình quân 1 hộ gia đình giảm từ 3,8 người/hộ năm 2009 xuống còn 3,6 người/hộ năm 2019, vai trò của gia đình trong chăm sóc người cao tuổi cũng giảm tương ứng.

Theo nhận định của ông Nguyễn Tuấn Ngọc, hiện nay, số lượng người tham quan để tìm hiểu mô hình Trung tâm dưỡng lão chăm sóc người cao tuổi ngày càng đông do nhiều nguyên nhân. Trước hết, mọi người lo tương lai cho mình về sau; tìm hiểu để cho chính bản thân mình vào ở hoặc cho bố mẹ vào ở. Thậm chí những bố mẹ già có con bị bệnh Down, thiểu năng trí tuệ, hoặc bị tai nạn mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con, cũng tìm hiểu để gửi con vào các trung tâm dưỡng lão.

"Nhưng số lượng thực tế chỉ đạt 20-25% số người đến tham quan, tìm hiểu" – ông Ngọc nói.

Tâm lý "đưa bố mẹ vào trung tâm dưỡng lão là bất hiếu" theo nhận định của ông Đức thực sự là một rào cản đối với các Trung tâm như nơi ông đang công tác. Hiện nay, tuy quan niệm này đã giảm nhưng vẫn còn tồn tại ở nhiều người.

Ngoài ra, giá thành dịch vụ cũng là một rào cản lớn đối với người cao tuổi muốn tiếp cận dịch vụ chăm sóc trong viện dưỡng lão. Hiện tại, ở Trung tâm Bách Niên Thiên Đức có 400 người cao tuổi sinh sống tại trung tâm với 400 hoàn cảnh khác nhau. Khi vào Trung tâm, có tới 70% trong số này mang bệnh lý. Họ cảm thấy rất là hạnh phúc khi cuối đời được sự chăm sóc như con cái nhưng giá thành vẫn cao do vậy họ cũng không ở được lâu. Được biết, chi phí một tháng ở đây giao động từ 6-16 triệu đồng/tháng tuỳ theo từng trường hợp.

Việc chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam tại cơ sở, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tư nhân ở miền Bắc phát triển hơn ở các vùng khác. Riêng tại Hà Nội đã có khoảng 18 cơ sở dịch vụ chăm sóc người cao tuổi. Trong đó có khoảng 10 cơ sở đã có giấy phép hoạt động.

Đánh giá về chất lượng các cơ sở hiện nay, ông Nguyễn Tuấn Ngọc - người đã có 20 năm công tác trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi - thì các cơ sở hiện nay mới ở mức độ quản lý người cao tuổi, chứ chưa hẳn là chăm sóc. Nguyên nhân, theo ông, bởi còn thiếu cơ sở vật chất, nhân lực, chưa có các quy chuẩn trong xây dựng, trang thiết bị, chế độ ăn và kĩ năng chăm sóc. Ngoài ra, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các Trung tâm chăm sóc người cao tuổi còn hạn chế, chưa theo kịp các nước phát triển.

Với các nước phát triển, chẳng hạn Nhật, Đức, Mỹ, các nhà dưỡng lão của họ rất hiện đại và chất lượng chăm sóc đẳng cấp. Với những nước "hàng xóm" của chúng ta như Lào, Campuchia, Philippines, các nhà dưỡng lão cũng chưa đạt được mức chất lượng như ở Việt Nam. "Nói chung, tất cả các nhà dưỡng lão trên thế giới đều có những cách chăm sóc như nhau nhưng chất lượng của từng nước khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển phúc lợi của mỗi nước" – ông Ngọc nhận định.

Hiện nay, các mô hình nhà dưỡng lão ở Nhật Bản khá phù hợp để các nhà dưỡng lão ở Việt Nam học hỏi. Các nhà dưỡng lão ở đây có trang thiết bị khá giống Việt Nam về thiết kế, kiến trúc, vóc dáng người cao tuổi ở Nhật và Việt Nam cũng khá giống nhau, văn hóa ẩm thực và văn hóa sống cũng cói nhiều điểm tương đồng với Việt Nam.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Top