Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đột phá chiến lược chuyển hướng sang Dân số và Phát triển

Thứ tư, 12:46 02/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Năm 2020 là năm thứ ba Việt Nam thực hiện Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Công tác dân số trong tình hình mới. Đây là cuộc cách mạng lần thứ hai về công tác dân số ở Việt Nam tạo cơ sở phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong tình hình mới. Chúng ta cùng điểm lại những bước phát triển và những quyết sách của Đảng ta qua thực trạng và những mục tiêu của hai Nghị quyết TW Đảng về công tác dân số để thấy rõ bước đột phá chiến lược chuyển hướng sang Dân số và Phát triển.

Đột phá chiến lược chuyển hướng sang Dân số và Phát triển - Ảnh 1.

Dân số Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nhân khẩu học cùng với giai đoạn kinh tế - xã hội đất nước cải cách toàn diện để hướng tới phát triển bền vững. Ảnh: nguồn ITN

Từ Nghị quyết TW 4 khoá VII về chính sách DS-KHHGĐ

Trước khi nghị quyết TW 4 khóa VII ra đời, Đảng và Nhà nước đã sớm đề ra chủ trương, chính sách về DS-KHHGĐ và đã đạt được một số kết quả: Đã giảm số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ trên 6 con (vào những năm 1960) xuống khoảng 4 con. Tuy nhiên những kết quả đạt được còn rất thấp so với yêu cầu. Đến cuối năm 1992, dân số Việt Nam đã lên đến 70 triệu người. Nếu cứ tiếp tục tốc độ tăng dân số hằng năm trên 2% và bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có gần 4 con thì cứ khoảng 30 năm một lần dân số Việt Nam sẽ tăng gấp đôi.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng tăng dân số quá nhanh trước hết là do các cấp ủy Đảng và chính quyền chưa thực sự quán triệt chủ trương coi việc giảm tốc độ gia tăng dân số là một quốc sách; phong trào quần chúng thực hiện KHHGĐ chưa được phát động rộng khắp; công tác tuyên truyền giáo dục nhằm khắc phục ảnh hưởng tâm lý và tập quán cũ còn yếu; đầu tư của Nhà nước cho công tác DS-KHHGĐ chưa thoả đáng; bộ máy chuyên trách yếu kém, thống kê dân số chưa chính xác. Sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, trí tuệ và thể lực của giống nòi. Nếu xu hướng này cứ tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa, đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí những nguy cơ về nhiều mặt.

Trước thực trạng này, Đảng ta đã xác định mục tiêu trọng tâm, ưu tiên của giai đoạn này là giảm sinh, làm tốt công tác KHHGĐ, thực hiện gia đình ít con, giảm nhanh tỉ lệ phát triển dân số, tiến tới ổn định quy mô dân số là vấn đề rất quan trọng và cấp bách đối với nước ta.

Đến Nghị quyết TW 6 khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới

Đột phá chiến lược chuyển hướng sang Dân số và Phát triển - Ảnh 2.

Nghị quyết 21/NQ - TW đánh dấu bước chuyển trọng tâm công tác dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Ảnh: TL

Sau 25 năm thực hiện Nghị quyết 4, khóa VII và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế sớm 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay, hạn chế tăng thêm hàng chục triệu người. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,4 tuổi năm 2016, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn mực, lan toả, thấm sâu trong toàn xã hội. Dịch vụ DS-KHHGĐ được mở rộng, chất lượng ngày càng cao.

Tuy nhiên, công tác DS-KHHGĐ vẫn còn nhiều hạn chế. Mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng. Chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già hoá dân số. Người ít có điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng con còn đẻ nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp. Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện. Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm sống khoẻ mạnh thấp so với nhiều nước. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn phổ biến ở một số dân tộc ít người... Một số cơ chế, chính sách về dân số chậm đổi mới. Tổ chức bộ máy thiếu ổn định, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình ở cấp cơ sở còn thấp. Chức năng, nhiệm vụ chưa được điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình dân số. Các nội dung về dân số trong phát triển kinh tế - xã hội còn chưa được chú trọng đúng mức. Nguồn lực đầu tư cho DS-KHHGĐ còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu.

Đứng trước thực trạng này, Nghị quyết 21/NQ-TW Hội nghị lần thứ 6 khóa XII đã đưa ra quyết sách chuyển hướng từ DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển trong tình hình mới. Định hướng này cũng phù hợp với chương trình nghị sự Liên Hợp Quốc trong phiên họp thứ 48: "Để hiện thực hóa tương lai, chúng ta cần lồng ghép các vấn đề dân số vào phát triển bền vững, kể cả trong các chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015".

Bước chuyển đổi toàn diện

Trước hết về mục tiêu tổng quát, Mục tiêu của Nghị quyết TW 4 khóa VII ngày 14 tháng 1 năm 1993 về chính sách DS-KHHGĐ đã xác định, mục tiêu tổng quát: "Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc". Mục tiêu của Nghị quyết TW 4 cho thấy rõ trọng tâm là giảm sinh để thực hiện gia đình ít con, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Chuyển tới mục tiêu của Nghị quyết TW 6 khóa XII về Công tác dân số trong tình hình mới, mục tiêu chung: "Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hoá dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững". Mục tiêu chung của Nghị quyết TW 21 khóa XII cho ta thấy rõ sự chuyển đổi toàn diện, đồng bộ về tất cả các mặt của công tác dân số trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế để góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Về mục tiêu cụ thể, mục tiêu của Nghị quyết TW 4 khóa VII về Chính sách DS-KHHGĐ có 1 mục tiêu cụ thể: "Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, để tới năm 2015 bình quân trong toàn xã hội mỗi gia đình (một cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ XXI. Tập trung mọi nỗ lực nhằm tạo chuyển biến rõ rệt ngay trong thập kỷ 90 này".

Chuyển tới mục tiêu của Nghị quyết TW 6 khóa XII về Công tác dân số trong tình hình mới, có 9 mục tiêu cụ thể đến năm 2030. Trong đó nhấn mạnh đến các mục tiêu: 1) Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người; 2) Giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế; mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại; giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn; 3) Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc có dưới 10.000 người, đặc biệt là những dân tộc có rất ít người; 4) Tỉ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%; tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%; tỉ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 49%. 5) Tỉ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%; giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống; 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất; 6) Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung; 7) Chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm. Chỉ số Phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á. 8) Tỉ lệ dân số đô thị đạt trên 45%. Bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản; 9) 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư thống nhất trên quy mô toàn quốc.

Đây là một hệ thống 9 mục tiêu toàn diện, đồng bộ để giải quyết các vấn đề dân số Việt Nam trong tình hình mới. Qua xem xét các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết TW 21, chúng ta thấy rõ sự chuyển biến toàn diện, đồng bộ về công tác dân số. Đặc biệt đây cũng là giai đoạn dân số Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nhân khẩu học cùng với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội đất nước đang trong giai đoạn cải cách toàn diện để hướng tới phát triển bền vững.

TS Nguyễn Quốc Anh

(Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thông tin và dữ liệu Dân số - Tổng cục Dân số)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top