Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đớn đau mất khả năng làm mẹ vì bị chồng đánh

Thứ sáu, 15:58 06/12/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Có không ít thai phụ phải phá thai, mất con, cắt tử cung, vĩnh viễn mất khả năng làm mẹ – thiên chức vĩ đại của người phụ nữ chỉ vì… bị chính chồng mình bạo lực.

Đó là những thông tin “giật mình”, đau xót mà PGS.TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế, chia sẻ tại hội thảo các bên liên quan về tác động của bạo lực đến sức khỏe sinh sản tại Tanzania và Việt Nam được ĐH Y Hà Nội phối hợp tổ chức sáng 6/12.
 
Đớn đau mất khả năng làm mẹ vì bị chồng đánh 1

Đã không ít những thai phụ phải mất con vì bị chính chồng mình đánh


PGS.TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ: "Tình trạng bạo lực gia đình báo động đến mức, có những tỉnh/thành mỗi năm có khoảng 500-600 nạn nhân của bạo lực gia đình, thậm chí có những địa phương lên đến hàng ngàn trường hợp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của người phụ nữ, mà còn là gánh nặng của ngành Y tế".
 
Phân tích cụ thể hơn những tổn thất về thể xác mà người phụ nữ phải gánh chịu khi bị bạo lực, Thứ trưởng chỉ ra có những nạn nhân khi vào bệnh viện phải xử bằng nhiều chuyên ngành y khoa khác nhau. Có những trường hợp tử vong, chấn thương rất nặng nề kể cả chấn thương sọ não, vỡ các tạng…
 
"Trong sản khoa, chúng tôi đã từng chứng kiến những phụ nữ bị bạo lực dẫn đến sảy thai, nếu thai lớn thì bị rau bong non đe dọa tính mạng người mẹ, các bác sĩ phải phẫu thuật, thai chết, mẹ phải cắt tử cung, khiến họ vĩnh viễn không còn khả năng làm mẹ – thiên chức vĩ đại của người phụ nữ" - Thứ trưởng chia sẻ.

Bác sĩ sản khoa Phan Thu Hiền – Chuyên gia Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết: Hậu quả của bạo lực với sức khỏe, sức khỏe sinh sản là rất lớn, có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn tâm thần, mất ngủ, ăn uống thất thường, suy kiệt và tự tử. Bạo lực tình dục, đặc biệt từ khi còn nhỏ, có thể dẫn đến hành vi tiêu cực lúc trưởng thành như nghiện rượu, thuốc lá hoặc các hành vi tình dục nguy hiểm khác.

BSPhan Thu Hiền cho hay: "Phụ nữ Việt Nam có xu hướng bị bạo lực bởi chồng cao hơn 3 lần so với các đối tượng khác. Số liệu công bố năm 2012 cho thấy: Ước tính chi phí mất thu nhập do bạo lực gia đình gây ra bằng khoảng 1,78% GDP của Việt Nam (năm 2010)".

Báo cáo Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ do Tổng cục Thống kê tiến hành năm 2010 cho thấy, khoảng 12% phụ nữ bị thương phải chăm sóc y tế do bị chính chồng mình bạo lực. Qua khảo sát nạn nhân bạo lực gia đình trong một năm, đa số nạn nhân bị bạo hành 2-5 lần (tỉ lệ 42%); 17,4% bị bạo hành trên 5 lần/năm.
 
Do bạo lực gia đình, tỉ lệ phụ nữ có sức khỏe kém, đi lại khó khăn, suy giảm trí nhớ, có ý định tự tử... đều cao hơn hoặc cao gấp đôi so với nhóm phụ nữ không bị bạo hành. Trong đó, tỷ lệ người có ý định tự tử là cao nhất (gần 30%).

Cũng theo BS Hiền, phụ nữ chưa từng đi học bị nhiều bạo lực gia đình nhất, kế đến là nhóm học vấn trung học, tiểu học. Phụ nữ có học vấn từ trung cấp - đại học cũng bị bạo lực gia đình, nhưng tỉ lệ chỉ bằng 1/5 so với nhóm chưa từng đi học. Tỷ lệ bị bạo hành khi đang mang thai của phụ nữ từng có thai cũng tương tự.

Đặc biệt, những hậu quả như sảy thai, bị chết con khi sinh, phá thai.. mà phụ nữ từng mang thai phải chịu khi bị chồng bạo hành cao hơn nhiều so với nhóm không bị bạo hành. Trong đó, 30% phụ nữ phải phá thai là do bị bạo hành, 21% bị sảy thai.

Mặc dù bị bạo hành như vậy, nhưng do tâm lý chuyện bạo lực là “chuyện của riêng gia đình”, “đóng cửa dạy nhau”, nên gần 50% phụ nữ bị chồng gây bạo lực không nói với ai; 87% không đi “gõ cửa cầu cứu” ở bất kỳ nơi đâu.
 
Hiện nay, trong hệ thống khám chữa bệnh từ trung ương tới địa phương đã có hơn 1.150 bệnh viện, 10.000 trạm y tế xã và các cơ sở y tế tư nhân. Nhưng chỉ 5-7% nạn nhân bạo lực gia đình tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế.
 

Thậm chí, BS Hiền bức xúc: “Nếu những nạn nhân này có tìm đến thì cũng chỉ kể với cán bộ y tế là mình bị tai nạn hoặc va chạm nặng nào đó; bởi họ sợ sẽ bị kỳ thị hoặc sợ rằng sẽ bị chồng đánh nhiều hơn vì “tội” đã “kể lể” với người khác”

 
Thu Nguyên
vothu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 29 phút trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top