Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đôi điều rút ra từ cuộc điều tra di cư năm 2004

Thứ tư, 11:18 21/12/2011 | Dân số và phát triển

Di cư là một quá trình mà con người chuyển từ nơi cư trú này sang nơi cư trú khác trong một khoảng thời gian xác định.

Trong cuộc điều tra di cư 2004, người di cư được định nghĩa là những người 15-59 tuổi di chuyển từ huyện/quận này sang huyện/quận khác trong vòng 5 năm trước điều tra và đã cư trú ở nơi đến từ 1 tháng trở lên. Những người di chuyển từ quận này sang quận khác trong nội bộ T.p Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh không được tính là người di cư. Những người 15-59 tuổi sống ở cùng huyện/quận trong ít nhất 5 năm trước điều tra được xem là người không di cư.

Thực chất của cuộc điều tra di cư 2004 là tập trung nghiên cứu các vấn đề định tính, mà không nghiên cứu định lượng về di cư.

Kết quả điều tra cho thấy, người di cư thường trẻ hơn người không di cư. Khoảng 60% người di cư nam và 66% người di cư nữ ở độ tuổi 15-29. Tỷ trọng tương ứng của người không di cư ở độ tuổi đó là 25% nam và 29% nữ.

Tỷ số giới tính[1] của người di cư thấp hơn của người không di cư, điều đó cho thấy nữ giới di cư nhiều hơn nam giới. Tính chung cho cả 5 khu vực nghiên cứu (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, khu vực kinh tế Đông Bắc, Tây Nguyên và Khu công nghiệp Đông Nam Bộ), chỉ có 76 nam di cư tính trên 100 nữ di cư. Tỷ số giới tính của người di cư có xu hướng tăng theo tuổi, phản ánh ưu thế di cư của phụ nữ độ tuổi trẻ. Ở Khu Công nghiệp Đông Nam bộ, nơi có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh nhất và nhu cầu lao động nữ cao thì cũng là nơi có tỷ số giới tính thấp nhất (65). Ở tất cả các khu vực đều có sự vượt trội về di cư nữ giới.

Khoảng 33% người di cư có trình độ học vấn từ lớp 10 trở lên. Trình độ học vấn của người di cư đến Hà Nội cao nhất và những người chuyển đến Tây Nguyên có trình độ học vấn thấp nhất. iều này cho thấy, chuyển đến đô thị thường là những người có trình độ học vấn nhất định để đáp ứng được đòi hỏi của công việc ở nơi đến.

Về mặt địa lý, có hai xu hướng liên quan đến nơi cư trú cũ của người di cư. Thứ nhất, người di cư đến Hà Nội và Khu Kinh tế Đông Bắc chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc, nhất là Đồng bằng sông Hồng, do gần gũi về mặt địa lý. Thứ hai, người di cư đến Tây Nguyên, Tp Hồ Chí Minh và Khu Công nghiệp miền Đông đến từ rất nhiều vùng khác nhau mà không có vùng nào nổi trội. Ví dụ, Đồng bằng sông Hồng cung cấp 19% số người di cư đến Tây Nguyên, 18% đến Thành phố Hồ Chí Minh và 17% đến Khu Công nghiệp Đông Nam bộ. Mỗi khu vực đến có ít nhất bốn vùng đóng góp 10% số người di cư hoặc nhiều hơn và không có vùng nào đóng góp trên 30% người di cư đến ba khu vực nói trên. Điều này cho thấy nền kinh tế năng động của Thành phố Hồ Chí Minh và Khu Công nghiệp Đông Nam bộ hấp dẫn người di cư trên phạm vi cả nước.

Trước khi di chuyển, người di cư thường có thông tin về nơi đến từ người thân và bạn bè cung cấp (mạng lưới không chính thức). Rất ít người di cư nhận được thông tin từ các nguồn chính thức của nhà nước hoặc các cơ sở giới thiệu việc làm tư nhân. Đa số người di cư cùng kết hợp với gia đình hoặc bạn bè trong khi ra quyết định di chuyển. Một tỷ trọng lớn người di cư đã di chuyển cùng gia đình. Dưới 40% số người di cư di chuyển một mình.

Các nhân tố lớn thúc đẩy di chuyển thuộc lĩnh vực kinh tế và thường liên quan đến nơi đến hơn là nơi đi. Ví dụ, hơn 50% người di cư cho rằng nguyên nhân họ di chuyển là tìm được việc làm ở nơi đến. Khoảng 47% trả lời cần cải thiện điều kiện sống.

Gần một nửa số người di cư gặp khó khăn ở nơi chuyển đến, trong đó khó khăn chủ yếu là nhà ở. Tình trạng này thể hiện rõ nhất đối với người di cư đến các đô thị lớn và khu công nghiệp.

Dưới 5% người di cư chưa đăng ký hộ khẩu thường trú ở nơi họ chuyển đến. Trong số những người đã đăng ký, 80% là đăng ký tạm trú do người di cư không được phép đăng ký, mặc dù nhiều người đã chuyển đến ở ổn định từ 1 năm trở lên. Tỷ trọng đăng ký tạm trú cao nhất ở Tp. Hồ Chí Minh và các Khu Công Nghiệp Đông Nam bộ.

Người di cư và người không di cư đều tham gia vào lực lượng lao động với mức độ cao. Tỷ lệ phần trăm làm việc của người di cư (89%) cao hơn người không di cư (85%). Người di cư, nhất là ở các Khu Công nghiệp Đông Nam bộ và Tp. Hồ Chí Minh, làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn so với người không di cư.

Trong số những người được trả công/trả lương, 21% người di cư và 17% người không di cư không có hợp đồng lao động. Mức thu nhập bình quân của người di cư thấp hơn nhiều so với người không di cư. Bình quân, người di cư thu được 957.000đ một tháng so với 1.212.000đ của người không di cư.

Phần lớn người có bảo hiểm y tế đã ký hợp đồng lao động, còn phần lớn người không có bảo hiểm y tế không được ký hợp đồng lao động. Khi bị ốm, người di cư chưa đăng ký hộ khẩu thường trú, hoặc có đăng ký tạm trú, sử dụng dịch vụ y tế tư nhân nhiều hơn so với người di cư có hộ khẩu ổn định.

Người di cư ít có khoản để dành hơn so với người không di cư.

Người không di cư có xu hướng vay tín dụng từ các nguồn chính thức (ngân hàng), còn người di cư sử dụng các nguồn vay không chính thức (bạn bè, người thân) nhiều hơn.

Hơn ba phần tư số người di cư khẳng định rằng tình trạng công việc và thu nhập của họ tốt lên sau khi di chuyển. Rất ít người cho rằng tình trạng công việc và thu nhập xấu đi.

Hơn 50% số người di cư đã gửi tiền về cho gia đình ở nơi ở cũ. Khoảng hai phần ba số gia đình nhận tiền gửi của người di cư đã sử dụng khoản tiền đó cho chi phí hàng ngày, cho y tế, giáo dục. Điều đó cho thấy tiền gửi của người di cư cho gia đình đã đóng góp vào việc phát triển nguồn lực con người ở nơi người di cư ra đi.

Khoảng 50% người di cư cho biết họ sẽ sống lâu dài ở nơi cư trú mới, 40% không biết chắc sẽ ở lại bao lâu, gần 10% còn lại cho biết họ chỉ ở lại nơi đến dưới 5 năm. Hình thức trợ giúp chủ yếu mà người di cư mong muốn là được tiếp cận vốn. Một tỷ trọng đáng kể người di cư cũng muốn được giúp đỡ về đăng ký hộ khẩu.

  Sự bãi bỏ hệ thống trợ cấp từ năm 1986, mở rộng cơ hội làm việc cho loại hình kinh tế cá thể, tăng thu nhập, giảm chi phí đi lại, tất cả các yếu tố đó kết hợp lại đã làm giảm chi phí và bớt đi rào cản đối với di chuyển, tạo sự xuất hiện luồng di chuyển lao động một cách tự do.

Dòng nhập cư vào đô thị gây sức ép lớn về nhà ở và các dịch vụ cơ bản khác. Chính quyền đô thị cần tìm kiếm cách tiếp cận để giải quyết những vấn đề đó, chứ không phải tìm các biện pháp ngăn chặn luồng di cư vào đô thị, bởi vì, đô thị hóa là một quá trình tất yếu.

Nhận xét

Đã đến lúc cần phải có văn bản quy phạm pháp luật về di cư và các chính sách dành riêng đối với di dân vào đô thị, khu công nghiệp, để người dân hiểu rằng việc di chuyển đến đô thị được pháp luật thừa nhận. Điều đó sẽ thúc đẩy di cư vào đô thị và tạo tâm lý an tâm cho người nhập cư.

Việc cấp sổ đỏ cho người ngoại tỉnh sẽ xóa dần tình trạng chuyển nhượng ngầm bất động sản.

Việc quản lý hộ khẩu cũng cần phải có cách tiếp cận thích hợp trong bối cảnh này. Không nên quan niệm người di cư vào các đô thị  là công dân đô thị loại hai.

Cần thành lập các cơ quan/cơ sở giới thiệu việc làm, liên kết giữa chính quyền nơi xuất cư và nơi nhập cư, cung cấp thông tin đầy đủ để người nhập cư lựa chọn.

Nói chung, khi di chuyển đa số người nhập cư vào đô thị không có tay nghề, do vậy cần tăng cường công tác tuyên truyền hướng nghiệp, mở các khóa bổ túc nghề ngoại khóa theo nguyện vọng, sở trường cho học sinh các lớp phổ thông đặc biệt phổ thông trung học; Các trường dạy nghề có kế hoạch tuyển sinh và đào tạo cho phù hợp; Nên khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề.

Làm được những việc trên đây, di cư Việt Nam sẽ có diện mạo mới.
 
Nguồn: Mai Văn Cầm* , Nguyễn Quang Tại*
Tổng cục Thống kê, Điều tra di cư Việt Nam năm 2004, Những kết quả chủ yếu. Nhà xuất bản Thống kê, 2005.
Tạp chí Dân số & Phát triển (số 8/2006), website Tổng cục Dân số & KHHGĐ
 
* Vụ Thống kê Dân số – Tổng cục Thống kê

[1] Tỷ số giới tính được biểu thị bằng số nam trên 100 nữ trong tập hợp dân số nghiên cứu.

hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top