Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dở khóc, dở cười với tránh thai sau sinh

Thứ hai, 16:31 24/03/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Vừa thở phào bởi đã vượt cạn thành công, không ít chị em phải “mếu dở” vì lại mang bầu tiếp. Nguyên nhân nào dẫn đến tình huống “dở khóc dở cười” này và làm thế nào để lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp cho phụ nữ sau sinh?

Dở khóc, dở cười với tránh thai sau sinh 1

Sau sinh, sản phụ cần lưu ý các biện pháp tránh thai phù hợp với sức khỏe, thể trạng. Ảnh: Võ Thu

 
Đừng chủ quan

Thử đến que thứ 4 vẫn cho kết quả 2 vạch rõ ràng, chị Hồng Quyên (đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) lo ngay ngáy. Vẫn hi vọng que không “chuẩn”, chị vội vàng xin nghỉ việc, gửi đứa con đầu lòng mới hơn 7 tháng tuổi để tới phòng siêu âm.

Khi bác sĩ, cũng là chị họ của Hồng Quyên thông báo chị đã có thai 5 tuần, chị Quyên chỉ muốn khóc. Khác với lần trước, lần này bác sĩ không nói câu quen thuộc: “Chúc mừng em, em đã có thai!”, mà chỉ gắt lên: Làm gì mà tới nông nỗi này hả?- “Còn làm gì nữa? Em cứ nghĩ cho con bú hoàn toàn là yên tâm, không phải “xoắn” chuyện tránh thai làm gì! Sách vở cũng bảo vậy mà!”, Hồng Quyên có vẻ vẫn chưa tin kết quả siêu âm.

Mấy tháng đầu sau sinh, vợ chồng Quyên cũng kiêng kỹ lắm vì chị sợ đau, lại chẳng tự tin dù biết chồng cũng “rấm rứt” khó chịu! Đến tháng thứ 6, khi thấy sức khỏe và tinh thần ổn hẳn, vợ chồng trẻ này “mải mê chinh chiến” không có “hậu vệ”! “Không biết nên vui hay buồn, nên giữ hay thế nào nữa!”, chị Quyên thở dài đánh thượt…

Bên cạnh chị Quyên, chị Hải Lý (đường Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội) góp chuyện: “Từ 2 năm nay, em là gương mặt quen thuộc ở phòng khám này đấy! Tháng 12 năm ngoái, vừa làm bữa tiệc nho nhỏ chúc mừng con đầu 6 tháng tuổi, em đã “nghi nghi” khi thấy cơ thể khang khác, giống hệt hồi mang bầu. Sau sinh, cứ thấy người khó chịu, bụng to nặng nề, em cứ nghĩ do chưa lại dáng, ai sinh xong chả vậy! Nhưng dấu hiệu nghén ngày càng rõ. Đi siêu âm thấy bác sĩ nói thai được 3 tháng mà em chỉ muốn ngất thôi. Giờ thai được 6 tháng rồi, em vẫn đi kiểm tra nhiều hơn bình thường vì lo lắm”.

Theo lời kể của chị Hải Lý, vợ chồng cũng ý thức phòng tránh thai sau sinh, bởi nếu chẳng may có bầu thì đến khổ vì cháu lớn chỉ chờ trở trời là nóng sốt. Tìm hiểu tài liệu sách vở, kinh nghiệm chị em, sau sinh 3 tháng, có kinh nguyệt trở lại, chị Lý quyết định uống thuốc tránh thai dành cho người đang cho con bú. “Em nhẩm rồi. Dự kiến sinh cháu này là tháng 6, không khéo hai anh em lại trùng sinh nhật, chỉ hơn nhau 1 tuổi thôi các chị ạ! Không thể phá thai vì thai to, mà em vừa đẻ mổ xong cũng hãi lắm! Em tháng nào cũng đến kiểm tra xem con khỏe không, vừa mới được tiêm liều trợ phổi sợ sinh sớm đấy chị ạ! Thôi cố gắng vậy!”, người mẹ trẻ nắm tay chồng tự động viên mình.

Bầu sớm sau sinh, khổ đủ bề

“Hầu như ngày nào bác sĩ sản như chúng tôi cũng gặp người đến phá thai vì lý do mang thai quá sớm sau sinh”, BS Nguyễn Bá Hòe, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc SKSS TP Hải Phòng cho biết.

Dù không có khảo sát chính thức, nhưng theo BS Hòe, tính trung bình cứ khoảng 100 trường hợp sinh lại có khoảng 3-4 người trở lại phá thai vì mang thai sớm sau sinh từ 3-6 tháng. “Nguyên nhân chủ yếu là do chủ quan, một phần lớn khác là do dùng không đúng các biện pháp tránh thai”, BS Hòe nói.

Các chuyên gia sản khoa cho biết, nhiều người vẫn coi cho con bú hoàn toàn là một biện pháp tránh thai. “Về mặt lý thuyết thì đúng là như vậy. Đó là do nội tiết tố prolactin - điều khiển sự tiết sữa - làm ức chế hoạt động của buồng trứng. Khi nồng độ prolactin tăng trong máu sẽ ngăn chặn sự rụng trứng và ngừa thai.
 
Tuy nhiên, trên thực tế lại cho tỷ lệ thành công thấp vì người dân không hiểu đúng “cho con bú hoàn toàn” là gì. Nếu chỉ cho con bú cả ngày lẫn đêm thôi thì đúng là tránh thai được (nhưng cũng chỉ trong 3 tháng đầu đạt hiệu quả cao), còn nếu con vừa bú, vừa ăn uống thêm ngoài, mẹ hoạt động, làm việc gây rối loạn thời gian, nhịp sinh hoạt, đặc biệt sau 3-6 tháng đầu thì biện pháp này thất bại ngay”, BS Hòe cho biết.

Với người sinh mổ, mang thai sớm sau sinh nguy cơ thấy rất rõ là mang thai tại vết mổ đẻ cũ. BS Bùi Văn Giang (Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội) – người trực tiếp tham gia vào nhiều ca cấp cứu các trường hợp này cho biết: “Bình thường, khi đã siêu âm chẩn đoán thai phụ chửa tại vết mổ đẻ cũ, đề phòng chảy máu không kiểm soát được, các bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu cắt bỏ tử cung. Đây là thảm họa đối với bất kỳ sản phụ nào...”.

Các bác sĩ cũng cho hay,  với hầu hết những trường hợp sinh mổ, chỗ vết sẹo tử cung thường là nơi yếu nhất. Nếu mang thai sớm sau sinh mổ, dạ con, tử cung người mẹ chưa ổn định trở lại. Khi thai ngày càng phát triển, dạ con sẽ giãn to ra, rất dễ bị tác động trong quá trình mang thai cũng như lúc sản phụ chuyển dạ đẻ khi các cơn co tử cung tăng mạnh, khiến thai phụ dễ bị bục vết mổ, gây vỡ tử cung.

Theo BS Hòe, với người sau sinh mổ có thai sớm, khả năng bánh rau bám không đúng vị trí (rau tiền đạo, rau cài răng lược) cũng là nguy cơ lớn, gây chảy máu lúc mang thai, đặc biệt lúc chuyển dạ, ra máu ồ ạt có thể gây băng huyết dẫn đến tử vong.

Một nguy cơ  khác khi mang thai sớm sau sinh, đó là sự ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe của cả người mẹ, cả “con ngoài, con trong”. “Mang thai sớm sau sinh có thể gây ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ, có người bất đắc dĩ phải cai sữa cho con sớm, ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ sau này. Ngoài ra, một lúc vừa mang thai, vừa chăm con nhỏ sẽ khiến sức khỏe bà mẹ dù được hỗ trợ đến đâu cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, chưa nói đến việc dễ bị trầm cảm, stress nặng nề, điều đó hoàn toàn không tốt”, BS Hòe nói.

Vậy biện pháp tránh thai nào là tốt nhất cho phụ nữ sau sinh? Các bác sĩ tại Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) cho rằng: Trước hết, đó phải là bao cao su, sử dụng ngay lập tức mọi thời điểm.

Ngoài ra, theo khuyến cáo của BS Hòe, với người sinh mổ, nên dùng thuốc tránh thai chỉ có một thành phần là progestin. Hiện nay, thị trường có bán loại thuốc tránh thai dành cho con bú không ảnh hưởng đến nội tiết hay sự tiết sữa của mẹ. Chị em cũng có thể đặt vòng tránh thai, tiêm hoặc cấy tránh thai sau sinh 3 tháng. Một lưu ý quan trọng trước khi sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng là phụ nữ cần thăm khám phụ khoa cẩn trọng và được bác sĩ chỉ định biện pháp phù hợp.
 

“Nhiều phụ nữ vẫn nghĩ sau sinh chưa có kinh trở lại là do cơ địa, nhưng không ít trường hợp đã mang thai và phải phá thai vì suy nghĩ chủ quan này, bởi trứng có thể rụng trước khi có kinh nguyệt. Sau sinh 2 - 3 tháng, nếu chưa thấy kinh trở lại, ở cả người sinh thường hay sinh mổ, phải đi kiểm tra ngay, bởi rất có thể bạn đã mang thai lần kế tiếp”.

(BS Nguyễn Bá Hòe – Giám đốc Trung tâm Chăm sóc SKSS Hải Phòng)

Thu Nguyên

hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top