Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch vụ xét nghiệm HIV không chuyên, hoạt động dự phòng hiệu quả

GiadinhNet - Tại Việt Nam ước tính khoảng 200.000 người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện HIV biết tình trạng của họ, vẫn còn khoảng 50.000 người nhiễm HIV chưa biết tình trạng nhiễm. Đây là nguy cơ tiếp tục làm lây truyền HIV trong cộng đồng.

Năm 2016, WHO đưa ra hướng dẫn về xét nghiệm không chuyên, tự xét nghiệm HIV và thông báo cho bạn tình để gia tăng tỷ lệ xét nghiệm HIV cho nhóm có nguy cơ cao với HIV, từ đó hỗ trợ chẩn đoán sớm hơn nhằm hỗ trợ điều trị và dự phòng.

Chủ động, an toàn, thông tin bảo mật

Việt Nam đã cam kết đạt mục tiêu toàn cầu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV), 90% số người đang được điều trị có tải lượng HIV ở mức thấp) hướng tới mục tiêu kết thúc dịch HIV vào năm 2030.

Tự xét nghiệm HIV tại nhà đơn giản, thuận tiện và bảo mật - Ảnh: USAID
Tự xét nghiệm HIV tại nhà đơn giản, thuận tiện và bảo mật - Ảnh: USAID

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã giảm được số người nhiễm HIV mới, tuy nhiên, vẫn còn lo ngại về tỷ lệ xét nghiệm HIV hàng năm còn thấp trong nhóm có nguy cơ cao. Nhóm này thường bao gồm những người nghiện ma túy, phụ nữ bán dâm, quan hệ đồng tính. Cùng với trở ngại này là những rào cản đối với việc sử dụng dịch vụ xét nghiệm tại các cơ sở y tế hiện nay như thời gian làm việc không thuận tiện, chi phí đi lại, thời gian chờ đợi lâu, lo ngại về tính bảo mật, sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

Bạn có thể xét nghiệm bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đâu Ảnh: financialtribune.com
Bạn có thể xét nghiệm bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đâu Ảnh: financialtribune.com

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: WHO đã đưa ra hướng dẫn và khuyến cáo các quốc gia về việc cung cấp dịch vụ tự xét nghiệm như là một cách tiếp cận bổ sung cho các chiến lược về xét nghiệm HIV hiện nay, và việc thông báo với bạn tình, để tăng cường khả năng tiếp cận xét nghiệm HIV cho các nhóm có nguy cơ cao. Các kết quả ban đầu cho thấy xét nghiệm HIV tại cộng đồng ở Việt Nam đã rất thành công trong việc tiếp cận các nhóm mục đích có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng chưa được xét nghiệm hoặc xét nghiệm không thường xuyên.

Điểm mạnh của mô hình xét nghiệm HIV tại cộng đồng là người tham gia tự chủ động, tính an toàn cao, thông tin được bảo mật. Chính những điều này được xem là ưu thế để mô hình xét nghiệm tự nguyện trong cộng đồng được hiệu quả. “Xét nghiệm tại cộng đồng rất thuận tiện và thân thiện”, “Tôi có thể xét nghiệm bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đâu và tôi cũng thấy rất thoải mái khi xét nghiệm”, “Xét nghiệm được làm rất nhanh, tôi không phải đợi lâu mới có kết quả”… Đó là những chia sẻ của những người trong nhóm nguy cơ cao khi được tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm HIV không chuyên.

Các chuyên gia y tế cho biết: Mọi người trong cộng đồng nếu muốn xét nghiệm HIV, đều có thể tự làm ở nhà, giống như xét nghiệm chẩn đoán thai sớm, xét nghiệm tiểu đường. Nếu có kết quả nghi ngờ nhiễm HIV, phải tiếp tục được thực hiện các xét nghiệm khẳng định tại những cơ sở đã được Bộ Y tế cấp phép công nhận; Lúc đó người bệnh mới điều trị bằng thuốc kháng virus.

Dịch vụ dự phòng hoạt động hiệu quả

Hiện nay hầu hết các cơ sở y tế đều đã có thể xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm lây nhiễm HIV. Theo báo cáo, cả nước có khoảng hơn 1.000 cơ sở y tế có khả năng xét nghiệm sàng lọc HIV.

Ngoài các cơ sở y tế, xét nghiệm HIV tại cộng đồng thông qua các cán bộ y tế thực hiện lưu động hoặc do các nhân viên tiếp cận cộng đồng (là những người không chuyên) được hướng dẫn, tập huấn cũng có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV.

Xét nghiệm HIV không chuyên được xem là một trong những dịch vụ dự phòng hoạt động hiệu quả trong thời gian qua của Dự án VUSTA. Ảnh: VUSTA.
Xét nghiệm HIV không chuyên được xem là một trong những dịch vụ dự phòng hoạt động hiệu quả trong thời gian qua của Dự án VUSTA. Ảnh: VUSTA.

Xét nghiệm HIV không chuyên bằng phương pháp lấy máu đầu ngón tay do cộng đồng nhóm đích thực hiện (được xem là một trong những dịch vụ dự phòng hoạt động hiệu quả trong thời gian qua của Dự án VUSTA) đã được triển khai tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từ cuối năm 2016. G-Link, một trong những tổ chức cộng đồng đồng thời là một doanh nghiệp xã hội, được Dự án VUSTA – Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS hỗ trợ trong thời gian qua đã có những hoạt động hiệu quả trong việc cung cấp xét nghiệm HIV không chuyên tại Việt Nam. G-Link đã cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV trực tiếp tới khách hàng là nam quan hệ tình dục đồng giới và nữ chuyển giới với kỹ thuật xét nghiệm nhanh HIV qua mẫu máu lấy từ đầu ngón tay. Khi khách hàng nhận được kết quả phản ứng từ xét nghiệm nhanh, nếu được khẳng định là dương tính với HIV, G-Link sẽ tư vấn để họ đi làm xét nghiệm xác nhận và điều trị sớm.

Đến cuối tháng 9/2017, hoạt động này đã được mở rộng ra 14 tỉnh dự án, hỗ trợ nhiều cho các nhóm trong việc tạo thêm cơ hội xét nghiệm cho thành viên cộng đồng. Các tiếp cận viên thực hiện xét nghiệm nhanh đã được các Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh hỗ trợ tập huấn kỹ về kiến thức và kỹ năng, cùng quy trình xét nghiệm lấy máu đầu ngón tay, được giám sát quy trình thực hiện, lưu giữ kết quả phản ứng và chuyển gửi làm xét nghiệm khẳng định tại các cơ sở y tế có trách nhiệm theo đúng quy trình.Tỷ lệ người quan hệ đồng tính nam, người nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm được chuyển gửi thành công đến dịch vụ xét nghiệm HIV cũng đạt vượt chỉ tiêu cam kết năm 2017. Cụ thể, năm 2017, dự án cam kết với nhà tài trợ chuyển gửi 65% số lượng khách hàng được chăm sóc tiếp cận đến dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV. Thực tế đến hết tháng 9, trong tổng số 26.513 người quan hệ đồng tính nam được tiếp cận, chăm sóc, tỷ lệ được chuyển gửi sang dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV thành công là 66%. Tương tự, tỷ lệ chuyển gửi thành công khách hàng đến dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV ở nhóm nghiện chích ma túy là 67,4% và nhóm phụ nữ bán dâm là 66,1%.

Có thể thấy, mô hình xét nghiệm HIV tại cộng đồng là một chiến lược đầy hứa hẹn nhằm tăng tỷ lệ xét nghiệm HIV tại Việt Nam. Các nhóm nguy cơ cao hiện nay có thể tiếp cận dịch vụ xét nghiệm sàng lọc nhanh với HIV do nhân viên xét nghiệm cộng đồng cung cấp và sẽ được chuyển tới cơ sở y tế để làm xét nghiệm khẳng định, khi phát hiện nhiễm HIV. Sau 1 năm mô hình thí điểm xét nghiệm HIV tại cộng đồng được triển khai tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đã bước đầu mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Mô hình xét nghiệm HIV tại cộng đồng hiện được xem là một cách tiếp cận để Việt Nam đạt được mục tiêu 90-90-90. Hiện nay, dịch vụ xét nghiệm HIV tại cộng đồng đã được đưa vào Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế).

Tự xét nghiệm HIV đã được chứng minh là một lựa chọn có tính trao quyền, riêng tư và được chấp nhận bởi nhiều nhóm - gồm nam giới, thanh niên, nhân viên y tế, phụ nữ mang thai và các nhóm dân cư nói chung khác.

Hướng dẫn của WHO nhấn mạnh rằng, dù với cách tiếp cận xét nghiệm HIV nào, tự xét nghiệm nên luôn luôn mang tính tự nguyện, không ép buộc. Bất cứ ai có kết quả xét nghiệm có phản ứng cần thực hiện thêm xét nghiệm khẳng định ở cơ sở y tế, được cung cấp các thông tin về HIV và được hỗ trợ tư vấn kịp thời về các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV. Ngoài ra, WHO khuyến cáo, những người nhiễm HIV cần được khuyến khích và hỗ trợ để thông báo cho bạn tình của họ về khả năng phơi nhiễm HIV, có thể là tự thông báo hay được nhân viên y tế hỗ trợ. Tự xét nghiệm HIV tuân thủ nguyên tắc 5C của WHO: Sự đồng thuận, bảo mật, tư vấn, kết quả chính xác và kết nối chuyển gửi.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 1 ngày trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Top