Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch âm đạo – dấu hiệu chỉ điểm bệnh phụ nữ

Thứ năm, 16:19 01/02/2018 | Dân số và phát triển

Dịch âm đạo là một hiện tượng bình thường của phụ nữ. Nó giúp duy trì ổn định môi trường sinh dục, khi dịch âm đạo có dấu hiệu bất thường báo hiệu một căn bệnh nào đó của phụ nữ.

Dịch âm đạo là hiện tượng bình thường của phụ nữ, có chức năng làm sạch và bảo vệ âm đạo, nó xuất hiện thường xuyên và liên tục suốt chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, thường có màu trắng, trong như lòng trắng trứng, thường không có mùi hoặc mùi hơi tanh nồng. Vào tuổi dậy thì, bé gái bắt đầu xuất hiện dịch tiết âm đạo, nó thường xuất hiện nhiều hơn trước thời điểm rụng trứng, trước kỳ kinh nguyệt, hoặc trong lúc giao hợp, dịch tiết âm đạo có tác dụng bôi trơn đường sinh dục của phụ nữ.

Ngoài tác dụng bôi trơn, duy trì độ pH ở đường sinh dục, dịch tiết âm đạo còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn. Tuy nhiên không phải lúc nào dịch tiết âm đạo cũng có thể chống chọi với mọi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Khi bị nhiễm trùng ở đường sinh dục, dịch tiết âm đạo có màu bất thường hoặc mùi hôi. Nó thường có nguyên nhân là do sự tấn công của nấm hoặc vi khuẩn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn nên đến gặp các bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị bệnh.

Màu trắng đục

Khi dịch âm đạo có màu trắng, đục ở đầu hoặc cuối chu kỳ kinh nguyệt là bình thường, nhưng nếu dịch âm đạo loại này kèm theo ngứa, đau khi giao hợp, dịch âm đạo trắng đục, lổn nhổn như váng sữa, rất có thể đây là dấu hiệu của viêm âm đạo do nấm Candida. Loại nấm này thường tồn tại trong đường sinh dục nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ phát triển và gây bệnh ở âm đạo. Các xét nghiệm soi tươi đơn giản sẽ tìm ra chính xác căn bệnh rất phổ biến này ở chị em phụ nữ.

Dịch trong và nhiều nước

Đây là loại dịch âm đạo hoàn toàn bình thường, có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong tháng. Nó có thể xuất hiện nhiều hơn sau khi tập thể dục. Dịch âm đạo thường trong như lòng trắng trứng và rất dai, dịch ra nhiều nhất vào thời điểm phụ nữ rụng trứng, đây cũng là biểu hiện rất bình thường của dịch tiết âm đạo.

Âm đạo có dịch màu nâu, có máu

Dịch âm đạo có máu là bình thường nếu nó xảy ra trong hoặc ngay sau kỳ kinh nguyệt của bạn. Tuy nhiên khi dịch âm đạo xuất hiện vào cuối kỳ nguyệt san nhưng có màu nâu hoặc dịch âm đạo có máu vào giữa chu kỳ bạn cần phải cẩn thận. Nếu trong thời gian này bạn có quan hệ tình dục không được bảo vệ, rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy bạn mang thai. Ra máu ở giai đoạn đầu thai kỳ báo hiệu thai nhi của bạn đang gặp nguy hiểm, bạn cần đến bác sĩ ngay.

Nếu loại bỏ các khả năng này, dịch âm đạo có màu nâu hoặc máu là dấu hiệu sớm của một căn bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung , đây là loại ung thư gây tử vong cao ở phụ nữ. Đó là lý do tại sao phụ nữ trên 35 tuổi được khuyến cáo khám phụ khoa định kỳ 6 tháng và làm xét nghiệm PAP để kiểm tra bất thường ở cổ tử cung.

Dịch âm đạo có màu vàng hoặc xanh

Khi dịch âm đạo ra màu vàng hoặc hơi xanh lá, nhất là khi dịch ra nhiều, có mùi hôi sủi bọt là báo hiệu có thể bạn đã bị nhiễm trùng roi trichomonas. Bệnh này thường lây nhiễm qua quan hệ tình dục, nếu không được chữa trị có thể gây viêm buồng trứng, cổ tử cung và là nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm đường âm đạo ở phụ nữ lây theo đường tình dục

Do vi khuẩn Vaginosis

Đây là viêm âm đạo do nhiễm vi khuẩn khá phổ biến. Nó gây tăng tiết dịch âm đạo, dịch có màu trắng, xám, có mùi hôi hoặc tanh, nhiều trường hợp không có triệu chứng. Những phụ nữ quan hệ tình dục bằng miệng hoặc những người có nhiều bạn tình có nguy cơ bị lây bệnh này.

Do trichomonas

Đây là một dạng nhiễm trùng do một sinh vật đơn bào gây ra. Nhiễm trùng này lây qua đường tình dục, nhưng cũng có thể do mặc chung quần lót, dùng chung chậu rửa... Khi bị viêm âm đạo do trichomonas, âm đạo thường có dịch màu vàng hoặc màu xanh lá cây có mùi hôi. Bệnh nhân đau khi quan hệ tình dục, ngứa cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh, mặc dù một số người không có bất kỳ triệu chứng nào.

Nhiễm trùng do nấm men

Nhiễm nấm âm đạo là bệnh phổ biến, phụ nữ nào cũng ít nhất 1 lần trong đời nhiễm nấm. Nấm men vốn tồn tại ở đường tiêu hóa, âm đạo. Bình thường vi khuẩn trong cơ thể kiểm soát nấm men, nhưng khi nấm phát triển quá nhanh, hoặc cơ thể mất cân bằng hệ vi khuẩn là điều kiện để nấm phát triển và sinh bệnh. Một số lý do dưới đây có thể là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ cao nhiễm nấm: Bệnh tiểu đường, làm đường xuất hiện trong nước tiểu và âm đạo; Sử dụng thuốc kháng viêm, dị ứng, thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi; Mang thai làm thay đổi hormon.

Do lậu và Chlamydia

Đây là 2 bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể làm cho dịch âm đạo có dấu hiệu bất thường như có màu vàng, xanh, hoặc trắng đục.

Do virut HPV: Human Papillomavirus (HPV) là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư cổ tử cung. Khi bị nhiễm HPV dịch âm đạo thường đặc, có máu, màu nâu, có mùi hôi.

Khi nào cần đi khám

Nếu dịch âm đạo của bạn có bất thường kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau bụng, sụt cân không giải thích được, mệt mỏi, hay đi tiểu nhiều, bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động tình dục của bạn.

Sau đó bác sĩ có thể cho người bệnh làm một số xét nghiệm chẩn đoán như kiểm tra HPV hoặc tế bào bất thường ở cổ tử cung có thể là nguyên nhân gây ung thư tử cung, các loại nấm, vi khuẩn có ở dịch tiết âm đạo sẽ xác định chính xác bạn mắc bệnh gì và từ đó lựa chọn phương án điều trị.

Chăm sóc âm đạo thế nào cho đúng

Để ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo, bạn nên thực hành vệ sinh tốt và mặc đồ lót thoáng khí, bằng chất cotton. Không thụt rửa âm đạo. Nên quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Theo TS. Nguyễn Mai Hoàng/Healthline/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top