Hà Nội
23°C / 22-25°C

Để đạt mục tiêu về bình đẳng giới là thực chất

Sáng 9/11, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Báo cáo về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và thảo luận về nội dung này.

Nhiều kết quả về bình đẳng giới đáng ghi nhận

Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian qua, công tác bình đẳng giới nhìn chung đã nhận được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, dần trở thành nội dung xuyên suốt trong triển khai hoạt động trên tất cả các lĩnh vực đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội với nhiều thành tựu nổi bật được quốc tế đánh giá, ghi nhận.

Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.
Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Cụ thể, tính từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đến nay có 10 luật được các cơ quan chức năng thực hiện thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong tổng số 15 luật được thông qua. Tính riêng từ năm 2016 đến tháng 9-2017, Quốc hội ban hành 9 Luật, Chính phủ ban hành 4 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 Quyết định, các Bộ, ngành ban hành 7 Thông tư quy định các nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc được thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới

Đáng chú ý, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV là 26,72%, tăng 2,62% so với nhiệm kỳ trước. Theo đó, sau hai khóa Quốc hội (XII và XIII) có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội liên tục giảm, nhiệm kỳ này (2016 - 2021) đã bắt đầu có sự tăng trở lại. Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp có xu hướng tăng, tuy nhiên có tới 98% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật về lao động đối với lao động nữ tiếp tục được duy trì tại các Bộ, ngành và địa phương. Năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 tại cấp Trung ương, tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại 14 địa phương và việc chấp hành các quy định pháp luật lao động và bình đẳng giới tại 145 doanh nghiệp trên địa bàn 20 tỉnh, thành phố.

Kết quả kiểm tra cho thấy, công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được triển khai bài bản hơn. Tại các địa phương, trong năm 2016 đã thực hiện 7.405 cuộc thanh tra, trong đó Lĩnh vực trẻ em và bình đẳng giới có 149 cuộc thanh tra.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng thẳng thắn chỉ ra, vẫn còn đó những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Mục tiêu Bình đẳng giới. Việc quán triệt, tổ chức triển khai công tác bình đẳng giới chưa nhận được sự quan tâm sâu sát, đầy đủ của nhiều cơ quan, đơn vị. Việc triển khai công tác bình đẳng giới tại một số đơn vị, địa phương còn mang tính hình thức, chưa được quan tâm lồng ghép trong các hoạt động để đạt hiệu quả mong muốn. Trong tổng số 22 chỉ tiêu của Chiến lược đề ra đến năm 2020, đến nay có 8 chỉ tiêu đã đạt và sẽ duy trì đạt vào năm 2020, 2 chỉ tiêu không đạt và một số chỉ tiêu đã được các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhưng không có khả năng thu thập đầy đủ số liệu.

Nâng cao trí lực- kỹ năng lao động cho nguồn nhân lực nữ

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, cơ bản đồng tình với báo cáo của Chính phủ, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng, trong bối cảnh xã hội hiện nay, phụ nữ và trẻ em gái về cơ bản vẫn thiệt thòi và yếu thế hơn so với nam giới. Chính vì điều này cũng dễ dẫn đến nhận thức sai lầm cho rằng bình đẳng giới là vấn đề của phụ nữ; các hoạt động liên quan đến bình đẳng giới chủ yếu vẫn là phụ nữ tham gia, việc tham gia, ủng hộ của nam giới còn hạn chế.

Lao động nữ khó khăn hơn trong tiếp cận cơ hội việc làm tốt, lựa chọn ngành nghề và vị trí việc làm. Đa số lao động nữ làm việc trong những ngành, nghề thâm dụng lao động, trình độ chuyên môn thấp, thiếu bền vững hoặc làm việc trong khu vực phi chính thức mà điều kiện vệ sinh, an toàn lao động không bảo đảm, không tham gia hay thụ hưởng các loại bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế).

Tỷ lệ lao động nữ đã qua đào tạo thấp hơn nam; thất nghiệp, thiếu việc làm nhiều hơn nam. Thu nhập từ việc làm bình quân/tháng của nam giới cao hơn so với nữ giới ở tất cả các nhóm chuyên môn kỹ thuật, chênh lệch lớn ở nhóm chuyên môn kỹ thuật cao. Việc tiếp cận đất đai của phụ nữ còn hạn chế. Các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải đối mặt với nhiều rào cản.

Đáng chú ý, một số doanh nghiệp tìm cách chấm dứt hợp đồng lao động sau tuổi 35, trong đó, tỷ lệ nữ có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực thâm dụng lao động, có đông lao động nữ làm việc. Bên cạnh đó, chênh lệch về tuổi nghỉ hưu cũng dẫn đến chênh lệch về hưởng lương hưu của nam và nữ khi hết tuổi lao động.

Bên cạnh đó, còn khoảng cách giới trong tiếp cận giáo dục, đào tạo giữa các nhóm dân tộc, các khu vực, vùng miền, đặc biệt hiện tượng tái mù chữ còn xảy ra ở một số vùng miền núi và đồng bào dân tộc; tình trạng trẻ em bỏ học sớm, bạo lực học đường còn tiếp diễn. Trong lĩnh vực chính trị, mặc dù các tỷ lệ có xu hướng tăng nhưng đều chưa đạt chỉ tiêu. Nhìn chung, số phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là cấp trưởng, so với nam giới còn khoảng cách rất xa, có lĩnh vực có biểu hiện giảm trong các năm gần đây. Đặc biệt, tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới, mua bán phụ nữ, trẻ em; xâm hại tình dục trẻ em; tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống..là các vấn đề cần tiếp tục được quan tâm.

Từ đó, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thúc đẩy việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật; trong quá trình việc xem xét, quyết định ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách thuộc thẩm quyền của Quốc hội; quan tâm khía cạnh giới trong hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật và việc đảm bảo bình đẳng giới thực chất theo mục tiêu bình đẳng giới.

Trên cơ sở kết quả sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần có giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả thực hiện các mục tiêu về nâng cao trí lực - kỹ năng lao động cho nguồn nhân lực nữ; chỉ đạo các bộ, ngành tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong công tác bình đẳng giới nói chung và ở từng lĩnh vực nói riêng; tiếp tục duy trì và tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về bình đẳng giới nhằm chuyển đổi hành vi theo những cách sáng tạo và thiết thực nhằm giảm khoảng cách giới trong các lĩnh vực. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục thúc đẩy tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới; tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới.

Tăng cường truyền thông về bình đẳng giới

Thảo luận về nội dung này, các đại biểu bày tỏ nhất trí cao với báo cáo của Chính phủ, đồng thời cho rằng, để đạt thực chất mục tiêu bình đẳng giới, trong thời gian tới cần giảm khoảng cách về giới trong lĩnh vực chính trị, bảo đảm quyền bình đẳng giới trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, nhất là ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người; ngăn chặn tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; bảo đảm bình đẳng giới trong giải quyết việc làm...

Đại biểu Lê Thị Yến (Đoàn Phú Thọ) băn khoăn về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và chỉ rõ, tỷ lệ này đang gia tăng và không đồng đều giữa các vùng, miền: Năm 2006, tỷ lệ này là 109/100, tăng nhanh lên mức 113,8/100 (năm 2013) và ước thực hiện năm 2017 là 113/100. Số tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cũng tăng nhanh: 45/63 tỉnh, thành phố (năm 2009), tăng lên 55/63 tỉnh, thành phố (năm 2015). Đại biểu cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “con trai nối dõi tông đường” tồn tại lâu đời trong xã hội ta. Trong khi đó, hiện nay đang có xu hướng gia đình ít con, chính sách nuôi dưỡng người cao tuổi chưa phát triển; người cao tuổi vẫn mong muốn được ở cùng con trai. Song song đó, mong muốn sinh được con trai nay lại trở nên dễ dàng hơn trong điều kiện khoa học, y tế phát triển thông qua can thiệp, lựa chọn, chẩn đoán giới tính thai nhi...

Đại biểu Lê Thị Yến (Đoàn Phú Thọ).
Đại biểu Lê Thị Yến (Đoàn Phú Thọ).

Đại biểu tỉnh Phú Thọ nhấn mạnh, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến mất cân bằng ở độ tuổi trưởng thành, kết hôn. Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra và không có giải pháp hữu hiệu thì theo dự báo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc, đến giữa thế kỷ này ở nước ta sẽ dư thừa từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới trong độ tuổi trưởng thành, gây hệ lụy cho sự phát triển bền vững của đất nước, gây hậu quả nghiêm trọng về trật tự kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Đại biểu dẫn chứng từ những nghiên cứu tại Ấn Độ, Trung quốc và chỉ ra rằng, nam giới đến tuổi kết hôn nhưng không lấy được vợ vì thiếu phụ nữ, phải tìm cô dâu là người nước ngoài. Điều này làm gia tăng tội phạm về tình dục, lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ, gia tăng tỉ lệ mại dâm, hiếp dâm....

Cho rằng đây là những hậu quả có thể phòng tránh được nếu chúng ta có ngay giải pháp tích cực ngay từ hôm nay, đại biểu kiến nghị, để giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, trong thời gian tới cần đổi mới nội dung và tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về bình đẳng giới, nhằm chuyển đổi hành vi theo những cách sáng tạo, thiết thực. Đặc biệt, chú trọng nội dung tuyên truyền phù hợp với từng vùng, miền, nâng cao nhận thức và vai trò của nam giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, đưa nội dung bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi vào quy ước của cộng đồng; cần xử lý nghiêm các trường hợp lựa chọn giới tính thai nhi.

Đại biểu cũng lưu ý, cần nghiên cứu để từng bước thực hiện những chuẩn mực xã hội, bảo đảm sự bình đẳng của con gái - con trai trong việc thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường, bảo đảm sự công bằng vai trò của nam giới - nữ giới, trong các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội.

“Khi xây dựng chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, hoặc chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới cho giai đoạn tiếp theo, cần chú trọng đưa những chỉ tiêu liên quan đến cả nam giới chứ không chỉ đơn thuần là các chỉ tiêu về nữ giới như trong giai đoạn vừa qua, để phấn đấu đạt mục tiêu về bình đẳng giới là thực chất. chính phủ cần khẩn trương trình Quốc hội xem xét và ban hành Luật Dân số, trong đó, cần cụ thể hóa các quan điểm của Nghị quyết Trung ương 6 về công tác dân số trong tình hình mới”, nữ đại biểu đề xuất.

Đại biểu Ngàn Phương Loan (Đoàn Lạng Sơn), cho biết, trong báo cáo của Chính phủ về thực hiện mục tiêu thứ 4 về bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tại phần thực hiện chỉ tiêu thứ 2 giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản, đã đưa ra số liệu tỷ lệ tử vong mẹ ở miền núi cao hơn gấp đôi so với toàn quốc, gấp 3 lần so với các tỉnh đồng bằng. Từ phân tích này, đại biểu đề nghị Chính phủ bổ sung giải pháp khắc phục tình trạng nêu trên để phụ nữ, miền núi, vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người giảm bớt khoảng cách, tạo điều kiện, cơ hội như nhau trong thụ hưởng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới.

Đại biểu Ngàn Phương Loan (Đoàn Lạng Sơn).
Đại biểu Ngàn Phương Loan (Đoàn Lạng Sơn).

Đại biểu cũng nêu ra thực trạng hiện nay, có tình trạng gia tăng tỷ lệ phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn, miền núi, vùng biên giới vượt biên trái phép đi lao động trái phép, hệ lụy là người phụ nữ phải sống tha phương, xa gia đình, nhiều phụ nữ bị lừa đảo, trở thành nạn nhân của các đối tượng buôn bán, một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính mạng…

Đại biểu cho rằng nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do cuộc sống của người phụ nữ còn khó khăn, thu nhập thấp, công việc không ổn định, việc học nghề cho lao động nữ nông thôn, miền núi còn gặp nhiều khó khăn. “Để phụ nữ ở khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo yên tâm ổn định lao động sản xuất, cần thiết phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực”, đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu tỉnh Lạng Sơn cũng bày tỏ băn khoăn khi tính lương hưu mới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống phụ nữ. Theo đó, từ năm 2018, phụ nữ về hưu có mức lương hưu thấp hơn nam giới rất nhiều, cho dù mức đóng bảo hiểm ngang nhau. Đại biểu cho rằng việc tính toán này cần có lộ trình phù hợp, để bảo đảm bình đẳng giới cả trong cách tính lương hưu. Song song với đó, cần quan tâm hơn nữa trong công tác truyền thông, tuyên truyền từng bước xóa bỏ những rào cản bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực.

Theo Thảo Nguyễn/Quân đội Nhân dân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top