Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đắng lòng sinh 4, mất 3

Thứ tư, 10:25 28/08/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Người phụ nữ ngồi trước chúng tôi mới ngoài 30 tuổi. Tính cả đứa con trai xanh xao, còi cọc 1 tuổi đang bế trên tay, chị đã 4 lần mang nặng đẻ đau nhưng 3 đứa đầu đã mất khi mới lọt lòng mẹ. Chị bảo không biết nguyên nhân, nhưng cán bộ dân số cho chúng tôi biết một phần do vợ chồng chị đã kết hôn cận huyết thống...

Đắng lòng sinh 4, mất 3 1

Chị Cà Thị Ngân và chồng đều chung ông bà nội. Hôn nhân cận huyết là một phần lý do khiến 3 đứa con đầu của họ đều mất khi mới sinh. Ảnh: Võ Thu.

Chung ông bà nội, vẫn bị ép cưới

Đường vào nhà chị Cà Thị Ngân (bản Còong, xã Phổng Lăng, huyện Thuận Châu, Sơn La) ngoằn ngoèo. Gọi là đường nhưng thực ra đó là lối mòn nhỏ. Trời mưa, bùn ngang bắp chân, đi không khéo là trượt ngã. Cũng giống như bao nóc nhà sàn ở bản Còong này, mái ấm của gia đình chị Ngân nhỏ xíu, lọt thỏm bên rừng nứa.

Lúc chúng tôi đến, chị Ngân đang dỗ con trai ăn trưa. Căn nhà sàn đơn sơ, trống hoác, tường bao bằng nứa, lọt rõ ánh mặt trời, bước đi thật khẽ vẫn rõ tiếng cọt kẹt. Cạnh chị, một cô bé chừng 8 tuổi, nhỏ nhắn, nhanh nhẹn đi lấy nước mời khách. “Con nuôi chị Ngân đấy! Tục của người Thái Đen là nếu sinh con mà không nuôi được thì phải xin con nuôi mới có hi vọng giữ được con trong nhà” (?!), chị Lò Thị Suổi- cộng tác viên dân số bản Còong nói nhỏ với chúng tôi.

Bên bát nước lá, chị Ngân rầu rĩ kể câu chuyện buồn của gia đình bằng tiếng Thái. Chúng tôi phải nhờ cán bộ dân số dịch hộ: 16 tuổi, chị lấy chồng. Chồng chị là anh Cà Văn So, hơn vợ 2 tuổi đồng thời cũng là con của anh trai bố chị. “Hai người cùng ông bà nội mà vẫn cưới nhau. Sao chị không từ chối?”, tôi hỏi. “Ông bà, bố mẹ hai bên cho phép mà! Tục của nhà mình là thế mà!”. “Thế trước khi cưới, chị có biết chồng mình cũng là anh họ không? Hai người có thời gian yêu đương, tìm hiểu không?”, tôi hỏi tiếp, chị Ngân lắc đầu. “Chị có ngại không khi chuyển từ gọi bác, sang gọi mẹ?” – “Có gì đâu, chỉ là chuyển từ “ải lung”, “ải ộ” (bác trai, bác gái), sang “ải êm” (bố mẹ) thôi mà!”, chị vô tư đáp.

Một năm sau khi lấy chồng, chị Ngân sinh con đầu lòng. “Chị ấy sinh dễ lắm! Sinh tại nhà. Con đủ tháng, đủ cân...”, chị Cà Thị Nốt, nữ hộ sinh Trạm Y tế xã Phổng Lăng – người trực tiếp đỡ đẻ cho chị Ngân nhớ lại. Ấy vậy mà 3 ngày sau, “Cứ thấy người con lạnh dần, tím ngắt rồi chết...”, chị Ngân xoa đầu con trai kể lại. 4 năm sau, đứa thứ 2 rồi thứ  3 lần lượt chào đời. Nhưng cũng thế, đứa sau nhìn thấy ánh mặt trời hơn đứa trước vẻn vẹn 2 ngày, rồi cũng “đi” theo anh nó. Chỉ khác là đứa thứ 3 chị lên bệnh viện huyện đẻ. Bác sĩ bảo cháu bị viêm não, trả về nhà lo ma chay. “Tôi sợ lắm! Cả nhà chẳng ai nghĩ do chúng tôi là anh em họ gần nên con cái cứ sinh ra là “bỏ”đi. Mọi người cứ nghĩ Giàng bắt mất...” – người phụ nữ 4 lần sinh nở chỉ giữ được 1 kể.

Theo các chuyên gia y tế: Những đứa trẻ được sinh ra từ những ông bố bà mẹ kết hôn cận huyết thống sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về máu cao gấp 10 lần so với những em bé bình thường khác.

Điển hình của các bệnh về máu này là Thalassemia (tan máu di truyền) và Hemophilia (rối loạn đông máu di truyền) và các bệnh chuyển hóa khác. Cả hai bệnh lý về máu này đều đòi hỏi người bệnh phải điều trị suốt đời để có cuộc sống bình thường. Ngoài những bệnh lý về máu, bố mẹ kết hôn cận huyết thống còn gây ra cho các em bé một số bệnh lý khác như: Mù màu, bạch tạng, da vảy cá... làm suy giảm chất lượng dân số, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Bảy năm sau ngày xin con nuôi, vợ chồng chị Ngân sinh cháu út. Sợ hãi, lo lắng, đếm từng ngày chờ em bé qua tháng đầu tiên. “Cháu út đã tròn 12 tháng tuổi, nhưng suốt ngày ở bệnh viện vì ốm, ho, phải đi cấp cứu. Cháu sinh ra được 3 cân, nhưng nuôi mãi 1 năm rồi mà mới có 6,5 cân, giờ chỉ biết bò một đoạn ngắn”, chị xót xa.

Lúc chúng tôi ra về, chị cứ cầm tay tôi: “Mình sợ lắm rồi, không đẻ nữa đâu. Sợ lại không giữ được con! Đau đớn lắm! Giờ chỉ ước được cho phép bỏ chồng là mình bỏ ngay!”.

Tiếc tiền, cưới luôn cháu ruột cho con

Trời Tây Bắc xâm xẩm tối, chúng tôi tới nhà ông Lò Văn Thương (64 tuổi, bản Nà Xa, xã Phổng Lăng, Thuận Châu). Chỉ còn em Lường Thị Lanh và cháu nội vừa đầy tháng ở nhà. Phải đợi mãi, ông Thương mới đi làm nương về. Ông có 8 người con, 2 trai, 6 gái. Đông quá nên phải mất một lúc ông Thương mới nhớ hết tên, tuổi con mình. Các con ông đều đã lập gia đình, “Cũng loanh quanh lấy trong họ, trong anh em cả thôi!”, ông nói. Dâu rể nhà ông, xa thì họ vài đời, gần nhất là em Lanh – con của em trai vợ.

“Sao em lại lấy anh họ của mình?” – tôi gợi chuyện với người mẹ trẻ vừa bước sang tuổi 14. Lanh bảo: “Thương bác thôi. Một hôm bác tới nhà, bảo bác khổ lắm, về làm dâu nhà bác để bác đỡ khổ. Thế là cưới. Mà em là vợ 3 của chồng em đấy!”. “Thế nhà chồng em đặt vấn đề có lâu không?” – “Nhanh lắm. Hai bên thống nhất là được, em chỉ biết theo về thôi!”, Lanh vừa nựng con vừa nói.

“Hai vợ trước của thằng Liễn (chồng em Lanh), là người trong xã, nhưng họ xa, làm đám cưới tốn kém lắm. Mỗi đám hết 17 triệu. Rồi cũng bỏ nhau. Lấy đứa vợ 3 này chỉ hết 10 triệu thôi. Lấy người trong họ, càng gần càng ít tiền vì hai bên gia đình hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của nhau mà!”, ông Thương góp chuyện. “Trước là anh em, giờ là thông gia, càng dễ hiểu nhau hơn đấy!”, ông thật thà khoe.

Anh Trần Đình Thuận – Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La nói thêm: Người Thái ở đây quan niệm hai người không cùng họ có thể lấy nhau. Con gái đi lấy chồng, phải đổi luôn họ. Do đó, con hai dì (con chị - em gái ruột), con cậu – con cô (anh/em trai – chị/em gái) có thể “thoải mái” lấy nhau. Nhưng cũng có những trường hợp con chú – con bác lấy nhau, vì một phần quan niệm: Người trong nhà lấy nhau thì của cải, người trong nhà không mất đi,  kinh tế sẽ càng khá giả, con gái lại xinh xắn(?!).
 
(Còn nữa)

Ghi chép của Võ Thu

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

Top