Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc mắt cho người cao tuổi – điều đặc biệt cần phải quan tâm

GiadinhNet - Ở người cao tuổi, bên cạnh các dấu hiệu lão hóa dễ nhận thấy như da nhăn, khô, tóc bạc, đau xương khớp khi chuyển mùa... thì mắt cũng là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều.

Cụ thể đó là tình trạng mắt mờ, không nhìn được tinh tường, thường xuyên khô mỏi, thấy chấm đen, nhìn hình méo mó biến dạng, suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.

Có rất nhiều bệnh lý về mắt mà người cao tuổi có thể gặp phải, điều quan trọng là phải đi khám để được điều trị sớm và chăm sóc mắt đúng cách hàng ngày.

Theo bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương, người cao tuổi phải đối mặt với nhiều bệnh lý về mắt, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Bệnh đục thể thủy tinh rất hay gặp ở người cao tuổi (hầu hết là có độ tuổi từ 50 trở lên, chiếm hơn 70% người mắc bệnh đục thủy tinh thể). Dấu hiệu rõ nét nhất của đục thủy tinh thể là thị lực giảm nhiều, nhìn thấy chấm đen, lóa mắt khi gặp ánh sáng cường độ mạnh.

Bệnh nhân bị đục thể thủy tinh thấy như mây đen bao phủ trước mắt mình. Ánh sáng không còn vươn xa được tới võng mạc do thể thủy tinh mất tính trong suốt. Mờ mắt thường sẽ tăng dần theo độ đục của thể thủy tinh nhưng bệnh nhân không thấy đau, không có đỏ mắt hay chảy nước mắt. Đây là quá trình diễn tiến khá chậm chạp.


Người cao tuổi phải đối mặt với nhiều bệnh lý về mắt, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống. Ảnh minh họa

Người cao tuổi phải đối mặt với nhiều bệnh lý về mắt, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống. Ảnh minh họa

Bên cạnh đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm cũng là một bệnh mắt phổ biến ở người cao tuổi. Bệnh thường tiến triển từ từ và làm mất thị lực không hồi phục, khoảng 58% người trên 55 tuổi bị thoái hóa hoàng điểm tuổi già.

Khi bị thoái hóa hoàng điểm, mắt sẽ có một số triệu chứng như giảm dần thị lực (nhìn mờ) vùng trung tâm, đôi khi nhìn mờ đột ngột, thể nặng sẽ gây mù mắt hoàn toàn; nhìn hình biến dạng, méo mó; nhìn có ám điểm (điểm mờ đen) trước mắt; rối loạn thị lực màu: nhìn mọi vật mờ và nhạt màu, song thị (nhìn thành hai hình).

Ngoài ra, nhiều người cao tuổi còn mắc bệnh thiên đầu thống và bệnh lý võng mạc. Đối với bệnh thiên đầu thống (glôcôm) gây tăng áp lực bên trong nhãn cầu do quá trình luân chuyển dịch phía trong nhãn cầu hoặc giữa trong và ngoài, đôi khi cả hai gặp trở ngại. Dịch sẽ bị tích tụ lại, áp lực trong mắt sẽ tăng lên. Nếu không xử lý kịp thời thì thị lực có thể giảm hoặc mất vĩnh viễn. Người bệnh có thể không thấy đau nhức hoặc đau nhức rất nhẹ.

Một số bệnh lý khác như viêm mi mắt, viêm kết mạc do khô mắt, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc thái quá với ánh sáng mặt trời là nguyên nhân làm nhiều người cao tuổi đến khám vì viêm mi, viêm kết mạc hoặc cả hai.


Người cao tuổi nên thực hiện các bài tập chớp mắt liên tục trong khoảng 1 phút trước khi đi ngủ để cân bằng lại các phản xạ của mắt. Ảnh minh họa.

Người cao tuổi nên thực hiện các bài tập chớp mắt liên tục trong khoảng 1 phút trước khi đi ngủ để cân bằng lại các phản xạ của mắt. Ảnh minh họa.

Cách phòng tránh bệnh về mắt cho người cao tuổi

Để phòng tránh các bệnh về mắt, người cao tuổi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là ăn nhiều trái cây, rau xanh, cà rốt, bí đỏ, tránh dùng thức ăn có chứa mỡ động vật; uống bổ sung các loại vitamin A, C, E và thuốc chống oxy hóa (selen, kẽm...) để bổ sung các dưỡng chất cần thiết và bổ dưỡng cho mắt, giúp mắt tăng cường sức đề kháng.

Ngoài ra, người cao tuổi cần có thói quen luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày, tránh stress, thư giãn tinh thần đồng thời đeo kính râm chống tia cực tím khi đi ngoài nắng. Khi đọc sách hoặc làm việc, người cao tuổi cần phải đảm bảo đủ ánh sáng cho đôi mắt bằng cách bật đủ đèn chiếu sáng, mở cửa sổ và không để ánh sáng phản chiếu gây chói mắt.

Người cao tuổi nên thực hiện các bài tập chớp mắt liên tục trong khoảng 1 phút trước khi đi ngủ để cân bằng lại các phản xạ của mắt kết hợp với dùng tay massage nhẹ nhàng vùng mắt giúp cho mắt được thư giãn là các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng có tác dụng rất tốt cho đôi mắt.

Ngoài ra, người cao tuổi cần kiểm tra mắt ít nhất hai năm một lần, bao gồm cả bước nhỏ thuốc làm giãn đồng tử để soi đáy mắt, qua đó có thể xác định nguy cơ mắc các bệnh về mắt nghiêm trọng như bệnh võng mạc tiểu đường, hay các bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cảnh báo sớm.

Khám mắt thường xuyên theo định kỳ cũng giúp bạn theo dõi được số độ khúc xạ của mắt, qua đó sẽ sử dụng kính đúng độ và phù hợp.

Bên cạnh đó, người cao tuổi cần bảo vệ mắt khỏi tia UV có hại. Khi ở ngoài trời vào ban ngày, hãy luôn đeo kính râm để bảo vệ đôi mắt của bạn từ các tia cực tím có hại của mặt trời. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, mộng mỡ và các vấn đề về mắt khác.

Châu Anh (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

Top