Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách phòng tránh bệnh cho người cao tuổi

GiadinhNet – Người cao tuổi do cơ thể về già nhiều thay đổi, bệnh tật thường có nhiều diễn biến và tiên lượng xấu. Vì vậy, việc chăm sóc và phòng tránh bệnh cho người cao tuổi có tầm quan trọng đặc biệt.

Thống kê trên toàn quốc, năm 2018, số người cao tuổi (NCT) là hơn 9 triệu người, chiếm10,45 % dân số. Theo Liên hợp quốc, Việt Nam là 1 trong 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất.

Người cao tuổi do cơ thể về già nhiều thay đổi, bệnh tật thường có nhiều diễn biến và tiên lượng xấu. Vì vậy, việc chăm sóc và phòng tránh bệnh cho người cao tuổi có tầm quan trọng đặc biệt. Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh cho người cao tuổi.

Bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ): Mặc dù tai biến mạch máu não là bệnh nguy hiểm song hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ bệnh nếu biết cách phòng ngừa. Có nhiều phương pháp nhưng trước hết cần thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh. Huyết áp cao là nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não, vì thế bệnh nhân cần được điều trị để ổn định huyết áp và đường huyết là tránh nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, cần bỏ thuốc lá, giảm uống rượu bởi đây là nguyên nhân chính gây bệnh mạch máu não.

Bệnh hô hấp: Người bệnh khó thở nhiều cho nên phải giữ người bệnh ở tư thế thuận tiện nhất cho việc thông khí. Để ngồi hoặc nửa nằm - nửa ngồi (tư thế Fowler) ở chỗ mát, thoáng khí cho dễ thở. Mặc đủ ấm. Nếu người bệnh ho không khạc đàm ra được, cho uống thuốc long đờm như acetylcysteine, bromhexin. Dặn người bệnh nên khạc nhổ đờm, không được nuốt. Chăm sóc chế độ ăn uống rất quan trọng. Cho ăn nhiều bữa nhỏ. Bảo đảm đủ nước uống. Sau khi khỏi bệnh, cần tập thở dưỡng sinh (thở bụng) hay thở đều, sâu.

Bệnh tim mạch - thận: Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi về thân thể cũng như tinh thần. Đặt nằm đầu cao. Cho ăn nhẹ, dễ tiêu. Tránh táo bón bằng chế độ ăn nhiều chất xơ như rau củ, khoai lang.., uống nhiều nước. Một khi đã bị táo bón có thể dùng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc phải đúng quy định, cần có người nhắc nhở để tránh nhầm lẫn.

Đối với bệnh thận, cần giữ cho cơ thể được cân bằng nước - điện giải. Theo dõi nước tiểu về lượng, màu sắc trong đục có máu mủ. Mức độ phù. Từ đó để có thể cung cấp nước điện giải hợp lý. Nếu người bệnh nôn, cần phải nghiên cứu kỹ về chế độ ăn uống để bù vào lượng nước mất đi. Hay xảy ra rối loạn chuyển hóa, đào thải nhiều điện giải làm cho người bệnh suy yếu toàn thân.

Bệnh tiêu hóa: Cho ăn đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ. Cho ăn nóng. Chống táo bón và đi lỏng.Khi đi ngoài phân lỏng cần bồi phụ nước - điện giải bằng uống oresol. Cho ăn thức ăn dễ tiêu.

Bệnh cơ - xương - khớp: Luyện tập bằng cách vận động là biện pháp hàng đầu. Sử dụng lý liệu pháp như hồng nhiệt, bó sáp, điện phân, suối nóng, tắm khoáng, xoa bóp. Do có loãng xương ít nhiều nên có nguy cơ gãy xương như gãy cổ xương đùi. Vì vậy cần phải áp dụng các cách để phòng té ngã. Nếu bị gãy xương, sau giai đoạn liền xương nên tập luyện lại ngay.

Đối với các bệnh lý cơ, cần xoa bóp đều đặn để tránh teo cơ cứng khớp. Nói chung đối với bệnh lý cơ - xương - khớp, cần có chế độ luyện tập phù hợp.

Bệnh lý buộc phải nằm lâu: Nằm lâu rất dễ gây loét ở các nơi tì đè xương. Dùng nệm mềm. Rửa da sạch sẽ. Giữ da khô ráo. Trở mình mỗi nửa giờ.

Bệnh cao huyết áp khá phổ biến trong xã hội hiện đại, nhưng khi tuổi cao căn bệnh này lại càng phát triển. Những người sống đơn chiếc, cô đơn hoặc luôn có cảm giác cô đơn thường dễ mắc bệnh cao huyết áp, căng thẳng, chất lượng cuộc sống bị suy giảm. Người cao tuổi nên áp dụng lối sống khoa học, như giảm cân, năng luyện tập, ăn uống cân bằng khoa học, nếu nặng có thể tư vấn bác sĩ dùng thuốc, phẫu thuật hoặc mang thiết bị hỗ trợ hô hấp khi ngủ để giúp dòng không khí thông suốt.

Theo PGS.TS Bùi Khắc Hậu, người cao tuổi nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh. Khám bệnh, thầy thuốc sẽ phát hiện ra bệnh và sẽ có những lời khuyên, tư vấn hữu ích và có biện pháp điều trị thích hợp.

Nên tập thể dục đều đặn như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy, tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp. Có thể tập nhẹ nhàng trong nhà hoặc có điều kiện thuận lợi như gần công viên, câu lạc bộ nên đến những nơi này để vừa tập vừa có cơ hội gặp gỡ bạn bè trao đổi, tâm sự phần để giải tỏa một số bức xúc và có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong việc gìn giữ, bảo vệ sức khỏe.

Đối với người cao tuổi, uống đủ lượng nước cần thiết rất quan trọng vì vậy nên uống nước đều đặn đầy đủ vào buổi sáng và chiều.

Buổi tối trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước để không phải đái đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Ngoài bệnh tật, niềm vui tuổi già với người cao tuổi là liều thuốc tinh thần, do vậy (con, cháu) nên gần gũi, động viên, chăm sóc ông bà, bố mẹ những lúc ốm đau cũng góp phần đáng kể làm cho người cao tuổi ít bệnh tật và cảm thấy sống vẫn còn có ích.

Minh Anh (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

Top