Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách hít thở khi chuyển dạ để không đau

Thứ sáu, 15:01 18/04/2014 | Dân số và phát triển

Khi chuyển dạ, những cơn gò của tử cung khiến các bà mẹ vô cùng khó chịu và đau đớn. Nếu biết cách hít thở theo từng cơn gò, mẹ không những bớt đau mà bé ra đời cũng dễ dàng hơn.

Cách hít thở khi chuyển dạ để không đau 1
  Ảnh: Youtube

Trong buổi sinh hoạt tháng 4 của CLB Mẹ và Bé thuộc Trung tâm Truyền thông và Giáo dục Sức khỏe TP HCM, nữ hộ sinh Trần Thị Mỹ Linh (Bệnh viện Hùng Vương) đã giúp các bà mẹ kỹ thuật hít thở trong chuyển dạ để quên đi cơn đau, cổ tử cung mềm và mở tốt, mẹ có thể sinh dễ dàng.

Thực tế, trong lúc vượt cạn, các mẹ cảm thấy rất đau nên dễ rơi vào tình trạng căng thẳng. Việc chống lại cơn đau bằng cách khóc lóc hay chửi bới chỉ khiến mẹ thêm stress, cổ tử cung không giãn nở tốt và càng khó sinh. Bà Mỹ Linh khuyên, để điều chỉnh hệ thần kinh tự động đáp ứng với căng thẳng về tâm lý và thể chất xảy ra trong khi sinh, các mẹ nên hít thở theo từng cơn co của tử cung. Bên cạnh đó, hít thở đúng cách còn giúp tăng tối đa hiệu quả hô hấp, giúp duy trì lượng oxy thỏa đáng cho mẹ và con.

1. Thở chậm, sâu

Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn cổ tử cung mở dưới 3 cm. Khi có cơn co tử cung, mẹ hãy bắt đầu bằng hơi thở sâu, rồi thở ngực chậm sâu (hít bằng mũi rồi thở ra bằng miệng, thở chậm rãi, đều đặn) và chấm dứt với một hơi thở sạch khi đã hết cơn co. Thở đúng là khi hít vào thì bụng phình lên, khi thở ra thì bụng xẹp xuống. Thở 6-9 nhịp cho một cơn co tử cung khoảng 50 giây.

Cách thở này cũng là một động tác trong yoga. Sau sinh, mẹ cũng có thể thực hiện cách thở này để giúp oxy vào cơ thể nhiều hơn. Khi hít thở chậm sâu, các mẹ có thể thực hiện bất cứ tư thế nào cũng được. Các mẹ càng thư giãn thì việc hít thở càng hiệu quả. Mẹ nên nằm nghiêng hoặc ngồi sẽ tốt hơn. Nằm ngửa thở không tốt vì nó sẽ làm chậm chuyển dạ và hạn chế tuần hoàn nhau thai.

Hít thở sâu sẽ làm giảm bớt sự trở ngại do đáy tử cung cao đè lên cơ hoành và cách thở này được sử dụng trong suốt thời gian chuyển dạ. Mẹ nên tập trung vào một điểm gì đó mà quên đi cơn đau của co tử cung. Điểm trọng tâm này có thể là một vật hay một tranh ảnh đẹp, vui, dễ nhìn thấy.

2. Thở nhanh, nông

Kiểu thở này được sử dụng trong giai đoạn cổ tử cung mở từ 3 đến 6 cm, cơn co đã mạnh hơn, dài hơn và dày hơn, với tần suất khoảng 3 phút một cơn. Khi có cơn co tử cung, bắt đầu với một hơi thở sâu, tiếp đó là thở ngực nông. Khi cường độ cơn co càng lên cao thì càng thở nhanh hơn. Thở chậm lại khi cơn co giảm dần rồi thực hiện một hơi thở sạch khi cơn co chấm dứt.

Kiểu thở này thường khiến miệng nhanh khô, vì thế các mẹ nên mang sẵn một chai nước lọc bên mình. Các sản phụ không nên tập cách thở ở nhà vì sẽ rất nhanh mệt.

3. Thở thổi nến

Khi thở cách này, bạn hãy hình dung như mình đang chuẩn bị thổi nến, một số người còn gọi đây là thở phù phù.

Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn chuyển tiếp, khi cổ tử cung mở từ 7 đến 9 cm, cơn co tử cung mạnh, khoảng cách giữa hai cơn co ngắn. Lúc này, sản phụ thường chỉ muốn rặn vì ngôi thai xuống và đè vào trực tràng. Tuy nhiên, nếu rặn sẽ rất nguy hiểm vì cổ tử cung chưa mở ra hoàn toàn. Kiểu thở này giúp làm giảm áp lực từ tử cung đồng thời giúp mẹ tránh rặn sớm.

Khi cơn co bắt đầu, hít một hơi thở sạch, kế đó thở nhanh nông 4 lần rồi thổi mạnh một lần qua miệng, lại tiếp tục thở nhanh nông 4 lần rồi thổi ra. Cứ thế cho đến hết cơn co và chấm dứt với một hơi thở sạch.

4. Rặn

Kiểu thở này nên được dùng trong giai đoạn hai của chuyển dạ, khi cổ tử cung mở trọn vẹn và người mẹ đã muốn rặn. Mẹ nằm ngửa, người cong hình chữ C. Nữ hộ sinh lưu ý, mẹ không nên ngửa đầu ra la hay chống cơn đau bằng cách cắn môi đến chảy máu, vì như thế sẽ không đủ lực để tống bé ra ngoài.

Khi có cơn co, lấy 2 hơi thở sâu, kế đó hít một hơi dài, giữ hơi và bắt đầu rặn. Cách rặn giống như khi rặn đi vệ sinh. Khi rặn, mẹ nên tựa cằm vào ngực, mắt nhìn xuống rốn. Hết hơi, mẹ nên rặn tiếp và hít một hơi thở sâu khác. Giữ hơi và tiếp tục rặn, đến khi hết cơn co tử cung.

Bà Mỹ Linh cho biết, nếu mẹ không mắc bệnh lý gì và có khung chậu bình thường thì chỉ sau khoảng 3 lần rặn là em bé đã ra ngoài.
 
Xem clip hướng dẫn cách thở đẻ không đau
 
 
Theo VnExpress
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top