Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách chăm sóc người cao tuổi mất trí nhớ tại nhà

GiadinhNet - Việc chăm sóc người cao tuổi đã khó thì với những người bị bệnh mất trí nhớ điều này lại còn khó khăn gấp nhiều lần. Thực tế cho thấy, những người chăm sóc người già bị bệnh mất trí nhớ rất cần phải có kiến thức mới có thể chăm sóc tốt được.

Đối với người cao tuổi khi càng về già thì não cũng già theo nên dễ quên, nhớ lẫn lộn thậm chí bị lú lẫn và mất hẳn trí nhớ. Bệnh nhân mặc dù còn đi lại được nhưng hoàn toàn không nhớ gì cả, không nhận thức về môi trường xung quanh, phải có người theo chăm sóc cả ngày.

Bước đầu tiên trong việc điều trị bệnh mất trí nhớ ở người già là chẩn đoán đúng nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh. 

Biểu hiện đầu tiên của lú lẫn, mất trí nhớ là thay đổi tính tình và giảm trí nhớ. Người bệnh dễ mệt mỏi, tức giận hoặc lo âu, thường hay quên đồ dùng mình để chỗ nào nên mất thời gian tìm kiếm hoặc nghĩ rằng có kẻ lấy cắp. Khi lấy, là quần áo hoặc vặn nước thường quên tắt sau khi làm xong. Dần dần, trí nhớ người bệnh ngày càng giảm sút, khó hòa nhập môi trường xã hội xung quanh.

Họ quên tên đồ đạc, quên tên bạn thân, không hiểu các con số trên hóa đơn, không hiểu những câu trong sách báo, ăn mặc không phù hợp hoàn cảnh.

Cách chăm sóc người cao tuổi mất trí nhớ tại nhà - Ảnh 1.

Bệnh mất trí nhớ ở người già là căn bệnh không thể chữa khỏi nên việc giúp đỡ phòng tránh bệnh mất trí nhớ ở người già là điều rất cần thiết để làm. Ảnh minh họa.

Cuối cùng, người bệnh trở nên lú lẫn, không biết ngày, tháng, năm, không nói được địa chỉ đang sống. Nếu đi khỏi nhà thì thường lang thang và không tìm được đường về, không thể nói chuyện mạch lạc, không nhận ra con cái, quên cách tắm rửa, ăn uống.

Mặc dù hiện nay chưa có cách chữa bệnh mất trí nhớ, và những thiệt hại của tình trạng là không thể phục hồi, tuy nhiên, có những loại thuốc có thể giúp ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của chứng mất trí nhớ. Thuốc có thể được sử dụng để làm thay đổi hóa chất trong não hỗ trợ trí nhớ và tư duy nhận thức. Những thuốc này có thể được kết hợp với các loại thuốc để ổn định tâm trạng và cảm xúc. Tuy nhiên cần phải thử nghiệm để xác định liều lượng và nên kết hợp loại thuốc nào với nhau, vì mỗi trường hợp là khác nhau.

Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là khi phát hiện người thân có các biểu hiện trí nhớ bất thường, phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa để được khám xét toàn diện. Yếu tố này sẽ góp phần đánh giá được mức độ mất trí, nhất là khả năng sống độc lập của bệnh nhân; từ đó đưa ra kế hoạch điều trị, chăm sóc hợp lý về cả cơ thể lẫn tinh thần cho người bệnh.

Chính vì bệnh mất trí nhớ ở người già là căn bệnh không thể chữa khỏi nên việc giúp đỡ phòng tránh bệnh mất trí nhớ ở người già là điều rất cần thiết để làm. 

Các chuyên gia người Nhật đã khẳng định rằng cách hiệu quả nhất để phòng chống bệnh mất trí nhớ ở người già là luyện tập trí não. Việc này không quá phức tạp, chỉ cần các hoạt động đơn giản như chải tóc mới vào buổi sáng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa…, cùng với đó là lối sống lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái, thanh thản trong tâm hồn là những cách tốt nhất để làm giảm bệnh mất trí nhớ ở người già hiện nay.

Cách chăm sóc người cao tuổi mất trí nhớ tại nhà - Ảnh 2.

Việc chăm sóc người cao tuổi đã khó thì với những người bị bệnh mất trí nhớ điều này lại còn khó khăn gấp nhiều lần. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, những người thân trong gia đình nên tìm cách bổ sung càng nhiều kiến thức về bệnh càng tốt. Nói chuyện với những người có kinh nghiệm, chuyên gia trong việc chăm sóc người bệnh. Thường xuyên hỗ trợ người bệnh trong mọi hoạt động của cuộc sống như đi lại, mua sắm, ăn uống...

Thêm nữa, điều trị cho người cao tuổi mất trí nhớ thường rất tốn kém về cả vật chất và thời gian, do đó gia đình phải xây dựng một kế hoạch để đáp ứng theo nhu cầu của người bệnh.

Về ăn uống sinh hoạt

Do lú lẫn, mất trí nhớ người bệnh thường không nhớ giờ ăn, không biết mình đã ăn chưa, đã uống nước chưa nên người nhà cần nhắc nhở giờ ăn, uống nước, uống thuốc. Đôi khi bệnh nhân chỉ thích ăn một món, dễ bị thiếu dinh dưỡng. Vì vậy nên xen kẽ món ăn khác nhau, nhiều người còn quên cách dùng đũa, thìa có thể thay bằng món ăn cầm tay. Cần cho người bệnh ăn bữa phụ trong ngày do bữa ăn chính không đủ no.

Đối với việc vệ sinh cá nhân

Tắm rửa, cần chủ động nhắc nhở hoặc chuẩn bị đồ giúp người bệnh. Có thể người bệnh chỉ cần thay quần áo hằng ngày, mùa đông 3 - 4 ngày mới cần tắm. Cần chuẩn bị nước nóng hay lạnh cho phù hợp với thời tiết tránh cảm giác của người bệnh không chuẩn dễ bị bỏng hoặc lạnh. Cần sử dụng ghế ngồi để tắm, tránh té ngã.

Đối với giấc ngủ

Giấc ngủ rất quan trọng với người lú lẫn, do vậy để ngủ ngon giấc ban đêm, nên khuyến khích bệnh nhân tham gia nhiều sinh hoạt ban ngày, tránh uống nhiều nước buổi chiều để hạn chế thức dậy tiểu đêm. Không nên lạm dụng thuốc ngủ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Không để cho ngủ ngày quá nhiều.

Quần áo của người bệnh cần đủ ấm về mùa đông, đủ mát về mùa hè. Cần quần áo rộng rãi, thoải mái khi mặc, ít cúc, khóa kéo rắc rối. Đối với giầy, dép dễ đi không dây buộc hoặc có vải dính.

Đối với phòng ngủ và nhà ở

Nhà ở, phòng ngủ luôn sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Phòng ở đầy đủ ánh sáng, ít đồ đạc, để dễ đi lại, tránh té ngã. Tất cả thuốc men, đồ điện, phích nước có nguy cơ gây bỏng, gây tai nạn cần để cao, có khóa tránh người bệnh tự lấy uống, sử dụng gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Đối với phòng ngủ và trong gia đình nên treo ảnh kỷ niệm của bệnh nhân để kích thích trí nhớ. Treo đồng hồ, lịch chữ to để nhắc nhở ngày tháng, thời gian. Gia đình, người thân, con cháu cần trò chuyện với bệnh nhân thường xuyên để có sự giao tiếp giúp cho kích thích trí nhớ.

Nếu có điều kiện thay ổ khóa cửa mở cần chìa, gắn hệ thống báo động cửa ra vào. Cho bệnh nhân mang vòng tay có ghi tên họ, địa chỉ, số điện thoại để lỡ có lạc giúp tìm được bệnh nhân.

Châu Anh (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top