Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bố mẹ bấn loạn khi con nằng nặc đòi bỏ học vì nói ngọng

Thứ tư, 08:15 27/04/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Loại trừ yếu tố phương ngữ, không có trường hợp trẻ ngọng nào là bình thường, thậm chí, đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác”, TS.BS Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai Mũi Họng – Mắt (Bệnh viện Nhi Trung ương) khẳng định.

Để hạn chế việc trẻ nói ngọng, phụ huynh cần lưu ý, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng, không nói nhại vì trẻ sẽ bắt chước. Ảnh: V.T
Để hạn chế việc trẻ nói ngọng, phụ huynh cần lưu ý, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng, không nói nhại vì trẻ sẽ bắt chước. Ảnh: V.T

Xấu hổ vì bạn bè xúm lại trêu ghẹo

Cậu con trai cả của chị Huyền Anh (ở Đống Đa, Hà Nội) đang học lớp 1. Trước khi vào tiểu học, chị đã cẩn thận cho con đi luyện chữ để bé đỡ bỡ ngỡ. Tưởng rằng con mình sẽ tự tin khi biết hết mặt chữ, ai dè, chỉ hai tuần sau khi vào học, con trai chị đùng đùng đòi… bỏ học. Nguyên nhân chỉ vì bé nói ngọng líu ngọng lô và thường bị các bạn cười ồ, trêu ghẹo mỗi lúc bé phát biểu, nói chuyện với bạn.

“Tôi cứ nghĩ chuyện trẻ nói ngọng là chuyện… đương nhiên, đứa trẻ nào cũng vậy, lớn lên sẽ khắc tự sửa được, không phải nắn sửa. Nhưng không ngờ, hậu quả lại khiến con mình khác biệt giữa bạn bè, thậm chí khiến con tiếp thu chậm. Bé cũng không có bạn vì nói bạn không hiểu”, chị Huyền Anh chia sẻ khi đưa con đến Trung tâm Thính học và trị liệu ngôn ngữ (Bệnh viện Nhi Trung ương) chỉnh phát âm lệch.

Cũng vì chủ quan, nghĩ trẻ con nói ngọng là bình thường, chị Hà Phương không nghĩ có ngày lại phải đưa con đi viện vì nói ngọng. Số là mỗi lần cô con gái 4 tuổi mở miệng là cả nhà chị lại cười ồ lên vì bé ngọng nghịu, đớt đát. Hầu như bé phát âm vần “c” thành hết vần “c”, “ton tào tô” (con chào cô), “tô giáo” (cô giáo). Các âm khác bé phát âm đều “chuệch choạc” và phải vận rất nhiều ngữ cảnh mới hiểu bé nói gì. Hàng xóm đến chơi thì chịu cứng, thậm chí còn phải đoán mò xem bé nói gì. Có lần, đang chơi nhà hàng xóm, bé đột nhiên nói: “Ton đi tề” (con đi về), lại bị “dịch” là “con đi tè” nên mau chóng bế thốc vào nhà vệ sinh, ai dè, bé lắc đầu chỉ ra cửa.

Ban đầu, chuyện con nói ngọng đối với chị Phương là bình thường, thậm chí còn vui, ngộ nghĩnh, nhưng khi con đi học, tình hình vẫn không cải thiện, chị cho con đi khám thì té ngửa, con bị ngắn thắng lưỡi, phải can thiệp để giúp bé chỉnh dần phát âm. Cạnh nhà chị, một bé cũng ngọng lên ngọng xuống như con chị thì được chẩn đoán là do bị viêm tai giữa khiến sức nghe kém, khiến phát âm không chuẩn. May mắn bé mới bị điếc độ I nên còn có cơ hội phục hồi khả năng nghe và nói. Sau một tháng điều trị bệnh viêm tai giữa và nửa năm tập vật lý trị liệu, bé đã phát âm bình thường.

Không trường hợp nào nói ngọng là bình thường!

TS. BS Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai Mũi Họng – Mắt (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho hay, trẻ nói ngọng do nhiều nguyên nhân, có khi do nghe kém, ngắn thanh lưỡi, dị tật bẩm sinh vòm mũi họng, môi, tật phát âm, cũng có trường hợp không rõ nguyên nhân… Loại trừ những yếu tố phương ngữ, ví dụ nhầm phụ âm “l”, “n” mà nhiều vùng Bắc Bộ gặp phải, hay có những vùng bất kể già trẻ cũng phát âm “ông trời” là “ông tời”, “ông sao” là “ông thao”, hay tất cả chữ cái có mũ (ô, ê, â) biến mất trong tiếng (như “thuyền” thành “thuỳn”, “huyện” thành “huỵn”) thì nói ngọng đều hoặc do bệnh lý, hoặc do tật.

Theo ThS. BS Nguyễn Thị Thanh, Trung tâm Thính học và trị liệu ngôn ngữ (Bệnh viện Nhi Trung ương), chuyên gia về vật lý trị liệu, dạy trẻ tập nói thì trẻ nói ngọng có thể do nghe kém. Nghe kém lại có nhiều nguyên nhân, có thể do suy giảm thính lực bẩm sinh, do bệnh ở tai trong, tai giữa. Theo BS Thanh, có những bé nói ngọng do nghe kém vì bị viêm tai giữa, nhưng thường là sức nghe bị giảm tạm thời, điều trị khỏi hoàn toàn sẽ ổn. Tuy nhiên theo các bác sĩ, nếu cha mẹ tự ý ngưng thuốc khi con chưa khỏi thì dễ khiến bệnh tái phát nặng hơn, gây tổn thương xương chũm, có thể thủng màng nhĩ khiến trẻ bị điếc, nghe không rõ, bị méo tiếng nên chậm nói và nói ngọng, trong khi đó, điều trị bệnh viêm tai giữa thường lâu và nguy cơ tái phát cao. Đáng buồn hơn, vì người nhà không để ý, nhiều trẻ nói ngọng vì bị điếc tới mức độ II, gây nói ngọng, thậm chí mất hoàn toàn ngôn ngữ nói.

Vì không trường hợp nào ngọng mà bình thường, nên theo BS Xương, khi phát hiện trẻ nói ngọng, cha mẹ cần cho con tới cơ sở chuyên khoa Tai Mũi Họng để kiểm tra, phát hiện xem có phải do nguyên nhân bệnh lý, hay chỉ là tật phát âm để có hướng can thiệp. Nếu trẻ chỉ bị tật phát âm gây nói ngọng nhưng không được nắn chỉnh từ bé, lớn lên bé sẽ mặc cảm, tự ti trong giao tiếp, cản trở quá trình học tập, sinh hoạt của bé, cao hơn nữa là khó có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt.

Trong trường hợp bé bị ngắn thắng lưỡi, đây là một dạng dị tật bẩm sinh ở trẻ, làm lưỡi bé không linh động, dẫn đến phát âm khó khăn, ngọng nghịu. Theo BS Xương, việc can thiệp đối với những trường hợp bị ngắn thắng lưỡi càng sớm càng tốt, bởi thế nên chuẩn bị sẵn sàng tất cả các bộ phận giúp bé tập nói chuẩn, chứ không đặt ra một mốc tuổi nào mới xử lý cho bé. “Việc cho rằng một số trẻ ngậm núm vú giả nhiều, lâu, lưỡi sẽ có xu hướng thè ra ngoài, nên khi phát âm, theo thói quen, lưỡi trẻ thường đưa ra ngoài khiến âm bị chệch là không có cơ sở”, BS Xương khẳng định.

Theo BS Hà Thị Kim Yến – nguyên Trưởng khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), một đứa trẻ bình thường từ 12 -15 tháng tuổi thì việc phát âm đã khá rõ những từ đơn giản (như “ba”, “bà”...). Trẻ từ 18 - 20 tháng tuổi đã có thể kết hợp hai từ lại với nhau (như “ăn cơm”, “đi chợ”...). Đến 2 tuổi, bé bắt đầu nói được những câu ngắn khoảng vài ba từ (như “Bé đi chơi”, “Mẹ đi làm”...). Trẻ 3 tuổi thì gia đình có thể hiểu ý trẻ nói tới trên 90%, còn người ngoài có thể hiểu được khoảng 70%. “Khi con 3 - 4 tuổi mà vẫn bị nói ngọng thì cha mẹ nên đưa con đi khám để loại trừ một số loại bệnh lý. Nếu trẻ nghe kém thì càng nên đi khám sớm, nếu để muộn thì hiệu quả can thiệp sẽ giảm. Nếu bé không bị vấn đề bệnh lý mà tới 5 tuổi vẫn ngọng thì lại quay trở lại để khám tiếp”, BS Nguyễn Thị Thanh cho biết..

Tuyệt đối không nói nhại theo trẻ

Các bác sĩ lưu ý, để hạn chế việc trẻ nói ngọng, khi trò chuyện với trẻ, phụ huynh phải nói rõ ràng, không nói nhại vì trẻ sẽ bắt chước và cho rằng mình nói thế là đúng. Thấy trẻ nói sai, nói ngọng phải nghiêm túc sửa ngay, không cho trẻ xem tivi, máy tính quá nhiều vì làm cung phản xạ nghe nói gián đoạn, lúc đó sẽ hình thành phản xạ nhìn - nói, làm hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đặc biệt, khi trẻ bị cảm, cần quan tâm đến tổn thương tai ở trẻ, điều trị ngay và thông nhĩ, vá nhĩ sớm để phục hồi chức năng nghe - nói của trẻ.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top