Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bình Phước nỗ lực giảm thiểu hôn nhân cận huyết thống, mở rộng mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân

Chủ nhật, 13:23 18/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tại Bình Phước, mở rộng mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, mô hình "Can thiệp giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" ở vùng sâu, vùng xa đang được triển khai có hiệu quả.

Lợi ích từ khám sức khoẻ tiền hôn nhân

Ở các nước phát triển, khám sức khỏe tiền hôn nhân là một việc làm bắt buộc. Bởi đây là một việc làm mang lại lợi ích lớn không chỉ về sức khỏe sinh sản nói riêng mà còn cả thể chất lẫn tinh thần cho cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng tương lai.

Đây là những việc rất cần thiết, để giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm nhiều căn bệnh nguy hiểm, tránh được các hệ lụy không đáng có trong cuộc sống vợ chồng và tương lai của con cái sau này.

Trong khoản 1, điều 23 của Pháp lệnh Dân số cũng có nêu "Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn". Từ năm 2003, Tổng cục DS-KHHGĐ đã triển khai thí điểm thành công mô hình cung cấp kỹ năng, kiến thức cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên trước khi bước vào cuộc sống gia đình. Từ năm 2013, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai các hoạt động mô hình với tên thống nhất là "Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân".

Bình Phước nỗ lực giảm thiểu hôn nhân cận huyết thống, mở rộng mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân - Ảnh 1.

Đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, việc tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân lại càng gặp nhiều khó khăn. Ảnh: T. L

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cặp đôi trong độ tuổi kết hôn, độ tuổi sinh sản chưa thực sự coi trọng vấn đề này. Đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, việc tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân lại càng gặp nhiều khó khăn. Một phần do nhận thức chưa thấy hết tầm quan trọng và những nguy cơ khi không tư vấn, sàng lọc trước sinh; một phần do phong tục tập quán lâu đời nên việc tuyên truyền, vận động chưa phát huy hiệu quả và đạt được chỉ tiêu đề ra, dẫn đến vẫn có những đứa trẻ sinh ra bị hội chứng Down, dị tật bẩm sinh, tăng động, tự kỷ…

Để nâng cao chất lượng sinh sản, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Bình Phước liên tục tổ chức các lớp tập huấn tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân cho các cán bộ chuyên trách dân số, y tế của 2 thị xã Phước Long, Bình Long, huyện Đồng Phú, TP. Đồng Xoài và 20 xã, phường trên địa bàn tỉnh.

Các học viên thực hành mô hình tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân để vận dụng tại cơ quan, đơn vị cơ sở nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản, những thay đổi về cơ thể, tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên, thanh niên. Từ đó giúp các đối tượng là vị thành niên, thanh niên nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục an toàn, từng bước nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Hiệu quả từ mô hình già làng, trưởng bản và "cô đỡ"

Nhiều năm qua, ghi nhận thực tế tại các vùng núi dân tộc thiểu số cho thấy, vai trò của già làng trưởng bản và các cô đỡ thôn bản đang được coi là mô hình hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng dân số cũng như làm thay đổi phong tục tập quán của đồng bào. 

Các cô đỡ thôn bản không phải chỉ có nhiệm vụ "đỡ đẻ" mà còn hoạt động "đa năng" trên nhiều lĩnh vực. Từ tư vấn, hướng dẫn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ về sức khoẻ sinh sản) trong đó có việc tư vấn khám sức khoẻ tiền hôn nhân), đến việc vận động nuôi con bằng sữa mẹ. Thời gian gần đây, khi tình hình dịch COVID-19 bùng phát, các cô đỡ thôn bản còn tham gia với chính quyền địa phương tuyên truyền, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch.

Bình Phước nỗ lực giảm thiểu hôn nhân cận huyết thống, mở rộng mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân - Ảnh 2.

Tuyên truyền về việc chống tảo hôn là rất cần thiết ở trường học, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: T.L

Không chỉ nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em, cô đỡ thôn bản còn giúp bà con đẩy lùi và xoá bỏ tập tục tập quán kết hôn cận huyết thống. Ở xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, Bình Phước đang từng bước đẩy lùi và xoá bỏ tập tục này.

Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc, là hôn nhân giữa các cặp vợ chồng trong cùng một họ hàng, hay nói cách khác là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ. Trên thực tế là hôn nhân giữa con cô - con cậu; con dì - con già; con chú - con bác.

Gia đình chị Thị Bru và anh Điểu Wat ở thôn 1, xã Đường 10, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước là một trong số nhiều trường hợp điển hình cho hệ luỵ xuất phát từ tình trạng hôn nhân cận huyết thống.

Ngày lấy chồng, chị Bru không đăng ký kết hôn nên các con chị sinh ra không có giấy khai sinh và đều không được đến trường do nghèo khó. Cả 5 lần mang thai, chị Thị Bru không đi khám, không chích ngừa uốn ván, sinh tại nhà và các con chưa từng được tiêm chủng. Vì lo làm quanh năm mà cũng không đủ trang trải cuộc sống gia đình không có tiền, bản thân chị không biết ngừa thai, không có điều kiện cho con đi học.

Trước thực trạng này, ngành dân số Bình Phước đã đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng dân số giúp người dân tiếp cận, áp dụng các biện pháp tránh thai và tự nguyện làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh, sơ sinh; mở rộng mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, mô hình "Can thiệp giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" ở vùng sâu, vùng xa đã được triển khai có hiệu quả.

Theo đó, đội ngũ cộng tác viên dân số - KHHGĐ thôn, ấp đến xã tuyên truyền vận động, tư vấn cụ thể cho người dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Chị Thị Bru được cộng tác viên dân số hướng dẫn các biện pháp tránh thai bằng bao cao su, thuốc uống tránh thai, đặt vòng, tuyên truyền tờ rơi… Nội dung, hình thức tuyên truyền hiện cũng được đổi mới sáng tạo và thiết thực hơn, gắn với lồng ghép dịch vụ KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Bình Phước nỗ lực giảm thiểu hôn nhân cận huyết thống, mở rộng mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân - Ảnh 3.

Cán bộ y tế, dân số hướng dẫn chị em dân tộc thiểu số các biện pháp tránh thai, đảm bảo sức khoẻ sinh sản. Ảnh: T.L

Bác sĩ Trần Đức Hoà, Trưởng phòng Dân số -KHHGĐ, Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng cho biết: "Công tác dân số trên địa bàn huyện Bù Đăng đạt kết quả tốt đẹp đặc biệt duy trì ổn định mức sinh, biện pháp tránh thai, nâng cao chất lượng dân số, hôn nhân cận huyết thống đạt kết quả đáng kích lệ. Phòng Dân số chủ động tăng cường tuyên truyền nâng cao chất lượng công tác dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện".

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030. Chương trình trên được thực hiện trên cả nước với mục tiêu chung nhằm phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

Chương trình phấn đấu đến năm 2030, 90% cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn và giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh) ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 70% năm 2030.

Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh) ít nhất 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 90% năm 2030. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm, cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 90% năm 2030.

Hôn nhân cận huyết thống đã và đang xảy ra trong cộng đồng các dân tộc ít người ở Tây Nguyên và các tỉnh vùng núi phía Bắc. Trẻ em sinh ra từ các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh - Thalassemia.

Ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên phổ biến nhất là hôn nhân con cô - con cậu, tức là hôn nhân giữa con của anh hoặc em trai với con của chị hoặc em gái. Hôn nhân cận huyết thống còn phổ biến ở nhiều vùng, nhiều dân tộc. Đáng báo động nhất là một số dân tộc vùng cao, vùng sâu như Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê đê, Chu Ru, đặc biệt là các dân tộc Si La (Điện Biên, Lai Châu), Lô Lô, Pu Péo (Hà Giang), Rơ Mân, Brâu (Kon Tum) là những dân tộc chỉ có dân số dưới 1.000 người đang có nguy cơ suy giảm giống nòi do tình trạng hôn nhân cận huyết.

Minh Nhật

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Top