Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí quyết tránh viêm nhiễm phụ khoa khi thời tiết nồm ẩm

Thứ năm, 09:41 09/03/2017 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Các tỉnh phía Bắc đang trong những ngày mưa dầm kèm thời tiết nồm ẩm khá khó chịu - Đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều virus, vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa... Đây cũng là thời điểm “vàng” sinh sôi, nảy nở của các loại nấm mốc ký sinh, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, nhất là đối với chị em. Làm cách gì để phòng tránh?

Các chuyên gia khuyến cáo, cần giữ cơ thể sạch sẽ, phơi quần áo thật khô để tránh nhiễm bệnh khi trời nồm. Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyến cáo, cần giữ cơ thể sạch sẽ, phơi quần áo thật khô để tránh nhiễm bệnh khi trời nồm. Ảnh minh họa

Nỗi ám ảnh khó nói khi thời tiết "đỏng đảnh"

Phải xin nghỉ làm 2 ngày nay vì bụng đau ì ạch, cơ thể nhức mỏi, chị Phạm Thị Hòa (ở Ứng Hòa, Hà Nội) cho biết, bản thân đang mang thai đứa con đầu lòng được gần 3 tháng nên sức khỏe có phần giảm sút, do đó, khi thời tiết bắt đầu chuyển sang nồm ẩm, chị “ngã” bệnh liền.

Theo lời chị Hòa, ban đầu là những cơn hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng, sau đó đau bụng đi ngoài. Vì đang trong thời kỳ mang thai nên chị Hòa không dám sử dụng bất cứ loại thuốc nào, chỉ uống bổ sung nước, ăn hoa quả và nghỉ ngơi. Đến ngày thứ 2, chị dường như không nhấc nổi người vì toàn thân ê ẩm. Nằm trong phòng kín gió nhưng chị vẫn thấy cơ thể ớn lạnh, cảm giác ngột ngạt khó thở.

“Mọi năm, tôi cũng rất ngán kiểu thời tiết nồm ẩm này, làm gì cũng thấy bất tiện. Quần áo phơi đến 2-3 ngày chưa khô. Đã thế, khi khô còn có mùi rất khó chịu. Ăn uống chẳng còn cảm giác ngon miệng, mà sơ sẩy phát là “dính” tiêu chảy ngay. Đúng là thời tiết “đỏng đảnh” khiến con người cũng uể oải theo”, chị Hòa thở dài.

Chị Hòa cho biết thêm, vài năm trước, sau mùa mưa nồm, một người bạn của chị đã phải tìm gặp bác sĩ sản khoa để chữa viêm nhiễm “vùng kín”. Nguyên nhân là, nhà chị này điều kiện kinh tế eo hẹp, phải đi thuê trọ ở khu nhà giá rẻ ngoại thành Hà Nội. Vì không có điều kiện mua máy giặt, máy sấy để hong khô quần áo nên trong suốt thời gian mưa ẩm kéo dài năm đó, chị này thường xuyên phải mặc quần áo khi còn ẩm, khiến các loại vi khuẩn, nấm mốc có cơ hội phát triển.

“Sau khi làm các xét ngiệm, bác sĩ kết luận chị ấy bị nấm âm đạo, phải đặt thuốc để chữa, đồng thời phải “kiêng” gần gũi với chồng trong một thời gian dài. Rút kinh nghiệm từ lần đó, đến mùa nồm năm sau, chị bạn tôi tức tốc bớt ăn bớt tiêu để mua một chiếc máy sấy quần áo. Chị ấy bảo, có chết cũng không dám mặc quần áo ẩm lên người nữa, nhất là trong mùa nồm để rước bệnh vào người”, chị Hòa kể lại.

Ăn uống đảm bảo và giữ vệ sinh sạch sẽ

Liên quan đến các bệnh dễ mắc phải trong những ngày mưa ẩm kéo dài, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, thời tiết nồm ẩm kéo dài là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn, nấm mốc phát triển, trong đó, trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ mắc bệnh do sức đề kháng kém.

Đối với trẻ nhỏ, các bệnh hay gặp là nhóm bệnh viêm đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, ho… Bên cạnh đó, tiêu chảy cũng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em trong những ngày nồm ẩm. Nguyên nhân là do thời điểm này các loại nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh dễ phát tán trong không gian, xâm nhập vào đồ ăn, nước uống của trẻ, do đó, nếu ăn phải các loại thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với các dụng cụ nhiễm bẩn, nguy cơ trẻ bị tiêu chảy rất cao. Nguy hiểm nhất là những trường hợp khi trẻ bị tiêu chảy nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời, dễ dẫn tới tình trạng mất nước kéo dài và có thể dẫn tới tử vong.

Bên cạnh đó, trong tiết trời nồm ẩm, các loại thực phẩm nếu không được bảo quản cẩn thận sẽ sản sinh ra các loại nấm như nấm xanh. Chúng chứa chất aflatoxin - chất cực độc đối với sức khỏe con người. Ngoài việc gây ngộ độc cấp tính, độc tố aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan.

Đối với phụ nữ, BS Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế Thái Hà, Hà Nội) cho biết, những ngày nồm ẩm, quần áo của chị em, đặc biệt là đồ lót nếu không được phơi khô, khi mặc lên người sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển, gây hại cho “vùng kín”. Các chứng bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường dễ mắc phải nhất là nấm, viêm âm đạo, nấm âm đạo, nấm Candida… Dấu hiệu thường thấy của hầu hết các chứng bệnh viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng ngứa ngáy ở “vùng kín” và khu vực xung quanh. Ngoài biểu hiện đó, còn có thể mắc phải các triệu chứng như xuất hiện nhiều khí hư, dịch đặc quánh, có màu sắc lạ…

Theo PGS. TS Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, viêm nhiễm vùng kín không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt và các hoạt động hàng ngày, mà còn có thể lây lan vào bên trong cơ thể và dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể mắc phải các căn bệnh nguy hiểm hơn, bị bội nhiễm do vi trùng, dẫn đến viêm nhiễm vùng chậu, viêm nhiễm và làm tắc ống dẫn trứng. Các căn bệnh này rất dễ dẫn đến vô sinh và thậm chí còn ảnh hưởng tới tính mạng khi có biến chứng.

Để phòng tránh các bệnh dễ xảy ra trong mùa nồm ẩm, các chuyên gia khuyến cáo, mỗi gia đình cần giữ không gian thoáng mát, sạch sẽ trong những ngày mưa ẩm. Có thể sử dụng điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm để làm giảm độ ẩm trong phòng. Với những gia đình ở nông thôn không có điều kiện, nên dùng khăn khô lau sàn để giữ cho căn phòng luôn sạch sẽ. Bên cạnh đó, thường xuyên vệ sinh thân thể và đồ dùng trong nhà. Quần áo cần phơi khô hẳn trước khi mặc để tránh nấm mốc phát triển và các bệnh ngoài da; duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng tránh bệnh tật.

BS Lê Thị Kim Dung khuyến cáo, phụ nữ nên thường xuyên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, hoặc các loại dung dịch phụ nữ để tránh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, không tùy tiện sử dụng những loại dung dịch có tính diệt khuẩn mạnh, nhất là đối với phụ nữ mang thai để tránh gây hại cho âm đạo. Bên cạnh đó, với những chị em trong thời kỳ kinh nguyệt, không nên sử dụng một miếng băng cho cả ngày. Tốt nhất, 5-6 tiếng nên thay băng một lần để đảm bảo vệ sinh, tránh các loại vi khuẩn, nấm có cơ hội phát triển.

Bảo quản thực phẩm mùa nồm

- Chọn thực phẩm tươi sống, không mua các loại đồ ăn chế biến sẵn bán ở ngoài vỉa hè, lề đường.

- Đồ ăn chưa dùng đến, cần bảo quản trong tủ lạnh để đảm bảo độ tươi ngon.

- Thực phẩm đã nấu chín không được để qua đêm bên ngoài. Nên bảo quản trong tủ lạnh (tối đa là 2 ngày).

- Thực hiện ăn chín, uống sôi. Các loại đồ ăn, nhất là thức ăn cho trẻ phải chế biến kỹ, tránh lây lan của vi khuẩn.

- Khi chế biến hay dọn bàn ăn, cần che đậy cẩn thận, tránh ruồi nhặng gây bệnh.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Top